Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

NÓI VỚI CON TIM (2)

NÓI  VỚI  CON  TIM  (2)
(Người chuyển dịch: Trần Mỹ Duyệt)



Chương 2

GẶP GỠ CHÚA GIÊSU

Đọc Về Đức Tin Chưa Đủ

Khi chúng ta tìm [Chúa Giêsu], chúng ta khám phá ra rằng Người đang chờ đợi để đón tiếp chúng ta, để trao cho chúng ta tình yêu của Người. Và điều này là đổ đầy tâm hồn chúng ta với một niềm bồi hồi xao xuyến khiến chúng ta có thể tin tưởng một cách chắc chắn, và đó là cách đức tin của các con phát triển như thế nào - qua việc gặp gỡ với Con Người, qua việc gặp gỡ với Chúa. Một số người sẽ nói, “Không. Tôi thích đọc những sách vở về đức tin!’. Đọc về đức tin cũng quan trọng, nhưng coi đây, tự nó, điều này vẫn chưa đủ! Điều quan trọng là việc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Giêsu, việc chúng ta gặp gỡ của chúng ta với Người, và chính nó đem lại đức tin cho chúng con, bởi vì Người chính là Đấng ban đức tin cho các con!

Tiếng Chúa Giêsu Là Tiếng Nói Độc Nhất

Sự huyền bí của tiếng nói [Chúa Giêsu] là sự thu hút khiến phải đáp trả. Từ trong dạ mẹ của chúng ta, chúng ta học để nhận ra tiếng nói của bà, và của người cha của chúng ta. Từ âm điệu của tiếng nói mà chúng ta cảm nhận được yêu thương hoặc ruồng bỏ, cảm tình hay lạnh nhạt. Tiếng nói của Chúa Giêsu là tiếng nói độc nhất! Nếu chúng ta học để nhận ra nó, Người hướng dẫn chúng ta trên con đường của sự sống, một con đường vượt băng qua ngay cả vực thẳm của sự chết.

Đón Tiếp Chúa Giêsu Như Một Người Bạn

Hãy để Chúa Giêsu Phục Sinh vào trong cuộc đời các con; đón tiếp Người như một người bạn với lòng tin tưởng: Người là sự sống! Nếu cho đến lúc này, các con vẫn giữ khoảng cách với Người, hãy tiến lại gần Người. Người sẽ đón tiếp các con với đôi tay mở rộng. Nếu các con còn hờ hững, hãy chấp nhận may rủi, các con sẽ không phải thất vọng. Nếu theo Người xem như khó khăn, đừng sợ hãi, hãy tin tưởng nơi Người, tin rằng Người ở gần các con. Người ở với các con, và Người sẽ ban cho các con sự bằng an, mà các con đang tìm kiếm, và sức mạnh để sống như Người muốn các con sống.

Tại Sao Lại Thánh Giá?

Tại sao lại Thánh Giá? Tại vì Chúa Giêsu đã mang theo mình sự dữ, vết nhơ, và tội lỗi của cả thế giới, bao gồm tội của chúng ta, và Người rửa sạch nó: Người rửa sạch nó bằng máu của Người với lòng xót thương và tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhìn xem chung quanh: có biết bao nhiêu vết thương đã được gây ra cho nhân loại bởi sự dữ! Chiến tranh, bạo loạn, những khủng hoảng kinh tế khiến chạm đến sự yếu đuối nhất, lòng tham lam tiền của đến nỗi các con không thể mang theo nó và phải bỏ lại.  Khi chúng ta còn nhỏ, ông bà chúng ta thường nói: “chiếc áo quan không có túi”. Yêu thích quyền lực, chia rẽ, hối lộ, tội ác là chống lại đời sống nhân loại, và chống lại sáng tạo! Và, như mỗi người trong chúng ta biết và nhận thức - tội lỗi mỗi người: những sai phạm của chúng ta trong tình yêu và lòng kính mến đối với Thiên Chúa, đối với lối xóm chúng ta, và đối với toàn thể tạo vật. Chúa Giêsu trên thập giá cảm thấy toàn bộ sức nặng của sự dữ, và với sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, Người chiến thắng nó, Người đánh bại nó bằng sự phục sinh của Người. Đây là điều tốt lành mà Chúa Giêsu thực hiện cho chúng ta trên ngai thập giá. Thập giá Đức Kitô ôm ẵm với tình yêu không bao giờ dẫn tới buồn khổ nhưng vui mừng, tới sự vui mừng đã được cứu độ và của việc thực thi một điều nhỏ nhoi những gì Người đã làm trong ngày Người chịu chết.         

Người Đã Hiến Mình “Vì Tôi”

Chúa Giêsu đã tự nguyện hiến mình cho đến chết để cho tình yêu của Thiên Chúa Cha, để hòa trộn tình yêu của Thiên Chúa Cha, trong sự hiệp nhất trọn hảo với ý Ngài, để minh chứng tình yêu Ngài đối với chúng ta. Trên thập giá Chúa Giêsu “đã yêu tôi và hiến mình vì tôi” (Galatians 2:20). Mỗi người trong chúng ta có thể nói: “Người đã yêu tôi và hiến mình vì tôi.” Mỗi người có thể nói thế này “vì tôi”. 

Chúng Ta Là Nơi Người Ngự Trị

Chúa Giêsu đã sống đời thường mỗi ngày như phần lớn con người: Người đã xúc động khi đối diện với đám đông như một bầy chiên không có chủ chăn. Người đã khóc cho sự sầu buồn của Martha và Maria trước cái chết của em hai bà là Lazarô. Ngài đã kêu gọi một người thu thuế làm môn đệ. Và Người cũng đã đau khổ vì bị bạn mình phản bội. Nơi Người, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một bằng chứng rõ ràng rằng Ngài ở với chúng ta, Ngài ở giữa chúng ta. “Những con cáo”, Chúa Giêsu đã nói “có hang, và chim trời có tổ, nhưng Con Người không có nơi để gối đầu” (Matthew 8:20). Chúa Giêsu không có nhà, bởi vì nhà của Người là dân chúng, chúng ta là nơi cư ngụ của Người. Sứ mạng của Người là mở những cửa của Thiên Chúa cho mọi người, là sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa. 

Chúa Giêsu Tín Thác Vào Chúa Cha Trên Trời

Phúc Âm giới thiệu cho chúng ta một trường hợp phép lạ hóa bánh ra nhiều (Luca 9:11-17). Cha muốn phản ảnh lại về một hình ảnh mà nó không ngừng gây ấn tượng khiến cha phải suy nghĩ. Chúng ta đang trên bờ biển Galilee, hừng hoàng hôn đang dần buông. Chúa Giêsu quan tâm đến đám đông dân chúng họ đã theo Người hàng nhiều giờ: có cả hàng ngàn người và họ đang đói bụng. Người sẽ làm gì? Các môn đệ cũng đã băn khoăn và thưa với Chúa Giêsu: “Xin giải tán đám đông” để họ có thể vào các làng lân cận mua thức ăn…

Bề ngoài Chúa Giêsu rất khác thường. Nó nói lên sự hiệp nhất của Người với Chúa Cha và nỗi xót thương đối với dân chúng, sự xót thương đó của Chúa Giêsu cũng đối với tất cả chúng ta. Chúa Giêsu cảm thấy những khó khăn của chúng ta, Người cảm thấy những yếu đuối của chúng ta, Người cảm thấy những nhu cầu của chúng ta. Nhìn vào năm chiếc bánh, Chúa Giêsu nghĩ: đây là sự Quan Phòng! Từ có số nhỏ bé, Thiên Chúa có thể làm no thỏa mọi người. Chúa Giêsu đã phó thác vào Chúa Cha trên trời mà không giới hạn, Người biết rằng đối với Chúa Cha không có gì mà không có thể.

“Sự Thật” Là Gì?

Chúng ta đang sống trong thời đại mà con người thường hoài nghi về sự thật. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI thường xuyên nói về thuyết giá trị tương đối (relativism), có nghĩa là, xu hướng suy nghĩ không có gì là tuyệt đối và nghĩ rằng sự thật đến từ sự thỏa hiệp chung hoặc từ những gì chúng ta thích. Câu hỏi được nêu lên: “sự thật” thực sự tồn tại? “Sự thật” là gì? Chúng ta có thể biết được nó? Chúng ta có thể tìm thấy nó? Đến đây khơi dậy trong tâm trí cha câu hỏi của Pontius Pilate, vị tổng trấn Rôma khi Chúa Giêsu tiết lộ cho ông ý nghĩa sâu thẳm sứ vụ của Người: “Sự thật là gì?” (Gioan 18:37, 38). Pilate không thể hiểu rằng “Sự Thật” đang đứng trước mặt ông ta. Ông không thể nhìn trong Chúa Giêsu khuôn mặt của sự thật đó là khuôn mặt của Thiên Chúa. Và đúng vậy, Chúa Giêsu chính xác là thế, Sự Thật mà, trong tuyệt đỉnh thời gian, “đã trở thành xác phàm” và đã đến ở giữa chúng ta nhờ đó chúng ta có thể biết nó (x. Gioan 1:1,14). Sự thật không được nắm bắt như một vật thể, sự thật phải được cảm nghiệm. Nó không phải là một sự chiếm hữu, nó là một sự gặp gỡ với Con Người.

Đức Kitô Là Sợi Dây Dẫn Đường

Cuộc thăng thiên về trời của Chúa Giêsu loan báo cho chúng ta sự thật an ủi sâu thẳm trên hành trình của ta: trong Đức Kitô, Thiên Chúa thật và người thật, nhân tính của chúng ta được đem tới Thiên Chúa. Đức Kitô đã mở cánh cửa con đường cho chúng ta. Người như sợi dây dẫn đường leo núi, Đấng khi đạt tới đích, kéo chúng ta lên với Người và hướng dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa. Nếu chúng ta tín thác cuộc sống của chúng ta nơi Người, nếu chúng ta để cho mình được hướng dẫn bởi Người, chúng ta chắc chắn được ở trong đôi tay an toàn, trong đôi tay của Đấng Cứu Độ chúng ta, của Đấng Biện Hộ của chúng ta.

Hiện Diện Trong Mọi Thời Gian Và Nơi Chốn

Thăng thiên không chỉ cho thấy sự vắng mặt của Chúa Giêsu, nhưng cho chúng ta biết rằng Người đang sống giữa chúng ta bằng cách thức mới. Người không còn ở một nơi chốn nhất định trên thế giới như trước khi Người lên trời. Giờ đây, Người đang ở trong lãnh địa của Thiên Chúa, hiện diện trong mọi nơi và mọi lúc, gần kề với mỗi người chúng ta. Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta không bao giờ bị cô đơn: chúng ta có Đấng Biện Hộ, Người đang chờ đợi chúng ta, Đấng bênh vực chúng ta. Chúng ta không bao giờ cô đơn. Chúa Chịu Đóng Đanh và Sống Lại hướng dẫn chúng ta. Chúng ta có quanh ta muôn vàn anh chị em, những người trong âm thầm và trong thinh lặng, trong đời sống gia đình và trong công việc, trong những khó khăn và vất vả của họ, trong vui mừng và hy vọng của họ, sống đức tin hằng ngày và cùng nhau với chúng ta đem thế giới lại cho vương quyền của tình yêu Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, đã lên trời, Đấng Bảo Vệ  bênh vực cho chúng ta.

Trái Tim Chúa Giêsu: Không Chỉ Là Biểu Tượng

Lòng sùng mộ dân gian đánh giá cao những biểu tượng, và trái tim Chúa Giêsu là một biểu tượng căn bản cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhưng nó không phải là một biểu tượng tưởng tượng. Nó là một biểu tượng thật, tiêu biểu cho trung tâm, suối nguồn mà từ đó ơn cứu độ tuôn chảy cho tất cả nhân loại.

Trong các Tin Mừng chúng ta tìm thấy nhiều tương quan tới trái tim của Chúa Giêsu. Chẳng hạn như trong đoạn mà Chúa Giêsu nói về mình Ngài, “Hãy đến với Ta, tất cả những ai vất vả và gồng gánh nặng nề, Ta sẽ cho các ngươi được nghỉ ngơi. Hãy mang lấy ách của Ta, và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Matthew 11:28-29). Tiếp theo là một tường thuật chính của Gioan về cái chết của Chúa Giêsu. Thật ra, vị Thánh Sử này là nhân chứng cho những gì ông nhìn thấy trên đồi Calvary; đó là, sau khi Chúa Giêsu đã sinh thì, một người lính đã dùng đòng đâm vào cạnh sườn Người, máu cùng nước chảy ra từ vết thương này (x. Gioan 19:33-34). Qua dấu chứng xảy ra một cách rõ ràng, Gioan nhận ra đầy đủ lời tên tri: từ trái tim Chúa Giêsu, Con Chiên bị sát tế trên thập giá, tuôn chảy ơn tha thứ và sự sống cho tất cả mọi người.

Người Biến Chính Mình Thành Một Tặng Ân

Chiều nay Lễ Trọng kính Mình Máu Thánh Chúa (Solemnity of Corpus Christi), một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta bánh là Mình Người. Người biến chính mình thành một tặng ân, và chúng ta nữa, cảm nghiệm “liên kết của Thiên Chúa” với con người, một sự liên kết không bao giờ ngừng gây ngạc nhiên cho chúng ta. Thiên Chúa làm cho chính mỉnh gần gũi với chúng ta. Trên hiến tế trên thập giá, Người khiêm nhường tự hạ, bước vào vùng tối tăm của sự chết để đem lại cho chúng ta sự sống của Người, sự sống thắng vượt sự dữ, ích kỷ, và chết chóc. Chúa Giêsu chiều hôm nay nữa, ban tặng chính mình cho chúng ta trong Thánh Thể, chia sẻ với chúng ta trên đường lữ hành. Thực vậy, Người đã biến mình làm của ăn, thực phẩm chính để nuôi dưỡng đời sống chúng ta, ngay cả những phút giây khi con đường trở nên khó khăn, và gặp những ngãng trở làm chậm bước đi của chúng ta. Và trong Thánh Thể, Chúa làm cho chúng ta bước đi trên con đường của Người, sự phục vụ của nó, chia sẻ của nó, trao tặng của nó, và nếu nó được chia sẻ dù một chút nhỏ chúng ta có, một chút nhỏ đó của chúng ta, trở nên giầu có, đối với sức mạnh của Thiên Chúa - là sức mạnh của tình yêu - đổi xuống trên sự nghèo nàn của chúng ta để biến đổi nó.

Do đó, chúng ta hãy tự hỏi mình chiều nay, trong khi tôn sùng Đức Kitô, Đấng thực sự hiện diện trong Thánh Thể: Tôi có để mình được biến đổi nhờ Người không? Tôi có để cho Chúa, Đấng hiến trao chính mình cho tôi hướng dẫn tôi để tôi bước ra khỏi hơn nữa cái nhỏ nhoi đóng kín của mình, để cho đi, để chia sẻ, để yêu mến Người, và yêu thương người khác không?

Người Đã Cúi Xuống Chữa Lành Chúng Ta

Chúa Giêsu hiểu nỗi thống khổ của con người. Người đã chỉ cho thấy dung nhan của lòng thương xót của Thiên Chúa, và Người đã cúi xuống chữa lành thể xác lẫn tâm hồn… Đây là trái tim của Người, trái tim nhìn đến tất cả mọi người chúng ta, tới những bệnh tật của chúng ta, tới những tội lỗi của chúng ta. Tình yêu của Chúa Giêsu thật cao cả.

Nhìn Như Chúa Giêsu Nhìn

Đức tin không phải chỉ là nhìn đăm đăm vào Chúa Giêsu, nhưng là nhìn mọi vật như chính Chúa Giêsu đã nhìn chúng, với cặp mắt của chính Người, là tham dự vào cái nhìn của Người. Trong nhiều lãnh vực của đời sống chúng ta, chúng ta tin vào những người hiểu biết hơn mình. Chúng ta tin vào vị kiến trúc sư, người xây ngôi nhà cho chúng ta, tin vào dược sỹ, người cho chúng ta thuốc để chữa bệnh, tin vào luật sư, người biện hộ cho chúng ta trước tòa án.  Chúng ta cũng cần một người xứng đáng tin cậy, hiểu biết, nơi đó thuộc về Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa là Đấng làm cho Thiên Chúa được nhận biết nơi chúng ta (x. Gioan 1:18). Đời sống Đức Kitô, là con đường nhận biết Chúa Cha, và sống trong tương quan đầy đủ, bền bỉ với Ngài, mở ra viễn cảnh mới và hấp dẫn cho cảm nghiệm con người.

Tin Tưởng Vào Chúa Giêsu

Thánh Gioan đưa ra tầm quan trọng của mối tương giao cá nhân với Chúa Giêsu đối với đức tin của chúng ta bằng cách dùng những hình thức khác nhau của động từ “tin”. Thêm vào “tin rằng” những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta là đúng, Gioan còn nói về “tin kính” Chúa Giêsu, và “tin vào” Chúa Giêsu. Chúng ta “tin” Chúa Giêsu khi chúng ta đón nhận lời Người, chứng từ của Người, bởi vì Người là sự thật. Chúng ta “tin vào” Chúa Giêsu khi chúng ta mỗi người đón tiếp Người vào trong cuộc đời của chúng ta, và bước tiến đến Người, bám chặt vào Người trong tình yêu, và bước theo vết chân của Người trên đường.


(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét