Nói với con tim (kỳ 4)
(Thu,
13/07/2017 - Trần Mỹ Duyệt)
Chương
4
PHÓ THÁC NƠI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
Mạnh Dạn Đến Với Chúa
Giêsu
Đây là điều quan trọng: mạnh
dạn để tín thác vào lòng thương xót của Chúa Giêsu, để tín thác vào lòng nhân từ
của Người, để tìm ẩn nương luôn mãi trong những vết thương của tình yêu Người…
Có thể một số trong chúng
ta đây đang suy nghĩ: tội của tôi quá lớn lao, tôi đã xa rời Thiên Chúa như người
con thứ trong dụ ngôn, sự cứng lòng tin của tôi giống như Tôma. Tôi không có
can đảm quay đầu trở lại, để tin rằng Thiên Chúa có thể sẽ đón nhận tôi, và rằng
Ngài đang đợi chờ tôi, cũng như tất cả mọi người. Nhưng Thiên Chúa thật sự đang
chờ đợi các con. Ngài chỉ đòi hỏi mỗi người trong các con mạnh dạn để đến với
Ngài.
Biết bao lần trong sứ vụ
mục vụ của cha, cha đã nghe nói rằng: “Thưa cha, con phạm nhiều tội lắm,” và
cha luôn luôn biện hộ, “Đừng sợ, hãy đến với Ngài. Ngài đang đợi chờ con, Ngài
sẽ an bài mọi sự.” Chúng ta nghe nhiều lời mời gọi từ thế giới quanh chúng ta,
nhưng thay vào đó hãy lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa: lời mời gọi của
Ngài là sự vỗ về của tình yêu.
Đừng Sợ Mình Yếu Đuối
Ba lần (Phêrô) đã chối
Chúa Giêsu, đúng lúc ông cần gần gũi nhất với Người, và khi ông rơi xuống đáy,
ông đã bắt gặp cái nhìn của Chúa Giêsu, Đấng một cách nhẫn nại và không bằng lời,
nói với ông: “Phêrô, đừng sợ về sự yếu đuối của mình, hãy tin tưởng nơi Thầy.”
Phêrô hiểu, ông cảm nhận cái nhìn yêu thương của Chúa Giêsu, và ông khóc. Đẹp đẽ
biết bao cái nhìn của Chúa Giêsu - nó chứa chan biết bao âu yếm trong đó. Anh
chị em, chúng ta đừng bao giờ đánh mất lòng tin tưởng vào sự nhẫn nại và lòng
thương xót của Thiên Chúa!
Ngài Không Mệt Mỏi Tha Thứ Chúng Ta
Chúng ta đừng quên lời
này: Thiên Chúa không bao giờ, không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta! … Vấn
đề là chính chúng ta mỏi mệt, chúng ta không muốn xin, chúng ta đâm lo sợ xin
Ngài ơn tha thứ. Ngài không bao giờ mệt mỏi tha thứ, nhưng luôn luôn chúng ta lại
mỏi mệt xin sự tha thứ.
Vậy chúng ta đừng bao giờ
mỏi mệt! Chúng ta hãy không bao giờ mỏi mệt! Ngài là người Cha yêu thương, luôn
luôn tha thứ. Đấng có trái tim thương xót đối với tất cả chúng ta hết thảy. Và
chúng ta cũng thế, hãy học để xót thương nhau. Chúng ta hãy kêu xin sự cầu bầu
của Đức Mẹ, Đấng đang ẵm trên tay Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã hóa thân
làm con người.
Thiên Chúa Luôn Luôn
Nghĩ Với Lòng Thương Xót
Thiên Chúa luôn suy nghĩ
với lòng thương xót: đừng quên điều này. Thiên Chúa luôn luôn suy nghĩ một cách
xót thương. Ngài là người Cha thương xót! Thiên Chúa nghĩ giống như người cha
đang chờ đợi đứa con trai của mình, và tiến ra gặp nó, ông nhìn thấy nó đang trở
về từ xa xa (Luca 15:11-32) …
Điều ấy có nghĩa gì? Có
nghĩa là hằng ngày ông vẫn chờ mong để thấy con ông trở về: đấy là người Cha
thương xót của chúng ta. Nó chứng tỏ rằng ông ta đã đang chờ đợi con với mong mỏi
ở phía trước ngôi nhà của ông ta.
Chúng Ta Có Vị Trạng Sư Trong Chúa Giêsu
Chúa Giêsu là Trạng Sư biện
hộ của chúng ta: Đẹp đẽ biết bao khi chúng ta nghe biết điều này! Khi ai đó phải
xuất hiện trước quan tòa hoặc liên quan đến những tiến trình luật pháp, việc đầu
tiên người đó làm là tìm kiếm một luật sư để bào chữa cho họ. Chúng ta có một
Luật Sư, luôn luôn biện hộ cho chúng ta, Người biện hộ cho chúng ta khỏi mọi cạm
bẫy của ma quỉ, Người biện hộ cho chúng ta khỏi những tội phạm của chúng và cho
chính chúng ta.
Anh chị em rất thân mến,
chúng ta có vị Trạng Sư này. Chúng ta đừng sợ hãi đến với Người để kêu cầu xin
ơn tha thứ, để lãnh nhận phép lành, để cầu xin lòng thương xót! Người luôn luôn
tha thứ cho chúng ta. Người là Trạng Sư của chúng ta. Người luôn luôn bào chữa
cho chúng ta. Đừng bao giờ quên điều này!
Lòng Thương Xót Của Chúa Giêsu Ban Sự Sống
Lòng thương xót của Chúa
Giêsu không chỉ là một cảm xúc, nó là sức mạnh ban sự sống để nâng con người dậy!
Phúc Âm hôm nay kể cho chúng ta biết điều này trong trích đoạn về bà góa thành
Nain (Luca 7:11-17). Cùng với các môn đệ, Chúa Giêsu vào Nain, một làng thuộc
Galilê, gặp lúc khi một đám tang diễn ra. Một cậu trai, đứa con duy nhất của một
góa phụ, đang được đem đi chôn. Chúa Giêsu lập tức chăm chú nhìn người mẹ đang
khóc lóc. Thánh sử Luca ghi: “Và khi Chúa nhìn thấy bà, Người động lòng thương
bà” (7:13). Lòng cảm thương là tình yêu của Thiên Chúa đối với con bà, cũng vậy,
nó là lòng xót thương đối với cảnh cùng quẫn, nỗi khổ đau, và sự thống khổ của
chúng ta. Từ ngữ Thánh Kinh “lòng xót thương” nhắc chúng ta đến cái dạ của người
mẹ. Thật vậy, người mẹ hành động với tất cả những gì bà có thể trước nỗi đau của
các con bà. Cùng cách thức ấy, theo Thánh Kinh, mà Thiên Chúa yêu chúng ta.
Hoa trái của tình yêu và
lòng thương xót này là gì? Nó là sự sống! Chúa Giêsu nói với góa phụ làng Nain,
“Đừng khóc nữa,” và rồi Người gọi đứa trẻ đã chết và đánh thức nó như là nó
đang ngủ (x. Luca 7:13-15). Hãy suy nghĩ về điều này. Tuyệt vời biết bao: Lòng
thương xót của Thiên Chúa ban sự sống cho con người. Nó nâng con người dậy từ
cõi chết. Chúng ta đừng quên rằng Chúa luôn luôn theo dõi chúng ta với lòng
thương xót. Ngài luôn luôn theo dõi chúng ta với lòng thương xót. Chúng ta đừng
sợ hãi đến với Ngài. Ngài có trái tim thương xót! Nếu chúng ta cho Ngài xem những
vết thương nội tâm của chúng ta, những tội lỗi thầm kín của chúng ta, Ngài sẽ
luôn luôn tha thứ chúng ta. Nó là một tình thương xót tinh tuyền. Chúng ta hãy
đến với Chúa Giêsu.
Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa Đi Trước Chúng Ta
Một sự thật đẹp tuyệt vời
của đức tin cho đời sống của chúng ta: lòng thương xót của Thiên Chúa! Tình yêu
của Thiên Chúa đối với chúng ta thật là lớn lao, thật là sâu thẳm. Nó là tình
yêu vô tận, một tình yêu luôn luôn cầm lấy đôi tay của chúng ta và nâng đỡ
chúng ta, nâng chúng ta lên, và hướng dẫn chúng ta.
Thông
Điệp Hùng Hồn Nhất Của Chúa
Chúa Giêsu có thông điệp
này cho chúng ta: lòng thương xót. Cha nghĩ - và cha gọi nó một cách khiêm tốn
rằng - đó là thông điệp hùng hồn nhất của Chúa: lòng thương xót… Nhưng nếu
chúng ta giống như người Pharisiêu đứng trước bàn thờ và nói, “Tôi cảm ơn Chúa,
vì tôi không giống như những người khác, và đặc biệt, không giống như tên thu
thế đang đứng ở cửa kia” (x. Luca 18:11-12), thì chúng ta không hiểu được tấm
lòng của Chúa, và sẽ không bao giờ có được niềm vui cảm nghiệm được từ lòng
thương xót này!
“Lạy
Chúa, Con Đây”
Hãy nhớ lại những gì
thánh Phaolô nói: “Tôi sẽ tự hào cái gì, nếu không phải là sự yếu đuối, và
nghèo hèn của tôi?” (x. 2 Cor 11:30). Một cách chính xác, trong cảm giác về tội
lỗi của mình, trong khi nhìn vào các tội của mình, cha có thể nhìn và gặp được
lòng thương xót của Thiên Chúa, tình yêu của Ngài, và đến với Ngài để đón nhận
ơn tha thứ.
Trong đời sống của riêng
mình, Cha cũng thường xuyên nhìn thấy sự khuyến khích xót thương của Thiên
Chúa, sự nhẫn nại của Ngài. Cha cũng thấy nhiều người tìm được sự can đảm để bước
vào những vết thương của Chúa Giêsu bằng cách thưa với Người: “Lạy Chúa, con
đây. Xin hãy đón nhận sự nghèo hèn của con, xin hãy che dấu tội con trong những
vết thương của Chúa, hãy rửa nó bằng máu của Chúa.” Và cha luôn luôn nhận ra rằng
Thiên Chúa đã hành động như thế - Ngài đón nhận họ, an ủi họ, rửa sạch tội họ,
và yêu thương họ.
Ngụ Cư Trong Những Vết Thương Tình Yêu Của Người
Anh chị em thân mến,
chúng ta hãy để mình được bao bọc bởi lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tín thác vào sự nhẫn nại của
Ngài, đức nhẫn nại luôn luôn cho chúng ta thêm thời gian. Chúng ta hãy can đảm
tìm về lại ngôi nhà của Ngài, để cư ngụ trong những vết thương yêu thương của
Ngài, để cho mình được Ngài âu yếm, và gặp gỡ lòng thương xót của Ngài qua các
Bí Tích. Chúng ta sẽ cảm thấy sự dịu dàng kỳ diệu của Ngài. Chúng ta sẽ cảm thấy
được Ngài ôm ẵm, và cả chúng ta nữa, sẽ trở nên có khả năng hơn của lòng thương
xót, nhẫn nại, tha thứ và yêu thương.
Chúa Ở Đó Trước!
Chúng ta nói mình phải
tìm kiếm Thiên Chúa, đến với Ngài, và xin Ngài ơn tha thứ. Nhưng khi chúng ta
đi, Ngài đang chờ chúng ta rồi. Ngài ở đó trước! Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha,
chúng ta có một từ diễn tả chính xác điều này: primerear - Thiên Chúa luôn luôn
đến đó trước chúng ta, Ngài đến đó trước, Ngài đang chờ chúng ta! Thấy có những
người chờ mình quả là một ân huệ lớn. Các con đến với Ngài như là một tội nhân,
nhưng Ngài đang chờ để tha thứ cho các con. Đây là kinh nghiệm mà các ngôn sứ của
Israel diễn tả, so sánh Chúa với hoa hạnh nhân nở rộ, bông hoa đầu tiên của mùa
xuân (x. Giêrêmia 1:11-12). Trước khi bất cứ hoa nào khác khoe sắc, Ngài ở đó,
chờ đợi. Chúa đang chờ đợi chúng ta.
Thiên
Chúa, Đấng Hằng Sống, Là Lòng Thương Xót
Chúa Giêsu để cho người
phụ nữ tội lỗi chạm đến Người trong khi đang dùng bữa tại nhà một người
Pharisiêu, gây sủng sốt cho những người hiện diện. Không những chỉ cho người phụ
nữ đến gần mà còn tha thứ tội lỗi cho bà, Ngài nói: “Tội bà dẫu nhiều đã được tha
hết, vì bà đã yêu mến nhiều, nhưng người được tha ít, yêu mến ít” (Luca 7:47).
Chúa Giêsu là Thiên Chúa Hằng Sống nhập thể, Đấng mang sự sống ở giữa quá nhiều
những hành động của sự chết, được vây quanh bởi tội lỗi, ích kỷ, và tự cao tự đại.
Chúa Giêsu đón nhận, yêu thương, đỡ nâng, khuyến khích, tha thứ, tái lập khả
năng để bước đi, đem lại sự sống. Trong suốt Phúc Âm, bằng lời nói và việc làm,
chúng ta thấy Chúa Giêsu đem lại sự biến đổi đời sống của Thiên Chúa như thế
nào. Đó là kinh nghiệm của người phụ nữ
đã xức chân Chúa với dầu thơm: Bà cảm thấy mình được hiểu biết, được yêu
thương, và bà đã đáp lại bằng một cử chỉ của tình yêu, bà để cho mình được động
chạm bởi lòng thương xót của Thiên Chúa, bà có được sự tha thứ, và bà đã bắt đầu
một cuộc đời mới. Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống, là lòng thương xót! Các con có đồng
ý không? Hãy cùng nhau nói: Thiên Chúa, Đầng Hằng Sống, là lòng thương xót! Bây
giờ tất cả cùng với nhau nói: Thiên Chúa, Đầng Hằng Sống, là lòng thương xót. Một
lần nữa: Thiên Chúa, Đấng Hằng Hữu, là lòng thương xót!
Bình
An Đến Từ Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa
“Bình an ở cùng anh em”
(Gioan 20:19,21,26). Đây không phải là một lời chào, cũng không phải đơn thuần
là một lời cầu chúc tốt đẹp, nó là một hồng ân, thật ra, một tặng vật quí giá
mà Chúa Kitô đã ban cho các môn đệ của mình sau khi Người đã vượt qua tử thần
và âm phủ.
Người ban bình an như Người
đã hứa: “Bình an ở cùng anh em. Bình an Thầy ban cho anh em không như thế gian
ban” (Gioan 14:27). Bình an này là hoa trái chiến thắng của tình yêu Thiên Chúa
trên sự dữ. Nó là hoa trái của sự tha thứ. Và nó luôn luôn giống như thế: bình
an thật sự, sự bình an sâu thẳm ấy đến từ kinh nghiệm về lòng thương xót của
Thiên Chúa.
Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa Thì Cao Cả
Hỡi anh chị em, thánh
nhan Thiên Chúa là gương mặt của một người cha có lòng thương xót, Đấng luôn
luôn nhẫn nại. Có bao giờ anh chị em nghĩ về sự nhẫn nại của Thiên Chúa không,
sự nhẫn nại mà Ngài có với từng người trong chúng ta? Đó là lòng xót thương của
Ngài. Ngài luôn luôn nhẫn nại, nhẫn nại với chúng ta. Ngài hiểu chúng ta, Ngài
chờ đợi chúng ta. Ngài không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta có thể
trở về với Ngài bằng một trái tim thống hối. Thánh vịnh nói rằng “lòng thương
xót Chúa thật vỹ đại”.
Ngài Tha Thứ, Ngài Ôm Hôn Các Con
Tín thác mình cho lòng
thương xót của Thiên Chúa không phải là một việc dễ dàng, bởi vì nó là một vực
thẳm ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Nhưng chúng ta phải làm thế! “Ôi! Lạy
Cha, nếu Cha biết đời con, Cha không nói cho con biết!” “Tại sao, Cha đã làm những
gì?” “Ôi! Con là một tội nhân rất đáng thương!” “Tốt hơn! Hãy đến với Chúa
Giêsu. Cha muốn các con hãy thưa với Người những điều này!” Người quên, Người
có một khả năng tha thứ đặc biệt. Người quên, sẽ ôm hôn các con, và Người sẽ nhẹ
nhàng nói với các con, “Cả Cha nữa, Cha không kết tội con. Hãy đi và đừng phạm
tội nữa” (x. Gioan 9:11). Đó là lời khuyên duy nhất Người ban cho các con.
Trần Mỹ Duyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét