Triết lý sống của người Do Thái:
“ Cho đi ” là một loại hạnh phúc, càng là một loại biết ơn
Người xưa có câu: “Hành
thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật
vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy
bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thoải mái. Còn nếu như một người
làm việc thiện tuyệt đối không vì điều kiện gì thì trong lòng người ấy chắc chắn
sẽ vô cùng hạnh phúc.
hạnh phúc. (Hình ảnh một người Do Thái đang ngủ trong
lòng một người đàn ông khác. Ảnh: Qua thegioivohinh.com)
Một số người cho rằng, phải
có điều kiện, có tiền bạc mới có thể giúp đỡ người khác, mới có thể cho đi.
Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta không có những thứ vật chất ấy, chúng ta vẫn
có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích.
Đôi khi chỉ một lời nói động
viên khích lệ, một cái nhìn hay một nụ cười ấm áp là chúng ta đã có thể chuyển
một người buồn thành một người vui vẻ. Thậm chí chỉ bằng những cử chỉ nhỏ ấy,
chúng ta đã có thể cảm hóa được một người ác thành người lương thiện hơn.
Tại một số nơi trên thế
giới, người ta không chỉ cho đi một cách tự nguyện mà nó còn được xem là một
“nguyên tắc ngầm” để quy định mọi người.
Câu chuyện của người Do Thái
hạnh phúc
(Hình minh họa: Qua
pinterest.com)
Ở vùng nông thôn của đất
nước Israel, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta sẽ để lại phần hoa
quả ở bốn góc ruộng mà không thu hoạch. Bạn có biết vì sao không? Đó là phần
hoa màu người ta để lại và bất kể ai cũng có quyền hưởng thụ.
Họ cho rằng, chính là Thần
đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều tai nạn nay được sống cuộc sống
yên bình, hạnh phúc. Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ
lòng biết ơn Thần đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay.
Họ làm như vậy vừa là để
báo đáp Thần cũng vừa là để cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang
qua nơi đây.
Hoa màu là bản thân mình
trồng được, giữ lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự chia sẻ,
sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi, chia sẻ là một loại cảm ơn, một loại
hạnh phúc và càng là một loại đạo đức tốt đẹp của con người thế gian.
Ngoài ra, hàng năm, người
Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah (lễ hội ánh sáng) để gợi nhớ về sự sung
túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài có nhiều
nhánh để cắm nến mỗi đêm. Họ vừa thắp nến và vừa cầu nguyện.
Người Do Thái cho rằng sống
với cảm giác sung túc khiến họ giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần. Và từ
xưa đến nay, người Do Thái vẫn luôn được dạy dỗ để tiếp nhận quan niệm này.
Quan niệm sung túc của
người Do Thái còn được thể hiện trong các điều răn, khuyên yêu thương người
khác như yêu chính mình. Đó là bởi vì mỗi người Do Thái đều trải qua sự đau khổ
và kiếp nô lệ, ít nhất là tổ tiên ông bà họ đã trải qua. Nếu không có sự rộng
lượng từ những người hàng xóm, những người lạ mặt, và Chúa Trời thì không ai có
thể tồn tại được.
Vì thế, họ quan niệm rằng,
cho đi đơn giản là việc đúng đắn cần làm, giống như lời dạy của vị giáo trưởng
Maimonides nổi tiếng ngày xưa đã nói: “Không ai nghèo đi khi làm từ thiện cả”.
Câu chuyện ở vùng nông thôn Hàn Quốc
hạnh phúc
(Hình minh họa: Qua
violet.vn)
Nguyên tắc “ngầm” về sự
cho đi này không phải là chuyện “độc nhất vô song” của người Do Thái mà nó cũng
xảy ra ở đất nước Hàn Quốc.
Ở ven đường của vùng nông
thôn phía bắc Hàn Quốc có rất nhiều vườn hồng. Đến mùa thu hoạch, những người
nông dân nơi đây đều để lại những trái hồng chín mọng ở trên cây. Vì thế, những
trái hồng vừa to vừa chín mọng ở trên cây đã tạo thành một con đường có phong cảnh
vô cùng đẹp. Du khách đi qua nơi đây ai cũng trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của con
đường và vẻ quyến rũ của những trái hồng to chín mọng.
Người dân địa phương ở
đây nói rằng, cho dù những trái hồng có to đến cỡ nào đi nữa, có ngon đến cỡ
nào đi nữa, họ cũng lưu lại để làm thức ăn cho chim Hỷ Thước. Vì sao lại có tập
quán như vậy?
Nguyên lai, nơi này là
nơi mà chim Hỷ Thước thường xuyên dừng lại. Mỗi khi mùa đông đến, chim Hỷ Thước
đều kéo đến đây, xây tổ trên những cây hồng và sống sót qua mùa đông giá rét.
Năm ấy, trời đặc biệt lạnh,
tuyết lại rơi rất nhiều. Hàng trăm chú chim Hỷ Thước vì không kiếm được thức
ăn, lại lạnh giá nên trong một đêm mà chết hết.
Mùa xuân năm sau, những
cây hồng ở đây lại nảy mầm xanh non, ra hoa và kết quả. Nhưng đúng lúc ấy, bỗng
nhiên một loại côn trùng không rõ tên từ đâu đến tạo thành một loại dịch họa,
khiến cho năm đó hồng gần như không còn quả nào.
Từ đó về sau, mỗi năm đến
mùa thu – mùa thu hoạch hồng chín, người dân nơi đây lại để lại một số hồng
chín, làm thức ăn cho chim Hỷ Thước ăn qua mùa đông. Những trái hồng trên cây vừa
to vừa ngon, hấp dẫn rất nhiều đàn chim Hỷ Thước đến nơi đây sinh sống qua mùa
đông.
Chim Hỷ Thước dường như
cũng biết ơn con người, đến mùa xuân, chúng không vội vã bay đi mà ở lại bắt
sâu cho cây, cứ như thế năm nào cây hồng cũng cho ra những quả hồng chín mọng
ngon ngọt.
Kỳ thực, cho người khác một
con đường sống, thường thường cũng là cho mình sự hy vọng và cơ hội sinh tồn. Hết
thảy giới tự nhiên, đều là sống dựa vào nhau, nhờ vào nhau mà sống. Cổ nhân
cũng từng dạy: “Nhất vinh câu vinh, nhất tổn câu tổn”, tức là một người vinh
hoa thì tất cả vinh hoa, một người tổn hại thì tất cả tổn hại.
Cho đi là một loại khoái
hoạt, vui vẻ. Bởi vì cho đi không phải là hoàn toàn mất đi, mà là một loại thu
hoạch cao thượng. Cho đi là một loại hạnh phúc, bởi vì cho đi càng có thể khiến
tâm linh mình tốt đẹp. Nếu có thể, hãy nguyện ý cho đi nhiều hơn!
An Hòa (biên dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét