Cả đời người đều là đang học làm người
Thứ
sáu, 03/11/2017-trithucvn.net
Người ta nói rằng, học
làm người là việc của cả đời, không có cách nào tốt nghiệp được. Câu nói này quả
thực rất có đạo lý! Đời người, bất kể là người thuộc “sĩ, nông, công, thương” đều
phải học tập, chỉ cần có học tập thì nhất định sẽ có tiến bộ.
Nếu như nói rằng, cả đời
người sống đều là đang học làm người và không thể tốt nghiệp. Điều đó, chứng tỏ
rằng học làm người là một môn học vô cùng quan trọng và thâm sâu. Vậy, một người
cần học những gì?
1. Học nhận lỗi
Con người thường thường
có xu hướng không muốn nhận lỗi, nhận khuyết điểm. Phàm là có việc gì xảy ra đều
nói là do lỗi của người khác, cho rằng bản thân mình mới là đúng.
Kỳ thực, không nhận lỗi
là một loại sai lầm. Người biết nhận lỗi thì chẳng những không bị mất đi cái
gì, trái lại, còn hiển lộ ra đó là người có tấm lòng khoan dung độ lượng.
Con người cần phải có
dũng khí. Dũng khí không phải là đánh nhau với người khác, cũng không
phải là tranh chấp, so đo với người khác. Mà dũng khí lớn nhất chính
là tự mình nhận sai, cảm thấy bản thân không nên nói câu nói như vậy,
không nên làm việc như vậy, không nên
làm cản trở người khác.
Người có dũng khí là
một người mà có thể sám hối, nhận sai lầm và sửa chữa. Người như vậy sẽ
luôn đề cao đạo đức, phẩm chất của bản thân và trở thành người hoàn thiện.
Sống trên đời, học cách
nhận lỗi là một loại đạo đức tốt đẹp cũng là một loại đại tu hành.
2.
Học nhu hòa
Hàm răng của con người là
cứng rắn, nhưng đầu lưỡi lại mềm mại. Đến cuối cuộc đời, răng đều sẽ lần lượt rụng
hết. Cho nên, phải mềm mại, nhu hòa thì cuộc đời mới có thể lâu dài.
Tâm địa nhu hòa là tiến bộ
lớn nhất của tu hành. Người ta một khi trong lòng ôn nhu, hòa nhã thì mới có thể
sống được khoái hoạt, dài lâu. Một người càng trưởng thành thì tâm tính càng ôn
hòa, tĩnh lặng. Cho nên, ôn nhu, hòa nhã cũng là một đức tính mà mỗi người đều
nên dụng tâm học tập.
3.
Học tha thứ
Trên đời này, có một điều
ai cũng phải công nhận, đó chính là nhẫn một chút, gió êm sóng lặng, lùi một bước,
biển rộng trời cao.
Nhẫn giúp mọi sự được
bình an, tiêu tan tai họa. Người trong lòng có nhẫn, có thể nhận rõ được tốt xấu,
thiện ác, đúng sai trên thế gian, thậm chí người ta còn có thể tiếp nhận được
chúng.
Từ bi là một loại mị lực
từ bên trong nội tâm của một người tản ra ngoài. Họ luôn thanh cao, khoáng đạt,
thản nhiên, không trách cứ, oán giận người khác, không màng danh lợi. Đây là cảnh
giới cao của tu luyện!
4. Học lắng nghe, thông hiểu người khác
Một người khuyết thiếu sự
câu thông (thông hiểu, lắng nghe, giao tiếp) với người khác thì sẽ thường sinh
ra thị phi, tranh chấp và hiểu lầm.
Trong cuộc sống, có rất
nhiều những việc tận mắt nhìn thấy mà chưa hẳn đã là đúng như bản thân mình
nghĩ. Vì vậy, hãy luôn giữ một khoảng hòa hoãn, lắng nghe để liễu giải người
khác. Khi có thể hiểu người khác, người ta sẽ sống vị tha hơn, yêu người, yêu
cuộc đời hơn.
5. Học buông bỏ
Đời người có những thứ giống
như chiếc va li hành lý vậy. Lúc cần dùng thì ta nhấc nó lên, lúc không cần thì
đặt nó xuống. Nếu lúc cần buông mà cũng nhất định không đặt xuống thì giống như
kéo một chiếc va li hành lý nặng nề, sao có thể tự do tự tại đây?
Những năm tháng trong cuộc
đời là hữu hạn, không ai dám chắc ngày mai ra sao, có còn khỏe mạnh hay không,
cho nên nếu ngay ngày hôm nay có thể dũng cảm nhận sai, tôn trọng, bao dung mới
có thể khiến người khác tiếp nhận mình, dũng cảm buông bỏ mới có thể được giải
thoát.
6. Học cảm động
làm người (Hình minh họa: Qua
reddit.com)
Khi nhìn thấy điểm tốt của
người khác, cần phải biết vui mừng và nhìn thấy việc tốt mà người khác làm thì
cần phải biết cảm động. Cảm động chính là một loại tình cảm có sức mạnh phi thường.
Thời xưa, những người tu
hành như Bồ Đề Tâm, Bồ Tát Tâm … đều có rất nhiều việc làm và ngôn từ làm cảm động
người khác, từ đó cải biến họ. Vậy nên, con người sống trên đời cũng nên làm
nhiều sự tình để người khác cảm động.
7. Học cách sống khỏe mạnh
Để cuộc sống tươi đẹp,
theo như ý nguyện của bản thân, trước hết chúng ta cần một thân thể khỏe mạnh.
Thân thể khỏe mạnh không chỉ có ích lợi đối với chính bản thân mà còn khiến cho
bạn bè và người thân an tâm. Cho nên, sống khỏe mạnh cũng là một hành vi có hiếu
đễ.
Cổ nhân cho rằng, đời người
chính là một quá trình tu hành, không phải để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Việc
tu hành của đời người là quý giá ở tu tâm, lấy tâm bất động để đối mặt với đủ mọi
hoàn cảnh trong cuộc đời. Người có thể cố gắng học tập, không ngừng nâng cao
tâm tính, đạo đức thì cuối cùng nhất định sẽ có tương lai tốt đẹp.
An Hòa (t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét