Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

NÓI VỚI CON TIM (6):

NÓI  VỚI  CON  TIM:
ĐỪNG  QUÊN  NHỮNG  NGƯỜi  NGHÈO
(Trần Mỹ Duyệt)
CHƯƠNG 6




Sự Ô Nhục Của Nghèo Khó

Thời gian nói cho chúng ta về sự nghèo khó lớn lao trên khắp thế giới, và đây là một điều ô nhục. Nghèo khó trên thế giới là một sự ô nhục. Trong một thế giới ở đó có sự phong phú như vậy, nhiều nguồn cung cấp thực phẩm cho mọi người, thì không hiểu nổi tại sao lại có quá nhiều trẻ em phải đói khát, quá nhiều trẻ em thiếu giáo dục, quá nhiều người nghèo! Nghèo đói ngày nay là một tiếng kêu cứu. Chúng ta tất cả phải nghĩ phải chăng chúng ta có thể trở thành một người nghèo nhỏ bé. Đây là điều mà mọi người chúng ta phải làm. Làm sao tôi có thể trở nên một người nghèo nhỏ bé, để giống Chúa Giêsu hơn, Ngài là vị Thầy nghèo nàn.

Một Giáo Hội Nghèo Và Cho Người Nghèo

Một số người muốn biết tại sao Giám Mục Rôma lại muốn được gọi là Phansicô. Một số nghĩ đến Phansicô Xavie, Phansicô de Sales, và ngay cả Phansicô Assisi. Cha sẽ kể cho các con nghe câu truyện này. Trong mật nghị bầu giáo hoàng, cha ngồi kế bên Tổng Giám Mục Hưu Trí của São Paolo, và cũng là Tổng Trưởng Hưu Trí của Thánh Bộ Giáo sỹ, Hồng Y Claudio Hummes, một người bạn tốt, một người bạn tốt! Khi mọi việc xem ra như căng thẳng, ngài đã khích lệ cha. Và khi số phiếu bầu đạt tới 2/3, một tràng pháo tay như thường lệ, bởi vì giáo hoàng mới đã được chọn. Ngài đã ôm hôn cha, và nói: “Đừng quên những người nghèo!” Và những lời ấy đã đến với cha: nghèo, nghèo. Rồi ngay sau đó khi nghĩ về người nghèo, cha đã nghĩ đến Phansicô Assisi. Rồi cha đã nghĩ đến tất cả các cuộc chiến tranh, khi những lá phiếu tiếp tục được đếm. Phansicô cũng là con người của hòa bình. Và đó là lý do tại sao tên này đã đi vào trái tim cha: Phansicô Assisi. Đối với cha, ngài là con người của nghèo khó, con người của hòa bình, con người yêu thương và bảo vệ thế giới. Ngày nay chúng ta không có những mối liên hệ tốt với các tạo vật phải không? Ngài là người cho chúng ta tinh thần hòa bình, người nghèo này… Cha mong muốn Giáo Hội trở nên một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo biết bao!

Tiền Để Phục Vụ, Không Để Điều Khiển

Tiền bạc phải để phục vụ, không để điều khiển! Giáo hoàng yêu thương mọi người, giầu cũng như nghèo, nhưng giáo hoàng có bổn phận nhân danh Đức Kitô, nhắc nhở người giầu giúp đỡ người nghèo, tôn trọng họ, nâng đỡ họ. Giáo hoàng kháng cáo về mối liên đới lãnh đạm và cho sự quay trở lại nền đạo đức đặt trọng tâm vào con người trong thế giới tài chính và tiền bạc.

Chạm Đến Thân Thể Đức Kitô

Khi cha thường xuyên đi ngồi tòa tại giáo phận cũ của mình, giáo dân đã đến với cha, và cha luôn luôn hỏi họ: “Con có làm phúc bố thí không?” “Thưa cha có!” “Tốt lắm”. Và cha lại hỏi họ thêm hai câu nữa: “Cho cha biết, khi làm phúc bố thí cho ai, con có nhìn vào đôi mắt của người đó không?” “Dạ không biết. Con chưa bao giờ nghĩ về điều ấy”. Còn câu thứ hai: “Và khi con bố thí cho ai, con có đưa vào bàn tay của người mà con bố thí, hay con thảy đồng tiền cho họ?” Đây là một vấn đề: Thân thể Đức Kitô, đụng chạm đến thân thể của Đức Kitô, mang lấy cho mình nỗi đau ấy của người nghèo. Đối với Kitô hữu chúng ta, nghèo đói không phải là phạm trù của xã hội, triết lý, hoặc văn hóa. Không. Nó thuộc thần học. Cha phải nói đó là phạm trù đầu tiên, bởi vì Thiên Chúa của chúng ta, Con của Thiên Chúa đã hạ mình, trở thành người nghèo để bước đi trên con đường với chúng ta.

Đây là sự nghèo khó của chúng ta: sự khó nghèo của thân thể Đức Kitô, sự khó nghèo mà đã đem Con Thiên Chúa đến với chúng ta qua việc nhập thể của Người. Một Giáo Hội nghèo cho người nghèo bắt đầu bằng cách vươn ra tới thân thể của Đức Kitô. Nếu chúng ta vươn tới thân thể của Đức Kitô, chúng ta bắt đầu hiểu một số vấn đề, hiểu được nghèo là gì, sự nghèo khó của Chúa, thực sự là gì, và điều này không dễ.

Nghèo Đòi Hỏi Chúng Ta Phải Có Hy Vọng

Ai ăn cướp hy vọng của các con? Tinh thần thế gian, giầu sang, tinh thần của phù hoa, ngạo mạn, kiêu căng. Tất cả những thứ này ăn cắp niềm hy vọng khỏi các con. Ở đâu tôi tìm được hy vọng? Trong Giêsu khó nghèo, Giêsu đấng đã khiến mình trở nên nghèo vì chúng ta… Nghèo khó đòi hỏi rằng chúng ta gieo hy vọng. Nó cũng đòi tôi phải có một niềm hy vọng lớn lao hơn.

Không thể nói về nghèo khó, về sự nghèo khó trìu tượng. Điều đó không tồn tại! Nghèo là thân thể của Giêsu nghèo trong đứa trẻ đang đói, trong người bệnh, trong những cấu trúc bất công xã hội. Hãy ra đi, nhìn ở kia nơi thân hình của Chúa Giêsu, nhưng đừng để mình bị tước đoạt mất hy vọng bằng giầu sang, bằng tinh thần của giầu sang, mà cuối cùng mang các con trở nên không có gì trong đời sống! Lời khuyên của cha là, tuổi trẻ phải nhắm tới những lý tưởng cao. Nhưng ở đâu tôi tìm được hy vọng? Trong thân xác của Chúa Giêsu đau khổ, và trong sự nghèo khó đúng nghĩa. Cả hai nối kết với nhau.

Khủng Hoảng Thật

Ngay bây giờ, khủng hoảng lan tràn khắp thế giới. Và khủng hoảng không phải là một điều xấu. Thật vậy, tuy khủng hoảng có gây cho chúng ta đau khổ nhưng chúng ta - trước và hơn bất cứ điều gì khác, tất cả những người trẻ chúng con - phải hiểu để cắt nghĩa khủng hoảng như thế nào. Khủng hoảng này mang ý nghĩa gì? Tôi phải làm gì để giúp nhau vượt qua khủng hoảng này? Khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua lúc này là khủng hoảng liên quan đến con người. Người ta nói: Nó là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng công ăn việc làm. Đúng vậy, điều đó đúng. Nhưng tại sao? Khó khăn của công việc này, khó khăn về kinh tế kia là hậu quả sự khó khăn lớn lao của con người. Cái gì trong khủng hoảng có giá trị đối với con người, và chúng ta phải bênh vực con người…

Ngày nay con người không mấy giá trị, nó là những đồng xu, tiền bạc mới được coi trọng. Và Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã ban cho thế giới, toàn thể tạo vật, cho con người, những người đàn ông, những phụ nữ để họ gìn giữ nó. Ngài không ban cho thế giới tiền bạc. Nó là một khủng hoảng. Con người trong khủng hoảng vì ngày nay - lắng nghe cách cẩn thận, nó là điều đúng - con người là nô lệ! Chúng ta phải giải thoát mình khỏi những cấu trúc kinh tế và xã hội mà nó đang làm chúng ta trở thành nô lệ. Đó là nhiệm vụ của chúng con.

Tội Thờ Ơ

Ngày nay trên thế giới không còn ai cảm thấy có trách nhiệm. Chúng ta đã để mất cảm giác trách nhiệm đối với anh chị em mình. Chúng ta đã rơi vào sự giả đối của các tư tế và Levite những người mà Chúa Giêsu đã diễn tả trong dụ ngôn người Samaritan Hiền Hậu: Chúng ta nhìn thấy người anh em mình nửa sống nửa chết bên vệ đường, và có lẽ chúng ta nói với mình, “Một linh hồn tội nghiệp…!” và tiếp tục đi.Nó không phải là trách nhiệm của chúng ta, và với cách này chúng ta cảm thấy được an tâm, được bảo đảm. Văn hóa nhàn hạ, nó khiến chúng ta chỉ nghĩ đến mình, làm cho chúng ta vô cảm trước những tiếng khóc than của người khác, làm cho chúng ta sống trong những mong manh như những bọt xà bông mà mặc dù yêu thích nhưng không chắc chắn. Chúng đem lại một hình ảnh chóng qua và trống rỗng, mà chúng là kết quả trong sự vô cảm đối với người khác. Ngoài ra, nó có thể dẫn tới sự toàn cầu hóa tính thờ ơ. Trong thế giới được toàn cầu hóa này, chúng ta bị rơi vào sự thờ ơ toàn cầu hóa. Chúng ta trở nên quen thuộc với nỗi đau của những người khác: nó không ảnh hưởng gì đến tôi, nó không làm tôi quan tâm, nó không phải là việc của tôi!

Có Ai Khóc Trong Thế Giới Hôm Nay Của Chúng Ta Không?

Chúng ta đang ở trong một xã hội mà ở đó đã quên không biết khóc, không biết diễn tả cảm xúc - “đau khổ với” người khác: sự toàn cầu hóa thờ ơ đã lấy đi khỏi chúng ta khả năng để khóc! Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe tiếng khóc, tiếng tham van, và tiếng rên rỉ thảm thương: “Rachel khóc con bà… vì chúng không còn nữa” (Matthêu 2:18). Lưỡi gươm chết chóc của Hêrôđê để bảo vệ cho sự an toàn của ông, của sự mong manh như chiếc bong bóng xà bông của ông. Và nó tiếp tục như thế… Chúng ta hãy xin Chúa gỡ bỏ phần của Hêrôđê mà nó tiềm ẩn trong trái tim chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa ơn biết khóc trước sự vô cảm của chúng ta, để khóc trước sự vô nhân đạo của thế giới chúng ta, của trái tim của chúng ta, và của tất cả những ai nặc danh làm cho những điều kiện của xã hội và kinh tế mà nó mở lối cho những điều kiện bi thương như vậy. “Có ai khóc không?” Ngày nay, có ai khóc trong thế giới của chúng ta không?

(Còn tiếp)


Tác giả:  Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt (chuyển ngữ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét