Lương tâm một người đáng giá bao nhiêu?
Sưu
Tầm •Thứ Bảy, 05/05/2018 • trithucvn.net
Lương tâm một người đáng
giá bao nhiêu?
Lương tâm một người liệu
có thể đo được bằng tiền?
Hà Tam là lái xe chở hàng
hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên “khực” một cái rồi dừng
lại. “Xe hỏng rồi!”. Anh xuống xe, đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh
sau lại, rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ thì xong. Anh lên
xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.
Đúng lúc đó có một ông
lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: “Này
anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa!”. Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe.
Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc
nãy. Anh toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh vẫn cố ý
nhấn ga cho xe chạy.
Ông lão vừa đuổi theo vừa
quát to: “Anh làm người như thế à? Làm người phải có lương tâm chứ? Anh bỏ hai
hòn đá to ở trên đường để cho người ta…”
Những lời trách cứ của
ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe. Hà Tam cười thầm trong bụng:
“Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?”
Chạy hơn trăm cây số vào
thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ,
tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Anh thừ người ra: “Giấy phép lái xe rõ
ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm
không thấy?”. Cẩn thận nhớ lại, anh mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình
chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy
taxi quay lại chỗ sửa xe ban nãy.
Khi quay lại, Hà Tam tìm
khắp nơi không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn
bánh xe đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy
có mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo: “Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá này lên
trên đồi”.
Ôi trời ơi! Hòn đá vừa to
vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc, vác hòn đá này liệu có bò lên
được trên đó không? Hà Tam kêu to lên: “Đừng bắt ép người ta như thế! Cần bao
nhiêu tiền cứ ra giá đi!”.
Khi Hà Tam vác hòn đá đến
chân đồi thì thấy một cái mũ lá có kẹp một tờ giấy viết mấy chữ: “Đừng nói đến
tiền, xin mời lên đồi”. Hà Tam tiếp tục đi, được một đoạn lại thấy cái mũ lá
cũng có tờ giấy yêu cầu Hà Tam cứ vác đá lên đồi, các chuyện khác miễn bàn.
Không còn cách nào khác, Hà Tam đành phải bê hòn đá vất vả từng bước bò lên.
Lên được đỉnh đồi thật
không dễ gì. Vậy mà trên đó không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe,
chỉ thấy có tờ giấy dán trên một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng
chỉ dẫn đi xuống phía dưới.
Xuống được dưới chân đồi
vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở
lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy
quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng mới thấy cái ví da của mình đặt trên một
nấm mồ đất trơ trọi.
Giấy tờ đủ cả, tiền bạc
không thiếu một xu.
Dưới cái ví tiền còn có một
tờ giấy viết:
“Cái ví này là do tôi nhặt
được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó. Anh có biết vì sao tôi lại bắt anh
vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không? Đây là mộ của con
trai tôi. Vào một đêm 2 năm trước, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá to của
một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến
tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý:
“Lương tâm là vô giá, làm
người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương
tâm”.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét