Mệt mỏi Mệt mỏi Mệt mỏi
(BS Hồ Ngọc Minh)
Có
bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi từ trong tâm hồn đến thể xác? Đời có lúc vui lúc
buồn, lúc lên lúc xuống, nhưng, có một số người dường như lúc nào cũng cảm thấy
mệt mỏi, ngày nào cũng như ngày ấy.
Theo
cơ quan phòng chống bệnh tật CDC, Centers for Disease Control của Mỹ, có khoảng
15% phụ nữ và 10% đàn ông rơi vào tình huống thường xuyên bị mệt mỏi. Nếu bạn
nằm trong số nầy, xin đừng vội vàng tham khảo với “bác sĩ Google”, vì chỉ làm
cho bạn mệt mỏi thêm mà thôi, khi đọc những lý do nêu ra, liên quan đến những
chứng bệnh trầm trọng, hiểm nguy.
Trên
thực tế, một trong những lý do thông thường nhất gây ra mỏi mệt là chứng mất
ngủ. Cũng theo cơ quan CDC, có khoảng 30% đến 50% người Mỹ không ngủ ngon giấc
hay không ngủ đủ giấc 7 tiếng mỗi đêm. Trong trường hợp phụ nữ có con, khả năng
bị mất ngủ và mỏi mệt tăng theo số con. Đó là lý do tại sao phụ nữ dễ bị mỏi
mệt hơn các ông.
Một
lý do khác đưa đến mỏi mệt là chứng “sleep apnea”, nghẹn thở trong khi ngủ.
Người bị chứng sleep apnea, thường hay ngáy to hay ngáp không khí trong khi ngủ
mê. Vì ngủ không ngon giấc, thiếu hụt dưỡng khí, bệnh nhân dễ bị mệt mỏi trong
ngày. Hơn thế, bệnh nhân bị chứng sleep apnea, thường dễ bị tăng nguy cơ bệnh
tim mạch.
Một
số người bị mệt mỏi do thiếu máu vì mất máu kinh niên, thí dụ như phụ nữ ra
kinh nhiều khi hành kinh, dễ bị thiếu máu. Một số trường hợp bị chảy máu đường
ruột, ung thư ruột già cũng làm cho thiếu máu. Hoặc, ung thư các loại, suy dinh
dưỡng cũng gây ra mệt mỏi.
Bệnh
tiểu đường cũng là một nguyên nhân của mệt mỏi, thường thường đi đôi với triệu
chứng khát nước và đi tiểu nhiều. Tương tự, bệnh suy tuyến giáp cũng làm cho
mệt mỏi, nhưng thường đi đôi với các triệu chứng như khô da, táo bón.
Cuối
cùng, mệt mỏi cũng có mối liên hệ đến bệnh trầm cảm, sợ hãi vô cớ, hay bị
stress, áp lực từ cuộc sống.
Trong
trường hợp mệt mỏi kinh niên không có lý do giải thích thoả đáng, khi mà các
thử nghiệm đều không có dấu chứng bị bệnh gì cả, nguyên nhân có thể là hội
chứng mệt mỏi kinh niên, chronic fatigue syndrome.
Mệt
mỏi kinh niên là một hội chứng bệnh bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau như mất
ngủ kinh niên, đau nhức bắp thịt và khớp xương, đau cuống họng, nhức đầu, và
mất trí nhớ. Một số người lúc nào cũng cảm thấy trí óc mù mờ, thiếu minh mẫn,
khó tập trung tư tưởng. Người bị bệnh, dường như, một ngày như mọi ngày, đều bị
mệt mỏi, thiếu năng lực thể xác cũng như trí tuệ. Theo định nghĩa, một bệnh
nhân có các triệu chứng trên đây kéo dài trên 6 tháng, được xem là bị mệt mỏi
kinh niên. Từ lâu, vì không có một thử nghiệm nào có thể minh chứng cho tình trạng
mệt mỏi kinh niên, tình trạng nầy được xem là bệnh tưởng tượng hay bệnh ảo. Gần
đây, y khoa đã công nhận đây là một hội chứng bệnh có thật. Ở Mỹ, theo ước
tính, có khoảng từ 850,000 đến 2.5 triệu người bị mệt mỏi kinh niên.
Tình
trạng mệt mỏi kinh niên có liên hệ đến sự suy nhược sức đề kháng nhưng người ta
lại không biết nguyên nhân tại sao. Trước đây người ta cho rằng một số nhiễm
trùng siêu vi như Epstein-Barr virus có thể là nguyên nhân, nhưng điều nầy
không còn đúng nữa. Stress trong tâm trí do áp lực đời sống hay stress về thể
xác có thể làm cho bị mệt mỏi kinh niên nếu cội nguồn của stress không được
giải quyết.
Tuy
rằng tình trạng mệt mỏi kinh niên hiện nay không có thuốc chữa, nhưng mệt mỏi
ngắn hạn rất có thể chỉ vì bị burn out, “cháy bóng” tạm thời. Một số biện pháp
có thể phòng chống tình trạng burn out như sau:
1.
Ngủ đầy đủ. Nên tập đi ngủ đúng giờ, kể cả cuối tuần. Mỗi buổi tối nên để
dành khoảng thời gian để suy gẫm chuyện trong ngày và lo công chuyện cho ngày
kế tiếp. Sau đó thì “quẳng gánh lo” đi và tập thiền, trước khi đi ngủ. Không
nên sử dụng computer, check e-mail, xem facebook, hay xem ti-vi trước giờ đi
ngủ. Tránh uống rượu cho dù là rượu vang trước giờ ngủ.
2. Nên uống nước đầy đủ. Thiếu nước, cho
dù ít ít, cơ thể sẽ thiếu năng lực hoạt động. Khi máu bị khô nước, trên lý
thuyết, sẽ đặc hơn. Điều nầy khiến trái tim phải làm việc cực nhọc hơn, oxygen
cũng như chất bổ không đến các tế bào nội tạng cũng như bắp thịt được hữu hiệu.
3. Tập thể dục thể thao đều đặn.
4.
Có nhiều bạn bè. Vun xới cho tình bạn, tình yêu.
5.
Không nên đòi hỏi quá đáng, khắc khe với chính mình. Nên chấp nhận
khiếm khuyết giới hạn của mình, cũng như chấp nhận sự thất bại, điều rủi ro xảy
đến.
6.
Không nên giận chính mình đã đành, mà cũng không nên giận người khác. Giận dữ chỉ làm cho
mọi người trong quan hệ buồn phiền, sỡ hãi vô cớ.
7.
Không nên bơm chuyện nhỏ thành to, chuyện đơn giản biến thành chuyện đại sự.
Ngược lại nên xé nhỏ những chuyện lớn ra thành những mảnh nhỏ để dễ ứng phó.
8.
Có đôi khi, phải tập trả lời “KHÔNG”. Bạn không thể làm vừa lòng mọi người. Có thể
bị xem là ích kỷ, nhưng bạn phải sống cho chính mình trước thì mới giúp được
thiên hạ sau.
B.S. Hồ Ngọc Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét