Nói tôi nghe,
trên đời này có bao nhiêu loại hạnh phúc?
13/04/2018-DKH.TV
Sống trên đời, con người
thường mong cầu hạnh phúc, nhưng liệu có phải tất cả chúng ta đều truy cầu một
loại hạnh phúc giống nhau? Cuộc sống muôn hình vạn trạng, mỗi sinh mệnh lại có
một cách cảm thụ riêng và có lẽ hạnh phúc của tôi và bạn cũng gói gọn trong hai
từ ‘khác biệt’.
Vậy, trên đời này có bao
nhiêu loại hạnh phúc?
Loại 1: Hạnh phúc của mưu cầu vật chất
(Ảnh dẫn qua
princessfashionlv)
Đây là loại hạnh phúc khi
bạn mua được một thứ gì đó mới, hoặc nhận được món đồ nào đó từ người khác. Thế
nhưng một chiếc váy mới, một chiếc điện thoại iPhone 6, hoặc giả một chiếc xe
hơi mới liệu sẽ mang đến cho bạn niềm vui trong bao lâu, có thể là vài tuần,
vài tháng hay vài năm? Sau khi món đồ đó thuộc về sở hữu của bạn rồi, thì cũng
chỉ có bấy nhiêu thôi. Trong quá trình theo đuổi vật chất, loại hạnh phúc của
này trôi qua rất ngắn ngủi.
Con người đến thế gian
này, tá túc vài ngày rồi vội rời đi như ở trọ khách sạn. Khi sinh không mang
theo gì, chết cũng chẳng cầm theo được chi, vậy nên hạnh phúc này ngắn ngủi.
Cũng bởi vậy mà có lẽ đây không phải là loại hạnh phúc đích thực của đời người.
Loại 2: Hạnh phúc của người chiến thắng
(Ảnh dẫn qua eliesaab)
Loại hạnh phúc này đến
khi bạn thành tựu được điều gì đó trong đời, ví như bạn được thăng chức, tán đổ
được cô nàng xinh đẹp nhất công ty, giành chiến thắng trong cuộc chạy đua hay
đơn giản chỉ là ai đó nói với bạn rằng “Này, bạn trông thật tuyệt”. Bạn hân
hoan trong cảm giác được chiến thắng, là người mạnh nhất, là người giỏi nhất,
là người thành công. Đây chính xác là hạnh phúc của danh vọng.
Mới đầu, bạn có thể sống
trong giây phút thăng hoa của niềm hạnh phúc này nhưng nó không thể kéo dài
mãi. Bởi vì, sẽ luôn luôn có một ai đó tốt hơn bạn, giỏi hơn bạn, đẹp hơn bạn
ngay cả khi bạn là người nổi tiếng hay là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.
Thứ hạnh phúc mà bạn có được sẽ phai tàn theo năm tháng và rồi để lại trong bạn
một sự trống rỗng vô hình.
Loại 3: Hạnh phúc của thương yêu và san sẻ
(Ảnh dẫn qua Medium)
Đó là khi chúng ta bước
ra gặp gỡ bạn bè, người thương, người thân yêu để san sẻ những câu chuyện đời
hoặc là bước ra ngoài thế giới, khám phá những nền văn hoá mới, học hỏi những
kinh nghiệm mới, tìm hiểu thêm những giá trị sống mới,… Hạnh phúc này cũng đến
từ việc bạn cho đi yêu thương và nhận về yêu thương. Nếu bạn thành tâm sẻ chia
và kết nối, hạnh phúc sẽ ùa về, nó đến từ sự giao thoa giữa bạn và cuộc sống
bên cạnh. Nhưng vì nó vẫn phụ thuộc vào những giá trị sống bên ngoài, như khi bạn
không tìm được sự cảm thông hay thấu hiểu từ người khác; hay không có nguồn cảm
hứng cho những điều mới mẻ, bạn có thể không còn cảm thấy hạnh phúc. Do vậy, loại
hạnh phúc này không bền bỉ, nó có thể đến và đi bất cứ lúc nào.
Loại
4: Hạnh phúc của buông bỏ
(Ảnh dẫn qua Youtube)
Có một loại hạnh phúc mà
hiếm người sở hữu, đó là hạnh phúc của sự buông bỏ, thoát khỏi mọi ràng buộc và
hệ lụy của cuộc sống xung quanh. Con người ta thường mưu cầu hạnh phúc từ cảm
giác thỏa mãn khi có được danh lợi, tiền tài, địa vị, tình cảm. Nhưng chẳng biết
rằng đang bó buộc mình vào những giá trị không lâu bền. Khi có được thì vui sướng,
không có được lại thống khổ. Vậy mới nói buông bỏ chính là cảnh giới cao nhất của
hạnh phúc.
Nhưng làm sao mà ta lại hạnh
phúc khi không sở hữu bất cứ điều gì? Không phải nói buông bỏ là buông xuôi, là
vứt bỏ mà chính là không chấp vào được hay mất, buông tâm xuống cho lòng thản
đãng. Chỉ có buông bỏ, không bị chi phối bởi điều gì bạn mới nắm bắt được niềm
vui, niềm hạnh phúc thực sự của bản thân mình.
Kỳ thực, đó là một cảnh
giới mỹ diệu mà ai chưa trải qua thì thực lòng rất khó hiểu được. Đây cũng là
lý do vì sao người đời không hiểu được niềm vui của người tu hành, họ phiêu
diêu tự tại, không vướng bận, u sầu vì những danh-lợi-tình ngắn ngủi trong kiếp
sống của đời người. Đó chính là cảnh giới mỹ diệu nhất, khi bạn tìm được đức
tin thật sự, khi bạn tìm được con đường quay trở về với những giá trị chân
chính nhất. Đây là loại hạnh phúc rộng lớn nhất và bền bỉ nhất.
Quỳnh Như
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét