Ý nghĩa ba ngày Tết theo truyền thống Văn hóa Việt Nam
Lm.
Jos. Tạ Duy Tuyền-03 Tháng Hai 2019
GIAO THỪA BÊN GIA ĐÌNH
Giao thừa được hiểu là
giây phút chuyển giao giữa cũ và mới. Giữa hiện tại và tương lai. Đây là giây
phút linh thiêng. Giây phút mà người ta vẫn chờ đợi một vận hành mới sẽ mang lại
biết bao điều tốt lành nhất đến với mọi nhà, mọi người.
Đối với truyền thống Việt
Nam đây là giây phút đoàn tụ gia đình, và cũng là giây phút để đón nhận những lời
chúc phúc tốt đẹp nhất từ ông bà, cha mẹ. Từ những người thân thương nhất của
mình. Có lẽ, đây cũng là giây phút cô đơn nhất của những ai xa nhà, những ai
không có một mái ấm gia đình thực sự sẽ rất buồn và tủi khi không được đoàn tụ
với gia đình. Ngày xưa mỗi độ xuân về, mà nghe lời hát “Xuân này con không về”
là một lần nghe lòng tái tê, là một lần nhắc nhở mỗi người hãy nhớ rằng mình
còn có một mái ấm gia đình, còn có mẹ già, em thơ đang trông ngóng từng ngày.
Bài hát với gia điệu thật ray rứt như sau: “Con nhớ xuân này mẹ chờ tin con.
Khi pháo giao thừa rộn ràng muôn nơi. Năm trước con hẹn mùa xuân sẽ về. Trông
bánh chưng chờ đợi sáng. Đỏ hây hây như đôi má hồng”.
Vâng, mỗi khi nghe giai
điệu bài hát này ai cũng cảm thấy lòng bồi hồi gợi nhớ lại bao kỷ niệm thân
thương về một đêm giao thừa đoàn tụ với cha, với mẹ, với anh chị em trong mái ấm
gia đình. Và ai cũng mong muốn được trở về với gia đình, được đoàn tụ với những
người thân yêu trong giây phút linh thiêng nhất của một năm.
Giây phút đó, giờ đây
đang dần đến với chúng ta. Ai cũng mong được hạnh phúc trong giây phút đầu năm.
Ai cũng mong được sống đoàn tụ quây quần với những người thân yêu trong giây
phút hết sức linh thiêng này. Giây phút này chúng ta mới thấy cần có một mái ấm
gia đình. Giây phút này chúng ta mới thấy gia đình là một quà tặng thật qúy giá
mà Thiên Chúa đã tặng ban cho chúng ta.
Song song với tinh thần
đoàn tụ gia đình, truyền thống Việt Nam còn có một thói quen là xông nhà. Chúng
ta ao ước có một người tốt phúc tới xông nhà, để cầu phước cho một năm làm ăn
thuận buồm xuôi gió, cho một năm an bình thịnh vượng. Tôi ước mong qúy ông bà
và anh chị em hãy mời Chúa đến “xông nhà” chúng ta. Hãy lắng nghe Chúa chúc
phúc cho gia đình chúng ta. Năm nay với chủ để “ĐỒNG HÀNH VỚI GIA ĐÌNH KHÓ
KHĂN”, chúng ta hãy mời Chúa đồng hành với gia đình mình, hãy xin Chúa chúc
phúc cho gia đình chúng ta đựơc một năm cát tường thịnh vượng và gia đạo an
khang hạnh phúc. Thiên Chúa là tình yêu, nguyện xin tình yêu Chúa ở lại luôn
mãi trong các gia đình, để tình yêu của Ngài được thể hiện qua từng ngôn ngữ, từng
hành vi mà chúng ta dành cho nhau. Vì chưng, giá trị của một con người không hệ
tại ở sự giầu có, không hệ tại ở chức vụ quyền qúy cao sang, mà hệ tại ở tấm
lòng biết yêu thương. Vì thế, một gia đình hạnh phúc không hệ tại ở giầu sang
phú quý mà hệ tại ở một cuộc sống trên thuận, dưới hoà, người người biết yêu
thương nhau.
MỒNG MỘT TẾT
Trời Ban Heo Đất Trong Nhà
Hôm nay ngày đầu năm Con
Lợn tôi xin kể một câu chuyện cười ra nước mắt của tôi về con lợn.
Một buổi chiều trước khi
tắm tôi mở tivi, thấy con bé trên ti vi nói: da hồng hào, lông tơ mịn màng là dấu
chỉ khỏe mạnh. Tôi liền ngó vào gương thấy mặt cũng hồng, xoa vào tay thấy lông
cũng mịn, lòng mừng phấn khở, tôi mỉn cười một mình thì nghecon bé nói tiếp:
“kính thưa, quý bà con cô bác, chương trình chăn nuôi lợn tới đây là hết”! Hoá
ra nó nói con lợn các bác ạ! Xâu hổ quá thôi đành đi tắm vậy!
Nói gì thì nói: con lợn vẫn
là hình ảnh của sự nhàn hạ, có của ăn của để và là dấu chỉ sự khỏe mạnh:
“Trông mặt mà bắt hình
dong
Con lợn có béo thì lòng mới
ngon.”
Lợn còn làm biểu tượng
cho sự giàu có sung túc qua các lễ hội, đám đình vì thế dân gian Việt đã đặt ra
bài ca dao sau đây:
Thịt lợn nấu với măng hầm
Chờ ba ngày Tết, bà… quằm
với ông.
Đối với người Việt Nam
con lợn còn là vốn liếng để dành mà nhà nào cũng cần có để khi hữu sự mang ra
dùng. Nhưng nuôi thì nuôi chứ cũng phải nhờ Trời chúc phúc mới có của dư của để,
bằng không lại ế dài như câu ca dao đùa cợt cảnh mấy bà gánh heo đi rồi lại
gánh về:
“Ba bà đi bán lợn con
Bán đi chẳng được lon ton
chạy về
Ba bà đi bán lợn sề
Bán đi chẳng được chạy về
lon ton.”
Ngày đầu năm chúng ta hay
thăm hỏi nhau bạn làm ăn thế nào? Cuộc sống của bạn có bình an không? Dường như
ai cũng khiêm tốn trả lời: nhờ ơn Trời mà năm nay làm ăn tốt hơn. Nhờ ơn Chúa
mà được bình an mọi sự. Như năm nay nhiều nhà không bị dịch tai xanh thì nói :
nhờ ơn Trời mà nhà con không bị một con nào.
Nhà thơ Nguyễn Du năm xưa
cũng từng tin vào Trời. Ông Trời định đoạt mọi sự cho nhân gian.
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây
giữa trời”.
Quả thực, “Trời còn để có
hôm nay” để sống, để nhìn thấy nhau, là
ân ban bởi Trời. Mỗi ngày là một tặng phẩm của đất trời. Dầu không biết ngày
mai sẽ ra sao nhưng vẫn phải trân quý giây phút hiện tại để cám tạ ơn Trời đã
ban cho chúng ta được đoàn viên hôm nay. Dẫu rằng có những lúc : “Tan sương đầu
ngõ vén mây giữa trời”, thế nhưngsau những
rủi ro, cùng cực, khổ đau, thao thức, ba đào… Trời vẫn cho chúng ta có ngày hôm
nay để có thề sum vầy bên nhau.
Với tâm tình mùa xuân
không chỉ hướng lòng con người đến với nhau trong hội hè, đoàn tụ gia đình hay
dòng tộc. Mùa Xuân còn hướng chúng ta đến Đấng tạo thành. Chính Ngài đã làm cho
con tạo xoay vần có Xuân – Hạ – Thu – Đông. Chính Ngài đã tô điểm cho mùa xuân
thêm rạng ngời với ánh nắng lung linh, với gió nhè nhẹ lượn quanh người. Ngài
là chủ mùa Xuân. Ngài đã ban mùa xuân đến cho nhân trần. Ngài đã chúc phúc cho
mùa xuân với biết bao niềm vui của hội hè đình đám. Chính Ngài đã tạo dựng mùa
xuân đầu tiên nơi vườn địa đàng để Adam – Eva ngập tràn hạnh phúc yêu thương.
Đó là một mùa xuân bất tận. Một mùa xuân trường sinh. Mùa xuân ấy đã kết thúc
khi Adam – Eva quay lưng lại với Đấng tạo thành. Vườn xuân cũng khép lại. Cỏ dại
và sự dữ đã đi vào trần gian.
Thế nên, hướng về mùa
xuân con người được mời gọi giữ mãi mùa xuân trong lòng mình. Một mùa xuân ngập
tràn niềm vui hạnh phúc khi con người sống trong ân nghĩa với Đấng tạo thành. Một
mùa xuân ngập tràn yêu thương khi con người sống hòa thuận với nhau, tránh xa
những đố kỵ ghen tương và cùng nhau xây dựng hòa bình. Đó chính là cách chúng
ta gìn giữ mùa xuân trong cuộc đời chúng ta. Đừng như Adam đã đánh mất mùa xuân
khi phạm tội quay lưng lại với Đấng tạo thành.
Hôm nay ngày đầu xuân
chúng ta cũng cám ơn Ngài đã ban cho một Mùa Xuân với bao hương tình nồng ấm.
Cám ơn Ngài đã dẫn dắt cuộc đời chúng ta đi qua những thăng trầm của dòng đời.
Một dòng đời có xen lẫn buồn vui sướng khổ. Có nước mắt và nụ cười nhưng bàn
tay quan phòng của Đấng tạo hóa luôn làm chủ mọi biến cố xảy ra trong cuộc đời
con người. Đồng thời cũng phó dâng lên Ngài một năm mới vừa mới bắt đầu. Xin
Ngài lì xì cho chúng ta một năm mới thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý. Một năm
mới ngày nào cũng có “Thịt heo nấu với măng hầm” với của ăn của để như tích được
heo đất trong nhà. Xin Ngài làm chủ cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi.
NGÀY MỒNG HAI
Hiếu hôm nay. Phúc ngày
mai.
Cuộc sống con người luôn
có cho có nhận. Ta cho đi tình yêu thương, sự thiện hảo thì ta cũng nhận lại được
lòng tri ân và cảm tạ. Ta cho đi sự phục vụ quảng đại thì ta cũng nhận lại được
sự chia sẻ yêu thương của anh em. Thế nên, dòng chảy cuộc đời luôn đòi ta phải
tạo phúc cho đời, biết sống chia sẻ yêu thương thì con sóng yêu thương mới
mangphù sa yêu thương về lại cho ta.
Có câu chuyện kể rằng:
Tại làng kia, trong một
gia đình nọ có ông cụ già sống với con trai, nàng dâu và hai đứa cháu nội lên 8
và 6 tuổi. Cụ già, mắt mờ, tai gần như điếc và hai đầu gối thường rung chạm vào
nhau. Không trách gì mỗi lần ngồi vào bàn cơm với con cháu cụ thường ăn uống vụng
về, con trai và con dâu rất lấy làm khó chịu và xấu hổ, nên sau cùng họ quyết định
cho cụ ngồi ăn một mình trong góc nhà gần lò sưởi. Nàng dâu chỉ cho cụ một muôi
cháo trong cái chén bằng sành cũ kỹ. Cụ già chỉ biết tủi thân mắt đẫm lệ nhìn
con cháu vui vẻ trên bàn cơm.
Rồi một hôm vì quá yếu,
hai tay run rẩy không cầm nổi chén cháo trên tay nên đánh rớt xuống sàn nhà vỡ
tan từng mảnh. Nàng dâu không tiếc lời xỉ vả, lại còn nỡ lòng mua cho cụ một
cái chén bằng nhựa chỉ đáng mấy xu mà thôi. Cụ già chỉ biết tủi thân an phận thở
dài nhưng không một lời ca thán. Rồi một bữa nọ, hai đứa cháu nội ra cười chơi
nhặt những mảnh sảnh từ chén cơm mẻ của ông nội đã trượt tay đánh vỡ. Suốt buổi
hai anh em hý hoáy tìm cách dính những mảnh sành lại với nhau. Ba má em tìm
chúng quanh nhà, sau cùng mới thấy hai anh em ngồi chơi ngoài góc vườn. Thấy vậy
ba em hỏi:
– Con muốn làm gì với những
mảnh sành đó?
Không chút do dự, đứa em
thản nhiên đáp:
– Con muốn gắn những mảnh
sành này lại thành cái bát, để sau này khi ba má về già như ông nội, ba má sẽ
dùng chén này mà ăn.
Câu trả lời ngây thơ phát
xuất từ miệng một đứa trẻ vô tội đã trở nên như tiếng sét đánh ngang tai cho
cha mẹ nó. Họ đứng lặng nhìn nhau không nói một lời. Họ đã tự hiểu được hành động
vô ơn bất hiếu của mình đối với người cha già đã từng nhịn đắng nuốt cay từ lâu
vì những yếu đuối của tuổi già. Từ ngày đó, cụ già lại được đưa vào ngồi chung
với con cái trong bữa cơm và không còn phải nghe những lời xỉ vả mỗi lần vụng về
khi ăn uống nữa. Trái lại còn được chăm sóc rất chu đáo.
Hôm nay ngày Mồng Hai Tết
Giáo hội mời gọi chúng ta hãy dành trọn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông
bà cha mẹ. Vì trong đời một người, không ai có công lao với mình bằng cha mẹ.
Và càng không có ai dám hy sinh một đời vì chúng ta ngoài cha mẹ. Ơn sinh
thành, công dưỡng dục của cha mẹ thật lớn lao đến nỗi việc hiếu kính tổ tiên đã
trở thành đạo của cả dân tộc Việt Nam:
“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là
chân tu”.
Chân tu hiểu là sống đúng
với lương tri con người. Không vì tình mà quên nghĩa. Không vì tiền mà vong ân.
Người chân tu phải biết sống ân nghĩa với cha với mẹ. Sống tốt với gia đình. Sống
đẹp lòng mẹ cha. Đó là nền tảng đạo đức để sau này tung cánh vào đời, trở thành
kẻ có ích cho người, cho đời. “Tu thân tích đức, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Lòng hiếu thảo, đạo làm
con ấy được Thiên Chúa quy định trong giới răn thứ tư: “Ngươi hãy thảo kính cha
mẹ ngươi”. Đây là giới răn duy nhất trong 10 giới răn nhận được lời chúc phúc nếu
tuân giữ một cách trọn vẹn sẽ được sống lâu trên mặt đất. “Hãy thảo kính cha mẹ
ngươi thì ngươi sẽ được sống lâu trên mặt đất”.
Ngày xuân con cái sum vầy
bên cha mẹ không chỉ để nhận phong bao lì xì hay chỉ để kính biếu các ngài đồng
quà tấm bánh mà quan yếu là để nhận sự chúc lành của các ngài, để nói lời cám
ơn các ngài và tỏ tâm tình tri ân về tình yêu thẳm sâu mà các ngài dành cho con
cháu.
Đây là dịp để con cháu thổ
lộ chữ hiếu dành cho các bậc sinh thành. Đây là dịp để nói lên tấm lòng chân
tình tri ân dâng lên bậc sinh thành:
Tạ ơn cha đã cho con nhìn
thấy
Núi rất cao và biển rất
tuyệt vời
Tạ ơn mẹ, đã cho con hơi
thở
Và trái tim nhân ái làm
người
Đây là dịp con cái biểu lộ
chữ hiếu qua những hành vi không chỉ dâng hương kính bậc tổ tiên đã khuất mà
còn khiêm cung cúi mình kính lạy các bậc sinh thành.
Lạy thứ nhất con kính mừng
tuổi mẹ
Phong sắc hồng hào tâm thể
khang an
Những lo toan cơm áo chẳng
dễ dàng
Nên quá ít thời gian hầu
cận mẹ
Lạy thứ hai xin tạ lòng
trời bể
Ơn sinh thành dưỡng dục kể
sao khuây
Mỗi lần xuân con cháu tụ
về đây
Mừng tuổi mẹ kính dâng
thêm một tay.
Như thế, mùa xuân còn là
mùa của đoàn tụ, của sum họp. Mùa xuân không chỉ có không gian rạng ngời mà
lòng người cũng tràn ngập niềm vui vì có nghĩa tình đằm thắm của tình cha mẹ,
ông bà, anh em một nhà sum vầy bên nhau. Ước chi mùa xuân mãi ở lại đây để tình
nghĩa gia đình mãi hòa hợp yêu thương, để con cháu mãi sum vầy bên cha mẹ và
anh em hòa hợp bên nhau.
MỒNG BA TẾT
Mọi Sự Đều Nhờ Ơn Trên
Có lần tôi hỏi một bác
nông dân. Làm nghề nông cần nhất điều gì? Bác trả lời: cần 4 điều là ”Nhất thủy,
nhì nông, tam cần, tứ giống”.
Đúng là “nhất Thủy”, vì
nghề nông cần nhất là nước, có nước thì mới giải quyết được mọi sự, nhưng nếu
trời không mưa thì nước đâu mà tưới ? Thế nên, người xưa mới có câu: “mưu sự tại
nhân, thành sự tại thiên”. Con người dường như sống lệ thuộc vào Trời khi sống
và cả khi chết : Sống nhờ ơn Trời – Chết về chầu Trời.
Đây là niềm tin dân gian
nhưng luôn phản ánh chân lý là có Trời. Tin ông Trời. Cầu khẩn ông Trời. ông Trời
trở thành một thần linh luôn đồng hành với con người qua mọi thăng trầm. Tuy
không rõ Ông Trời thế nào nhưng không ai
lại không kính Trời. Ai cũng dành cho Ông Trời vị trí tôn thờ trên hết mọi sự.
Vì ông trời làm chủ vận mệnh muôn loài. Nhờ Trời mà con người có cái ăn, cái mặc:
“Nhờ Trời mưa thuận gió hoà
Nào cày, nào cấy trẻ già
đua nhau.
Tổ tiên chúng ta cũng đã
ý thức về sự nhỏ bé của mình nên đã cậy
dựa vào Ông Trời, xin Ông Trời phù hộ.
Vì thế mới có bài đồng dao :
Lạy trời
mưa xuống
Lấy nước
tôi uống
Lấy ruộng
tôi cầy
Lấy đầy
bát cơm
Lấy rơm đun bếp.
Trong tâm tình ấy,ngày Mồng
Ba Tết, chúng ta cầu cho công việc làm ăn và cầy cấy là phải lẽ, vì không có
Chúa thì :”Người lính canh đêm cũng hoài công”(Tv 126,1).Chúng ta xin Chúa ban
cho một năm “mưa thuận gió hòa”. Con người
chúng ta luôn ý thức sự nhỏ bé, giới hạn của mình trước biết bao công việc mưu
sinh hằng ngày. Chúng ta cần ân ban của
Trời cao. Chúng ta xác tín như người xưa
đã xác tín vào trời :
Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giầu, có chí thì nên.
Từ lâu người Việt Nam đã
biết có ông Trời.
Ông Trời gia ân cho con
người. Ông Trời điều khiển thời tiết cho
mưa cho nắng, con người hoàn toàn bó tay, chỉ biết xin ơn trên :
Ơn trời
mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn,
nơi thì cầy sâu.
Giờ đây chúng ta cùng hiệp
dâng Thánh Lễ để dâng lên Chúa công việc
và dự định của chúng ta trong năm nay. Chúng ta trao gởi công việc của chúng ta
cho Thiên Chúa. Xin Chúa chúc phúc và
thánh hóa công việc của chúng ta được mọi
sự như ý. Chúng ta xác tín rằng :”Nếu
như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Xin Chúa thương đón nhận những ước nguyện chân thành của chúng ta
trong năm mới hôm nay. Amen
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét