“Không oán trách” cha mẹ là biểu hiện của người con có hiếu
(trithucvn.net)
(Hình minh họa: Qua Kiplinger.com)
Trong muôn vàn cái khổ thì cái khổ vì con cái là cái khổ trải dài
trong nhiều năm tháng nhất. Là người con, hãy sống cho trọn chữ “hiếu”, hãy tận
tâm chăm sóc cha mẹ của mình và mỉm cười với họ, đừng để đến lúc “con muốn
phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”!
Cổ nhân giảng: “Bách thiện hiếu vi tiên”,
nghĩa là trong trăm việc thiện thì hiếu thảo là đứng đầu. Trong cuộc sống hàng
ngày, kỳ thực, hiếu thảo thể hiện ở những điều rất đỗi đơn giản.
Làm một người con, nếu có thể làm được “5 không oán” thì đã là thể
hiện của lòng hiếu thảo rồi. Làm cha mẹ nếu có thể làm được “7 không trách” thì
đó vừa là thể hiện của tình yêu thương, vừa thể hiện của lòng tôn trọng con
cái. Trong gia đình, con “5 không oán”, cha mẹ “7 không trách” thì gia đình ấy
tất sẽ không chỉ hòa thuận mà còn có gia phong nề nếp và hưng thịnh.
Làm con “5 không oán trách” cha mẹ là thế nào?
1. Không oán trách cha mẹ không có năng lực
Đừng oán trách nói cha mẹ phải là người như thế này thế kia, hãy
tiếp nhận. Cha mẹ dù thế nào cũng là cha mẹ của mình.
(Hình minh họa: Qua Chinazhaokao.com)
Khả năng của con người là có hạn, vì thế nếu có điều gì cha mẹ
không làm được cũng là chuyện bình thường. Cha mẹ cho ta sinh mạng, lại vất vả
bao năm để nuôi dưỡng chúng ta nên người, bởi vậy xin đừng bao giờ oán trách
cha mẹ không có năng lực, tài cán, không thể cho con cuộc sống tốt hơn. Hãy
trân trọng và yêu thương cha mẹ bằng tất cả tấm lòng.
2. Không oán trách cha mẹ hay cằn nhằn
Chỉ có người thật sự yêu thương mình mới “dài dòng” mà chỉ bảo,
khuyên nhủ mình mà thôi. Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của mỗi
người chúng ta, bởi lẽ rất nhiều chặng đường ta đang đi, cha mẹ đều đã từng
trải qua. Với những kinh nghiệm sống của mình, cha mẹ luôn mong có thể chia sẻ
để giúp con trở nên tốt hơn, vì thế mới hay “dài dòng” cằn nhằn, nhắc nhở.
(Ảnh: Internet)
3. Không oán trách cha mẹ mắng
mình
Cha mẹ thường trách mắng vì không bằng lòng với tình trạng hiện
tại của con cái. Bất cứ người làm cha, làm mẹ nào cũng mong con mình ngày một
tiến bộ, giỏi giang để sau này có thể sống no đủ, thoải mái. Cha mẹ có trách
mắng cũng vì không muốn ta mắc phải sai lầm họ từng mắc, lãng phí tuổi trẻ vào
những thú vui vô bổ sẽ làm ta hối hận sau này.
4. Không oán trách cha mẹ chậm chạp
(Hình minh họa: Pixabay.com)
Khi tuổi ngày một nhiều hơn, việc đi lại tự nhiên cũng sẽ không
còn linh hoạt, thần trí cũng không được minh mẫn như trước nữa. Nếu ngày ấy
đến, xin bạn đừng chê trách cha mẹ phiền phức, chậm chạp. Hãy nghĩ đến thuở ta
còn thơ bé, cha mẹ đã luôn kiên nhẫn dạy ta từng bước đi, chăm sóc ta từng li
từng tí như thế nào.
5. Không oán trách cha mẹ ốm yếu
Lúc cha mẹ sinh bệnh, con cái có thể phụng dưỡng cha mẹ được
bao nhiêu? “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể”, vậy thì cớ sao “con nuôi
cha mẹ lại kể tháng kể ngày”?
Một ngày khi bố mẹ đã già, bạn phải chăm sóc họ, giống như khi họ
chăm sóc bạn khi bạn còn nhỏ.
(Ản]h qua NTDTV)
Sinh, lão, bệnh, tử đời này có ai tránh khỏi? Vì vậy, cha mẹ già
cả ốm đau cũng là chuyện thường tình. Hơn nữa, khi con cái dần dần lớn lên, cha
mẹ sẽ dần dần già đi cho đến lúc lìa đời. Đó là quy luật tự nhiên.
Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta, cho nên oán giận cha mẹ
không bằng đi hiểu cha mẹ. Nếu đến cha mẹ mình mà còn không bao dung được thì
lấy gì để dung thiên hạ? Trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu, cho nên ngàn vạn lần
đừng mang tâm oán trách cha mẹ!
Làm
cha mẹ: “7 không trách mắng” con cái là như thế nào?
Dạy bảo, trách mắng con cái là điều cha mẹ thường làm khi con sai
trái. Nhưng “trách mắng” như thế nào để con nghe ra, sửa chữa, thấu hiểu được
lòng cha mẹ lại là một nghệ thuật. Trẻ con cũng có lòng tự trọng, tự tôn của
mình, cho nên cha mẹ trách mắng con, cần phải đúng lúc và phù hợp hoàn cảnh.
(Hình minh họa: Pixabay.com)
3. Không trách mắng con vào ban đêm
Đừng trách mắng trẻ trước khi đi ngủ, bởi làm như vậy sẽ
khiến trẻ đem theo cảm giác tủi thân, buồn chán mà chìm vào giấc ngủ. Những
lời trách mắng đó có thể khiến trẻ ngủ không ngon, thậm chí gặp phải những
cơn ác mộng đáng sợ, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm tính của trẻ.
4. Không trách mắng khi con đang vui mừng
Khi con người vui mừng, các kinh mạch trên cơ thể ở vào trạng thái
khai thông tốt. Nếu ngay lúc đó lại bị trách phạt, mắng mỏ thì những ức chế
tinh thần sẽ khiến kinh mạch đột ngột bị bế tắc lại, gây hại cho cơ thể. Chính
vì thế, cha mẹ hãy nhớ đừng mắng khi trẻ đang vui mừng.
5. Không trách mắng con trong bữa ăn
Người ta thường nói: “Trời đánh còn tránh miếng ăn”. Vì vậy, mọi lời phê
bình, trách phạt hãy để sau bữa ăn hãy nói. Nếu không, điều đó không chỉ phá
hỏng không khí bữa cơm gia đình mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cảm giác
ấm cúng trong lòng trẻ.
(Ảnh: Internet)
6. Không trách mắng khi con đang buồn
Những lời phê bình lúc này sẽ chỉ càng làm tâm trạng con bạn xấu
đi, tạo thêm áp lực tinh thần cho trẻ. Những áp lực ấy nếu không được giải tỏa
kịp thời có thể sẽ làm trẻ thêm buồn bã hơn, thậm chí dẫn đến những hậu
quả khó lường.
(Ảnh: bigstockphoto.com)
7. Không trách mắng khi con đang ốm
Lúc ốm đau là khi cơ thể con người ta yếu đuối nhất, tinh thần
cũng mềm yếu, dễ tủi thân nhất. Thay vì trách mắng, điều cha mẹ cần làm là quan
tâm và chăm sóc nhiều hơn đến con cái mình. Đối với bất cứ ai, cảm giác ấm áp,
được yêu thương sẽ có tác dụng hơn bất cứ phương thuốc nào trên đời.
An Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét