Làm thế nào khi phát hiện ra con mình hay
bắt nạt người khác?
(trithuc.net)
Đối với các bậc phụ huynh, việc phát hiện ra con mình hay bắt nạt
người khác là một điều rất đáng buồn. Nếu điều đó xảy ra thì bố mẹ cần phải can
thiệp. Trong quá trình giúp con học cách quan tâm và tôn trọng người khác, bố
mẹ có vai trò rất quan trọng. Đây là bước quyết định để thay đổi hành vi bắt
nạt của con.
Con hay bắt nạt người khác là
như thế nào?
Là khi con bạn cố ý ức hiếp hoặc liên tục gây rối, dọa nạt, uy
hiếp hay làm tổn thương người khác hoặc tài sản, danh dự và địa vị của họ. Việc
bắt nạt thường xảy ra trong thời kỳ dậy thì, trong quá trình trưởng thành, luôn
xảy ra bằng cách này hay cách khác và cũng thường xảy ra khi còn nhỏ.
Có nhiều kiểu bắt nạt, trong đó
bao gồm:
·
Bắt nạt bằng ngôn ngữ – ví dụ như sỉ nhục, uy hiếp, cười cợt hoặc châm chọc người
khác.
·
Dựng chuyện sau lưng – ví dụ như kể những câu chuyện cười tồi tệ sau lưng, lan
truyền tin đồn hoặc cổ vũ bạn bè tẩy chay người nào đó.
·
Bắt nạt trên mạng xã hội – ví dụ như lợi dụng mạng xã hội, điện thoại, internet để ức
hiếp người khác.
·
Bắt nạt về thể chất – ví dụ như xô đẩy, ngáng chân hay đánh đập… người khác.
Những việc làm này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Dù cho nhiều
hành vi bắt nạt là khá nhẹ nhàng như cười cợt khiến người khác không vui chứ
không phải là công kích hoặc tẩy chay tập thể, nhưng mọi sự bắt nạt đều có thể
gây tổn thương, đôi khi mang tính phá hoại và gây hại.
Hiện tượng trẻ hay bắt nạt
người khác:
Nếu bạn nghi ngờ con mình hay bắt nạt người khác, bạn có thể phát
hiện qua một số biểu hiện lạ. Ví dụ như con bạn sẽ:
·
Dùng những điều tiêu cực để nói về một số đứa trẻ khác ở trường.
·
Có tiền, đồ điện tử hoặc những thứ khác không phải của mình.
·
Bí mật dùng thiết bị nhắn tin, bao gồm cả máy tính.
·
Tẩy chay bạn khác trong nhóm bạn v.v…
(Ảnh: bigstockphoto.com)
Những biểu hiện lạ này không có nghĩa nhất định là con bạn đang
bắt nạt người khác. Nhưng bạn có thể trò chuyện với con và tìm ra xem liệu có
phải con có bất cứ vấn đề gì với những đứa trẻ khác trong trường hay không.
Khi biết con bắt nạt người khác, bạn cần phải trò chuyện với con.
Trẻ cần hiểu rằng bạn biết trẻ đang bắt nạt người khác. Bạn phải giải thích rõ
ràng với con rằng dù trong bất cứ trường hợp nào thì bắt nạt người khác cũng
đều là hành vi sai trái.
Tuy nhiên, không phải mọi hành vi bắt nạt đều là cố ý. Một số trẻ
không ý thức được hành vi bắt nạt của mình đang gây tổn thương cho người khác.
Ở trường hợp này, thường khi trẻ nhận ra hành vi của mình là sai và có hại thì
sẽ dừng việc bắt nạt lại.
Hãy nói với con rằng bạn muốn cùng con dừng hành vi bắt nạt người
khác. Hãy trao đổi về nguyên nhân thể hiện ra hành vi bắt nạt của con, cũng như
cùng con thảo luận làm cách nào để sửa đổi và giải quyết vấn đề một cách
hòa ái nhất.
Trẻ cần biết rằng bạn nhìn nhận việc này một cách nghiêm túc, bạn
ủng hộ con sửa đổi hành vi của mình.
Vai trò của bố mẹ
(Ảnh: shutterstock.com)
– Bố mẹ là tấm gương tốt nhất của con.
Bạn có thể dùng sự tương tác thường ngày giữa bạn và người khác để
dạy con biết tôn trọng, đồng cảm với người khác và chịu trách nhiệm cho những
hành vi của mình.
– Trẻ có thể học từ bố mẹ cách
làm sao để giải tỏa sự tức giận hoặc tâm trạng tiêu cực một cách tích cực và
mang tính xây dựng.
Ví dụ như nếu bạn cảm thấy tức giận bạn có thể nói những câu như: “Bây
giờ bố/mẹ thật sự rất giận. Khi bố mẹ bình tĩnh lại, chúng ta sẽ nói về việc
này, được chứ?”
(Ảnh: Internet)
– Nếu bạn xảy ra xung đột với con hoặc người
khác, đây chính là cơ hội để cho trẻ thấy làm thế nào để giải quyết xung đột
theo một cách mang tính xây dựng.
Ví dụ như hãy thử nghĩ về phản ứng của bạn khi trẻ phá vỡ quy củ
hoặc quấy rầy bạn. Hãy dành thời gian để thảo luận xem đã xảy ra việc gì để trẻ
nghĩ ra nhiều cách giải quyết vấn đề đó. Điều này sẽ khiến trẻ biết rằng có thể
nói ra cảm xúc của mình chứ không cần trực tiếp trút sự bực tức ra ngoài.
– Việc trẻ có hành vi bắt nạt hay không có
liên quan đến cách dạy dỗ của bố mẹ trong gia đình.
Một đứa trẻ sợ hãi bố mẹ có thể sẽ càng dễ đi bắt nạt người khác
để có được cảm giác kiểm soát và quyền lực. Mặt khác, đối với những trẻ ít được
bố mẹ quan tâm cũng dễ bắt nạt người khác. Điều quan trọng là cách dạy dỗ của
bạn vừa không được quá nghiêm khắc lại cũng không được quá dễ dãi đối với con.
(Ảnh: igstockphoto.com)
– Cách anh chị em trong gia đình tương tác với nhau cũng rất quan
trọng.
Việc bắt nạt giữa anh chị em là rất phổ biến, và việc bắt nạt xảy
ra trong gia đình có liên quan rõ rệt với việc bắt nạt ở trường học. Vậy nên
làm cha mẹ, bạn cần quan tâm đến vấn đề này giữa các con và giáo dục các con
một cách đúng đắn.
– Mối quan hệ tích cực trong gia đình có ảnh
hưởng sâu sắc đến khả năng thích ứng và cảm nhận về người khác của trẻ.
Gia đình có quan hệ tốt đẹp giúp trẻ cảm nhận được tình yêu
thương, cảm giác an toàn và xây dựng nên sự tự tôn của trẻ. Giữa con trẻ và bố
mẹ có một mối quan hệ tích cực thì sẽ khó có khả năng xảy ra hành vi bắt nạt
người khác. Bạn có thể đọc thêm những quyển sách về cách xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp tích cực trong gia đình và hãy luôn giữ sự tương tác với con.
(Ảnh: Internet)
Phải làm sao nếu hành vi bắt
nạt vẫn tiếp diễn?
– Hãy trò chuyện với con hoặc nhà trường về sự tác động của bạn bè
xung quanh đối với con.
Đôi khi việc bắt nạt là do chịu ảnh hưởng từ người khác.
– Hãy thử xem trong cuộc sống của trẻ liệu có xảy ra chuyện gì hay
không.
Bắt nạt người khác có thể là cách để kiểm soát cảm xúc của trẻ.
(Ảnh: shutterstock.com)
– Hãy xem liệu trong gia đình trẻ có thường xuyên tiếp xúc với
những việc như tranh luận, xung đột hoặc vấn đề về quan hệ gia đình hay không.
Một số trẻ bắt chước hành vi bắt nạt của bố mẹ.
Một số trẻ cho rằng chỉ có thể dùng vũ lực để giải quyết những
việc tiêu cực chứ không thể dùng cách nói chuyện và hợp tác để giải quyết vấn
đề.
– Quan sát những gì mà con đang xem.
Liệu có phải trẻ tiếp xúc với những hành vi bạo lực hoặc những
hình ảnh không phù hợp trên TV, trò chơi điện tử hoặc trên mạng hay không? Trẻ
xem quá nhiều những hình ảnh bạo lực sẽ cho rằng đây là hành vi và cách giải
quyết vấn đề của người lớn.
(Ảnh: Internet)
– Hãy suy nghĩ về cách bạn nói chuyện với con.
Có phải là trẻ dùng hành vi bắt nạt để thể hiện sự tức giận và nỗi
buồn của mình hay không? Việc trò chuyện với con hoặc giáo viên ở trường về
những vấn đề này có thể sẽ có tác dụng. Hãy cho con nhiều cơ hội để học cách
dùng phương pháp trò chuyện tích cực, cởi mở để giải quyết vấn đề.
(Ảnh: Internet)
– Hãy xem xét kỹ năng giao tiếp của trẻ.
Trẻ bắt nạt người khác liệu có phải là vì trẻ không biết làm thế
nào để tương tác một cách phù hợp với người khác hoặc không biết làm sao để kết
bạn hay không?
Để giải quyết những vấn đề trên, các bậc cha mẹ cần xây dựng cho
con mình một tính cách tích cực, mềm dẻo và có một phương pháp giáo dục con
đúng đắn.
Thanh Trúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét