Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Cẩn trọng với triệu chứng thường xuyên chóng mặt


Cẩn  trọng  với  triệu  chứng  thường  xuyên  chóng  mặt
Thanh Xuân •Thứ Ba, 10/04/2018

Nhiều người hay bị chóng mặt, cần tìm nguyên nhân, kê đơn thuốc đúng bệnh để chữa trị (Ảnh minh họa từ Pixabay)


Chóng mặt là một triệu chứng rất phổ biến, đặc biệt là nhóm người ngoài 65 tuổi, nhìn chung đây là chứng bệnh nhiều người thường gặp nhưng không hiểu lý do, thậm chí một số người bỏ qua mà không tìm nguyên nhân chữa trị. Chóng mặt có thể liên quan đến nhiều khoa: khoa tai mũi họng, khoa nội và ngoại thần kinh, khoa nội nói chung, xương khớp, v.v

1. Bệnh xương cổ
Chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở người bệnh xương cổ, vì người bệnh co duỗi hoặc quay cổ làm tư thế thay đổi thường xuyên gây ra.

Chóng mặt do thiếu máu nhân thần kinh tiền đình (nuclei vestibulares) thường diễn ra trong một thời gian ngắn, sẽ biến mất trong vài giây đến vài phút, khi phát bệnh có thể khiến bệnh nhân thất thần nhẹ và mất thăng bằng vận động, biểu hiện là dáng đi xiêu vẹo.

Chóng mặt do thiếu máu cục bộ không gây rối loạn ý thức, những nguyên nhân chính thường là do tư thế cơ thể không đúng hoặc tư thế ngủ không đúng kéo dài gây ảnh hưởng phần cổ (biến dạng, suy thoái, kéo căng cơ bắp vùng cổ khiến não bị thiếu máu do trở ngại lưu thông máu động mạch vùng cổ). Triệu chứng biểu hiện là cảm giác căng gáy, tính linh hoạt của cổ bị hạn chế, thỉnh thoảng bị đau, tê, lạnh, cảm giác nặng nề. Có thể chụp phim cổ để hỗ trợ chuẩn đoán.

2. Huyết áp thấp
Thông thường huyết áp co (huyết áp cao) là từ 90 ~ 140 mmHg, huyết áp giãn (huyết áp thấp) là 60 ~ 90mmHg, thông thường chỉ số huyết áp thấp là dưới 90/60mmHg, khi đó máu cung cấp cho não và toàn cơ thể sẽ bị ảnh hưởng gây các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, sợ lạnh, tứ chi thiếu sức. Cách theo dõi tốt nhất là thường xuyên kiểm tra huyết áp.

3. Lượng đường trong máu thấp
Nghĩa là nồng độ đường glucose huyết tương tĩnh mạch (gọi tắt là đường máu) quá thấp, thông thường đường máu thấp ở người trưởng thành là nồng độ đường máu khi bụng rỗng dưới 2,8 mmol/L, với bệnh nhân tiểu đường là ≤3.9 mmol/L.

Đường máu thấp khiến não bị mất cân bằng do thiếu đường. Biểu hiện thời kỳ đầu có thể là những triệu chứng như tinh thần không tập trung, suy nghĩ và ngôn ngữ chậm chạm, chóng mặt, buồn ngủ, bồn chồn, khó chịu, hành vi kỳ lạ; trường hợp nặng là bị co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong .

Nhìn chung một tỉ lệ lớn (khoảng trên 50%) người bị chóng mặt vì ba loại nguyên nhân kể trên, ngoài ra còn những lý do khác như bệnh tim mạch, thiếu máu, nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm lạnh, độ nhớt máu cao và bệnh tai trong, cần đến bệnh viện kiểm tra nguyên nhân cụ thể.

Phải làm gì khi bị chóng mặt?
Không phải quá lo lắng khi bị chóng mặt, có thể tổng hợp triệu chứng kèm theo để phán đoán sơ bộ, căn cứ vào từng dạng biểu hiện đặc trưng để xử lý tướng ứng, có thể giúp loại bỏ được chứng chóng mặt.

Chóng mặt do thoái hóa đốt sống cổ thường sẽ sớm tự qua đi mà không cần điều trị đặc biệt gì, nhưng khi triệu chứng qua đi cũng nên biết tự chăm sóc và điều dưỡng. Người làm việc văn phòng kéo dài nên tăng thời gian thư giãn và vận động để tăng cường tuần hoàn máu của cơ thể, loại bỏ mệt mỏi cơ bắp cục bộ, ngăn ngừa và giảm mệt mỏi xương cổ.

Chọn một chiếc gối phù hợp với độ dày khoảng 10cm, đảm bảo độ cứng và độ đàn hồi nhất định. Người quen nằm ngửa tốt nhất nên kê ở cổ một cái gối nhỏ để giữ độ cong tự nhiên của xương cổ khi ngủ. Người quen nằm nghiêng nên kê gối vào khoảng trống giữa vai và mặt, nhằm giảm bớt gánh nặng lên cổ; nên chú ý tránh để bị chấn thương cổ hoặc sái cổ, cũng có thể theo các bài tập cột sống cổ để tập thể dục cho cổ, ngăn ngừa bệnh về cổ trầm trọng thêm.

Trường hợp huyết áp thấp không hẳn là có bệnh, nếu không có cảm giác khó chịu gì khác cũng không cần điều trị, nên chú ý thường xuyên kiểm tra huyết áp, tắm rửa, nghỉ ngơi hợp lý, cảnh giác phòng ngừa bị té ngã khi phải đứng lâu hoặc thay đổi đột ngột tư thế, tránh môi trường oi nóng, nên mặc đồ rộng không nên bó sát người.

Chú ý chế độ ăn uống để tăng cường dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm bổ dưỡng như táo đỏ, long nhãn, mật ong; không ăn quá nhiều thực phẩm lợi tiểu hạ huyết áp như cần tây, bí đao, đậu xanh, khổ qua, hành tây, củ cải, rong biển; bổ sung lượng muối ăn phù hợp và tập thể dục đều đặn.

Chóng mặt do lượng đường trong máu thấp cần tránh làm việc cố sức và vận động mạnh, nên ăn đúng giờ, có thể mang theo bên mình một số loại đường trái cây, bánh quy để chuẩn bị khi cần. Bệnh nhân đang sử dụng insulin nên tính toán đúng tỷ lệ insulin bình thường và insulin tác dụng kéo dài.

Theo dõi chặt chẽ để sử dụng thuốc cân bằng đường huyết, để phản ứng kịp thời khi thấy hạ đường huyết; nếu thấy ban ngày tiểu nhiều, khi đường ra theo đường nước tiểu nhiều thì thường sẽ bị hạ đường huyết vào ban đêm, nên tiêm kiểm tra xem có phải do vị trí tiêm gây tình trạng hấp thu kém hay không để thay đổi vị trí tiêm.

Nếu bị triệu chứng chóng mặt lặp đi lặp lại thường xuyên thì phải sớm đến bệnh viện kiểm tra. Vì có nhiều dạng bệnh dẫn đến triệu chứng này, đôi khi không thể biết rõ do loại bệnh nào gây ra, có thể ưu tiên khám trước tại khoa nội thần kinh, nếu bác sĩ xác định chứng chóng mặt do bệnh khác hãy chuyển nơi khám.

Thanh Xuân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét