Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Cổ nhân giảng: Người không có “liêm” thì thứ gì cũng lấy...


Cổ  nhân  giảng:
Người  không  có  “liêm”  thì  thứ  gì  cũng  lấy, 
người  không  có  “sỉ”  thì  việc  gì  cũng  làm
An Hòa •Thứ Sáu, 05/05/2017 •

Bao Thanh Thiên (Tạo hình nhân vật Bao Thanh Thiên trong phim. Ảnh qua: Ettoday.net)

Người xưa xem một người “hiền ngu” là dùng đức để đánh giá. Người có đức hạnh cao thượng thì được mọi người tín phục. Trong đó, “liêm” và “sỉ” là hai trong tám đức hạnh cao thượng nhất của con người. Bởi vì, người mà không có liêm thì thứ gì cũng lấy, người không có sỉ thì việc gì cũng dám làm.

Cổ ngữ có câu: “Dùng nhân dùng đức mà trị người thì là theo Đạo. Dùng Đạo mà cai trị đất nước thì quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Dùng quyền dùng lực mà trị người thì chính là ác bá. Dùng ác bá mà cai trị đất nước thì hậu họa khôn cùng, thế đạo tất sẽ loạn.”

Người xưa chia đức thành tám loại là hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, gọi chung là “Bát đức”. “Bát đức” này cũng được gọi là “Bát đán”, có nghĩa là một người mà thiếu tám đức này thì đó không phải là người nữa. Người mà mất đi tiêu chuẩn căn bản để làm người thì không thể được tính là người.

So với thời cổ xưa thì các giá trị đạo đức như liêm, sỉ gần như không còn được đề cao thậm chí đã bị mai một đi rất nhiều. Đạo đức trượt dốc, không coi trọng “bát đức” cũng được xem là nguyên nhân căn bản của hết thảy những vấn đề xấu xảy ra trong xã hội ngày nay.

“Liêm” và “sỉ” là đức hạnh mà con người cần tu dưỡng

“Liêm” (liêm khiết, trong sạch) là một trong những phẩm đức rất quan trọng của con người. “Liêm” vừa bao hàm ý nghĩa liêm khiết, trong sạch vừa bao hàm ý nghĩa tiết kiệm (thanh đạm).

Cổ nhân nói rằng: “Liêm là cái gốc của phú quý”. Không tham lam cũng được xem là “liêm”. “Liêm” thường được kết hợp với “thanh” (trong sạch) thành “thanh liêm”, không tham mà trở nên trong sạch. Nhưng suy xét sâu xa, thì “liêm” cũng được bắt nguồn từ “sỉ”, bởi người mà có “sỉ” (biết hổ thẹn) thì sẽ có “liêm” (không tham).

“Sỉ” chính là có tâm cảm thấy hổ thẹn. Khổng Tử giảng: “Hành kỷ hữu sỉ”, nghĩa là giữ mình, biết làm xằng làm bậy là xấu hổ. Mạnh Tử cũng giảng: “Nhân bất khả vô sỉ”, ý nói rằng làm người là không thể không có “sỉ”, không thể không biết xấu hổ.

Khổng Tử cũng giảng: “Tri sỉ cận hồ dũng”, người biết xấu hổ thì cũng được xem là người gan dạ, dũng cảm. Một người biết hổ thẹn thì gặp tài vật mới không tham, lâm vào khó khăn mà không bị khuất phục. Người có “liêm” có “sỉ” mới biết khiêm tốn mà thoái nhường, lựa chọn lấy hay bỏ có mức độ phù hợp. Vô luận là tu dưỡng cá nhân hay là khí tiết của dân tộc thì “sỉ” đều là “người dẫn đường” của lương tri.

Một người biết hổ thẹn sẽ luôn biết ước thúc, chế ngự được hành vi của mình sao cho không vi phạm đạo đức. Cho nên, người biết sỉ cũng là người dũng cảm. Bởi vì biết xấu hổ nên họ luôn biết tự soi xét lại đức hạnh của mình. Người biết hổ thẹn mới có thể dũng cảm đối mặt với sai trái của mình, chiến thắng được bản thân mình, đây chính là thể hiện của “dũng”.

Mạnh Tử cũng nói: “Vô tu ác chi tâm, phi nhân dã”, ý tứ là một người mà không biết hổ thẹn thì không thể được tính là người. Ông cho rằng, người biết xấu hổ thì mới có đạo đức tốt, không bị hấp dẫn bởi danh và lợi.

Chu Hi cũng giảng: “Nhân hữu sỉ, tắc năng hữu sở bất vi”, ý nói rằng một người biết hổ thẹn thì sẽ không làm những việc không nên làm.

Người biết hổ thẹn mới có ý chí kiên định. Khi đứng trước được hay mất, nghĩa hay lợi, cộng đồng hay cá nhân…họ mới không bị dục vọng thao túng, thúc ép.

Học giả Lữ Khôn, triều Minh nói rằng: “Ngũ hình bất như nhất sỉ”, tức là làm cho người dân biết xấu hổ thì còn có tác dụng hơn là năm loại hình phạt nghiêm khắc (năm hình phạt thời cổ đại gồm khắc dấu chàm, cắt mũi, chặt chân, thiến, xử chết).

Ông cho rằng, việc giáo dục cho người dân hiểu về “liêm sỉ” còn quan trọng hơn là dùng trọng hình. Bởi vì khi đạo đức của con người được nâng cao, họ biết việc gì nên làm việc gì không nên làm rồi, biết rõ đúng sai rồi thì có thể không cần dùng đến hình phạt nữa. Cũng bởi vì thế mà Nho gia đề cao việc giáo dục, xếp giáo dục đứng trước, hình phạt đứng sau.

Người xưa thanh liêm như thế nào?
Vào ngày mừng thọ 60 tuổi của Bao Thanh Thiên, ông kiên quyết không nhận lễ vật mà bất kỳ ai mang đến tặng. Ông thật không ngờ người đầu tiên đến chúc mừng và tặng lễ vật cho ông lại chính là Hoàng đế đương triều Tống Nhân Tông. Trên thiếp, Thái giám có ghi bốn câu thơ có ý là:

“Đức cao vọng trọng nhất phẩm khanh
Ngày đêm vất vả như Ngụy chinh
Hôm nay Hoàng Thượng đem lễ tặng
Cự lễ ngoài cửa lễ bất thông.”

Bao Thanh Thiên sau khi đọc bốn câu thơ xong, ông liền hồi đáp bằng bốn câu thơ có ý là:

“Thiết diện vô tư lòng son trung
Làm quan tối kỵ nhắc tới công
Vất vả vốn là trong phận sự
Cự lễ vì khai liêm khiết phong.”

Bao Thanh Thiên đã dùng thơ để cự tuyệt lễ vật, vừa thể hiện được tấm lòng liêm chính, khéo léo của mình lại nhận được sự khen ngợi của Hoàng Thượng cũng như sự kính trọng của quan tướng trong triều đình và muôn dân.

An Hòa (dịch và t/h)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét