Lễ Ngũ Tuần riêng của chúng ta
Sat,
19/05/2018 - Trầm Thiên Thu
Hằng năm, vào ngày Lễ Ngũ
Tuần, chúng ta kỷ niệm sự kiên các Kitô hữu đầu tiên lãnh nhận Chúa Thánh Thần
và được quyền trở thành “chứng nhân của Đức Kitô tại Giêrusalem, trong khắp các
miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8). Chúng ta nhớ cách thức
Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ như hình “lưỡi lửa” (Cv 2:3), cho phép họ nói
những ngôn ngữ khác và rao giảng Tin Mừng theo những cách kỳ lạ (Cv 2:4-12).
Tuy nhiên, nếu chúng ta
chỉ hiểu lễ này như vậy thì chúng ta còn thiếu điều quan trọng. Lễ Ngũ Tuần
không chỉ là một sự kiện đã xảy ra 2.000 năm trước. Không, theo nghĩa rất thật,
lễ này được kỷ niệm hằng năm trên toàn thế giới, và mọi tín hữu Công giáo đã được
khai tâm đều cảm nghiệm điều này, dù họ có biết hay không biết điều đó.
NHƯ CÁC TÔNG ĐỒ
Tôi không nói về bí tích
Thêm Sức. Nhiều giáo xứ muốn xếp lịch việc cử hành bí tích này vào khoảng dịp Lễ
Ngũ Tuần với lý do thuận tiện. Giáo lý Công giáo giải thích: “Bí tích Thêm Sức
là dịp đặc biệt tuôn đổ Ơn Chúa Thánh Thần như đã tuôn đổ trên các tông đồ vào
ngày Lễ Ngũ Tuần” (GLCG 1302). Hơn nữa, Ơn Chúa Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần
thúc giục các tông đồ loan báo Tin Mừng tới toàn thế giới, ngày nay bí tích
Thêm Sức cũng làm chúng ta mạnh mẽ để “tuyên xưng và bảo vệ đức tin bằng lời
nói và hành động với tư cách là nhân chứng sống động của Đức Kitô, can đảm
tuyên xưng Thánh Danh Đức Kitô, và không bao giờ xấu hổ vì Thập Giá” (GLCG
1303).
Nói cách khác, bí tích
Thêm Sức giống như Lễ Ngũ Tuần riêng của mỗi chúng ta. Đó là lúc chúng ta lãnh
nhận Chúa Thánh Thần giống như các tông đồ 2.000 năm trước, và chúng ta cũng được
ủy thác trách nhiệm loan báoTin Mừng. Tuy nhiên, điều này gợi lên một vấn đề: Làm
sao Giáo Hội biết bí tích Thêm Sức và Lễ Ngũ Tuần có liên quan theo cách này?
Trong các chương đầu của sách Công Vụ, chúng ta đều thấy đề cập Lễ Ngũ Tuần (Cv
2:1-42) và lời giải thích của Chúa Giêsu về tầm quan trọng của lễ này (Cv 1:8),
không nói gì về các thế hệ tương lai. Không nói rằng những người hiện diện với
các tông đồ trong phòng hôm đó đều lãnh nhận Chúa Thánh Thần theo cách này. Muốn
hiểu mối liên hệ này, chúng ta phải nhìn cách khác.
ĐẶT TAY
Nếu đọc kỹ sách Công Vụ,
chúng ta có thể thấy rằng sau khi được rửa tội, các tân tòng còn phải tham dự một
nghi lễ khác để được hoàn toàn khai tâm mà gia nhập Giáo Hội: Một tông đồ đặt
tay trên họ và thông ban Chúa Thánh Thần cho họ. Chúng ta đọc về nghi thức này
chỉ vài lần, nhưng một trong những lúc đó cho chúng ta biết rằng chúng ta cần
biết điều này:“Nghe nói thế, họ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Và khi ông
Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và
nói tiên tri. Cả nhóm có chừng mười hai người” (Cv 19:5-7).
Trình thuật này ngắn gọn
nhưng cô đọng ý nghĩa, và muốn hiểu rõ tầm quan trọng của nghi thức, chúng ta cầnso
sánh với việc lãnh nhận Chúa Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần ở vài chương trước.
Mọi điều chúng ta biết ở đây song song với điều xảy ra trong ngày Lễ Ngũ Tuần:
Họ lãnh nhận Chúa Thánh Thần, họ nói nhiều ngôn ngữ, họ nói tiên tri, và có khoảng
12 dạng. Chúng ta hãy nhìn vào mỗi điều tương tự và khai mở một chút.
BA YẾU TỐ ĐẦU TIÊN
Thứ nhất, đoạn văn cho
chúng ta thấy rằng sau khi Phaolô đặt tay trên những người mới được rửa tội, họ
được lãnh nhận Chúa Thánh Thần, một chi tiết tương đương với những gì xảy ra
trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 2:3-4). Thứ nhì, chúng ta đọc thấy những người này bắt
đầu nói “các thứ tiếng khác”, chi tiết này cũng tương đương với điều xảy ra
trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Sau khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các tông đồ,
chúng ta thấy “họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần
ban cho” (Cv 2:4).
Thứ ba, đoạn văn nói rằng
những người này cũng nói tiên tri, và cách thức tương đương với Lễ Ngũ Tuần hơi
khó hiểu một chút. Chúng ta thường nghĩ vềlời tiên tri là tiên báo tương lai,
điều đó không sai. Đó là phần lớn về lời tiên tri nói tới trong Kinh Thánh,
nhưng còn hơn thế nữa. Trong Kinh Thánh, lời tiên tri thường đề cập việc nói
nhân danh Chúa và chuyển tiếp sứ điệp của Ngài cho dân chúng. Chẳng hạn, sách
ngôn sứ Khác-gai bắt đầu với lệnh truyền xây dựng lại Đền Thờ Giêrusalem sau
khi bị tàn phá (Kg 1:1-11), và sau đó, sứ giả này động viên dân chúng bằng cách
chuyển tiếp sứ điệp của Thiên Chúa rằng Ngài ở với họ (Kg 1:13). Rõ ràng đó
không là tiên báo các sự kiện tương lai, mà là lời tiên tri trong Kinh Thánh.
Với cách hiểu lời tiên
tri như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các tông đồ thực sự đã nói tiên tri sau
khi lãnh nhận trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Họ loan báo Tin Mừng cho mọi người (Cv
2:11, 14-40), cho họ biết điều Thiên Chúa đã hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô và
cách mà Ngài muốn họ đáp lại. Nói cách khác, họ chuyển tiếp Ý Chúa cho dân
chúng, giống như ngôn sứ Khác-gai đã làm trong Cựu Ước, như vậy đó cũng làlời
tiên tri theo Kinh Thánh. Cuối cùng, chúng ta có thể biết rằng ba yếu tố đầu
tiên của đoạn văn này thực sự tương đương với Lễ Ngũ Tuần: Giống như các tân
tòng này, các tông đồ cũng lãnh nhận Chúa Thánh Thần, nói các tiếng khác và nói
tiên tri.
NHỮNG NHÓM MƯỜI HAI
Cuối cùng,chúng ta hãy
nhìn vào câu này: “Có khoảng một trăm hai mươi người đang họp mặt” (Cv 1:15).
Trước tiên, điều này có thể giống như một chi tiết bình thường và không quan trọng
thật. Tuy nhiên, nếu chúng ta so sánh với Lễ Ngũ Tuần ở đầu sách Công Vụ, chúng
ta có thể thấy rằng điều đó thực sự là mối liên quan rất quan trọng giữa hai sự
kiện này. Chúng ta đọc “khoảng chừng 120 người (12 x 10) lãnh nhận Chúa Thánh
Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 1:15), những con số này gợi nhớ phần chính yếu
trong lịch sử Israel.
Trong Cựu Ước, quốc gia
Israel gồm 12 chi tộc, nhưngvào thế kỷ đầu, đa số họkhông ý thức về đất đai lịch
sử. Chỉ còn lại hai chi tộc, và người Do Thái thời Chúa Giêsu bồn chồn chờ ngày
khôi phụccác chi tộc đã mất, như các ngôn sứ đã tiên báo (Is 11:11-12; Gr 23:3,
6; Ed 37:21-22)
Sự khôi phục này là một
phần căn nguyên trong sứ vụ của Chúa Giêsu, được thể hiện qua việc chọn 12 tông
đồ, thế nên khi đọc biết về 120 người (10 người từ mỗi chi tộc) hội họp trong
ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày khai sinh Giáo Hội, rõ ràng Giáo Hội là một Israel mới,
sự khôi phục của cả 12 chi tộc. Tương tự, khi ông Phaolô đặt tay trên 12 người,
họ cũng là biểu tượng của việc khôi phục 12 chi tộc Israel.
Bản chất biểu tượng của
những con số này được xác định bằng sự thật trong cả hai trường hợp, bản văn
làm tròn con số, nói rằng “có khoảng 120 người” trong ngày Lễ Ngũ Tuần, và ông
Phaolô đặt tay trên “khoảng 12 người trong số đó”. Chữ “khoảng” (khoảng chừng)
cho chúng ta biết rằng không có những con số chính xác. Hơn nữa, Thánh Luca (tác
giả sách Công Vụ)muốn làm tròn những con số này, rất có thể vì tính biểu tượng
của chúng. Thánh Luca muốn cả hai câu chuyện gợi nhớ sự khôi phục của 12 chi tộc
Israel, thế nên ngài làm tròn những con số đó để dễ thích hợp. Cuối cùng, mặc
dù các con số khác nhau, chúng vẫn là biểu tượng của điều tương tự (khôi phục
Israel), thế nên có sự tương đương giữa chúng.
LỄ NGŨ TUẦN RIÊNG CỦA CHÚNG TA
Khi hiểu rõ điều này,
chúng ta có thể thấy rằng sách Công Vụ mô tả các tân tòng lãnh nhận Chúa Thánh
Thần qua tay Thánh Phaolô theo cách thức rõ ràng gợi nhớ việc các tông đồ lãnh
nhận Chúa Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Ngụ ý hiển nhiên của điều này là
khi chúng ta lãnh nhận qua nghi thức thông ban, chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh
Thần giống như các tông đồ đã lãnh nhận trong ngày Lễ Ngũ Tuần, và chúng ta
cũng được ủy thác sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Đó là cách Giáo Hội biết
Lễ Ngũ Tuần và bí tích Thêm Sức có liên quan với nhau. Bí tích Thêm Sức là cách
lãnh nhận Chúa Thánh Thần sau khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, thế nên khi
chúng ta lãnh nhận bí tích Thêm Sức cũng giống như trải nghiệm Lễ Ngũ Tuần
riêng của mỗi chúng ta. Khi chúng ta mừng Lễ Hiện Xuống, chúng ta không chỉ cử
hành một sự kiện xảy ra từ xa xưa, mà chúng ta còn cử hành chính bí tích Thêm Sức
của mình, việc lãnh nhận Chúa Thánh Thần của mình, và chúng ta nên nhớ rằng
CHÚNG TA CŨNG CÓ TRÁCH NHIỆM ĐEM CÁC ANH CHỊ EM KHÁC ĐẾN VỚI ĐỨC KITÔ, giống
như các tông đồ đã làm 2.000 năm trước.
JP NUNEZ
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ
từ CatholicExchange.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét