‘Ngạo mạn’ và ‘Thiên kiến’
là nhược điểm lớn của nhân tính
(Thứ
tư, 07/06/2017-trithuc)
(Hình minh họa: Qua climbingchurch.ru)
Trong “Tam tự kinh” viết:
“Nhân chi sơ tính bản thiện”. Đó là để nói rằng con người khi mới sinh ra chưa
chịu ô nhiễm bởi những thứ bên ngoài cho nên bản tính là thuần thiện.
Nhưng sống trong một xã hội
ô nhiễm, con người dần dần mất đi bản tính tự nhiên mà trở nên bất thuần thiện.
Trong bản tính của con người, có một nhược điểm lớn đó là “Tư” (ích kỷ, cá
nhân). Con người bởi vì “tư” mà sinh ra ngày càng nhiều các chủng tâm không tốt
như đố kỵ, tư lợi, tranh đấu…, trong đó còn có một chủng tâm dễ phạm phải là kiêu
căng, ngạo mạn.
Ngạo mạn và thiên kiến là
nhược điểm của nhân tính
Phàm là người ngạo mạn
thường tự đề cao mình, tự cho rằng bản thân mình có một ưu thế , điểm mạnh nào
đó hơn người khác. “Ưu thế” này có thể thuộc về tinh thần, cũng có thể thuộc về
vật chất. Người ngạo mạn bất giắc đặt mình ở trên cao, dùng ánh mắt “hơn người”
để đánh giá thế giới và người khác. Biểu hiện bên ngoài của người này, bất luận
là khiêm tốn thanh cao, hay cuồng vọng tự phụ, thì bản chất đều là đề cao bản
thân mình, xem thường người khác.
Trong cuộc sống hàng
ngày, chúng ta thường nghe thấy những câu nói như: “Bạn không hiểu tôi, tôi
không trách bạn!” Những lời này, thoạt nghe trên bề mặt thì thuộc loại khoan
dung, khoáng đạt nhưng thực chất lại ẩn chứa sự ngạo mạn. Bởi vì từ lời nói có
thể thấy, người phát ngôn vẫn truy cầu người khác phải hiểu mình, vẫn bảo vệ
quan điểm của mình, chưa buông bỏ xuống được. Khi quan điểm của mình chưa được
người khác tiếp nhận hoặc lý giải thì điều biểu hiện ra vẫn là một chủng tâm lý
cao ngạo. Đây đều là thể hiện của cái “tư” (ích kỷ).
Trong “Đạo đức kinh”, Lão
Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy”. Thiện thực sự phải giống như nước, có tính
bao dung như nước. Bởi vì nước làm lợi cho vạn vật, làm cho vạn vật tươi tốt
nhưng lại không tranh. Người ngạo mạn chính là thiếu tấm lòng bao dung, muốn chứng
tỏ mình, cường điệu mình mà sinh ra tâm tranh đấu, tranh giành hơn thua.
“Ngạo mạn” còn sinh ra
“thiên kiến” (cái nhìn thiên lệch, cố chấp). Bản chất của người ngạo mạn là muốn
bảo vệ chính mình, chứng tỏ bản thân. Cho nên, trong cách nhìn, cách nghe, cách
nghĩ và cách nói của người ấy sẽ mang theo một chút quan niệm chủ quan của bản
thân. Vì thế mà không thể nhìn nhận, đánh giá bản chất sự vật, sự việc một cách
khách quan, toàn diện được. Đây chính là “thiên kiến”.
Khổng Tử giảng: “Tam nhân
hành, tất hữu ngã sư”, tức là ba người đi cùng thì tất sẽ có người làm thầy của
ta. Cho nên, nếu một người vì ngạo mạn mà bài xích ý kiến của người khác thì
chính là đang giới hạn chính bản thân mình.
Bất luận một người có học
thức cao hay thấp, thành tựu lớn hay nhỏ, nếu còn vì người khác không hiểu được
ý của mình mà sinh ra tâm oán giận, không vui, khi không được người khác chú ý
thì tỏ ra khó chịu hoặc nhìn thấy người khác còn chưa bằng mình mà có cái nhìn
khinh rẻ thì đó vẫn là một người mang theo thiên kiến.
Trí giả thực sự nhất định
là người khiêm tốn, hạ mình mà tôn người, đó mới chính là người lương thiện
chân chính.
Mỗi người cần phải tu bỏ
tâm ngạo mạn
Dương Chu là một triết
gia nổi tiếng, sống vào thời Xuân Thu. Thời trẻ, Dương Chu là người vô cùng cao
ngạo nên rất nhiều người không muốn tiếp xúc và ở bên cạnh ông ta.
Có một lần, Dương Chu phải
đi tới một địa phương ở phía nam. Vào thời điểm ấy, Lão Tử cũng đi sang nước Tần.
Vì thế mà hai người họ gặp nhau ở giữa đường.
Lão Tử khi gặp Dương Chu
cao ngạo thì ngửa mặt lên Trời than rằng: “Trước kia, ta nghĩ ngươi là người có
thể dạy dỗ được, nhưng sau khi gặp ngươi thì mới biết ngươi là người không thể
dạy dỗ được!” Nói xong, Lão Tử vội vàng đi ngay.
Không lâu sau, Dương Chu
đến đất Đại Lương và biết Lão Tử cũng đang ở đó. Dương Chu muốn đến bái kiến
Lão Tử. Ông ta để giày ở ngoài cửa, quỳ từ cửa vào đến chỗ trước mặt Lão Tử rồi
vô cùng cung kính thỉnh giáo: “Đã từ rất lâu rồi, con muốn đến chỗ thầy để thỉnh
giáo. Lần trước giữa đường gặp thầy, thấy thầy đi vội vã cho nên không dám quấy
nhiễu đến thầy. Bây giờ có thời gian, thỉnh xin thầy dạy bảo, con đã làm sai ở
chỗ nào?”
Lão Tử nói: “Ngươi bất luận
là làm việc gì, thì đều bộc lộ ra vẻ kiêu căng ngạo mạn. Đây chính là không
khiêm tốn! Thế thì ai còn dám đến gần ngươi nữa? Người thực sự có đạo đức, khi ở
trong một nhóm người cũng không tự khoa trương bản thân mà luôn khiêm tốn cho
mình thấp kém. Ngươi nếu có thể làm được như vậy là được rồi!”
Nghe Lão Tử nói xong,
Dương Chu lập tức trở nên nghiêm khắc với bản thân, nói với Lão Tử: “Con nhất định
sẽ làm theo lời dạy của thầy!”
Dương Chu tạ ơn Lão Tử rồi
trở về quán trọ, nơi mà ông ta đang ở. Khi Dương Chu vừa bước vào quán trọ thì
cả chủ quán và những người khách khác đều bất ngờ về thái độ vô cùng khiêm tốn
của ông, khác hẳn với lúc ông ta vừa đến quán trọ này. Thế là, mọi người trong
quán trọ, ai nấy đều vừa cười và nói chuyện với ông ta, còn nguyện ý ở cùng
nhau.
Dương Chu cảm thấy rất kỳ
lạ về thái độ hoàn toàn khác của mọi người với mình, bèn hỏi người chủ quán trọ.
Người chủ quán trọ nói: ” Lúc ngài vừa tới đây, đầu ngài ngẩng cao mà đi, thái
độ vô cùng cao ngạo, không hỏi han một ai khiến tất cả mọi người đều thực sự sợ
hãi mà tránh xa, không dám tiếp cận với ngài. Bây giờ ngài đột nhiên thay đổi,
trở nên hòa ái dễ gần, bình dị gần gũi. Vì thế, ai cũng nguyện ý tiếp xúc với
ngài.”
Dương Chu nghe những lời
này, hết sức cảm kích, nói: “Chỉ là một lần, một buổi nói chuyện thôi, Lão Tử
đã cải biến ta từ người cao ngạo trở thành người tốt! Thật vô cùng cảm kích!”
An Hòa (dịch và t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét