Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM


NGỘ  ĐỘC  THỰC  PHẨM
Bác Sĩ Ngô Đình Tân

1. Ngộ độc thực phẩm còn được dân gian gọi là trúng thực. Đây là căn bệnh khi hệ tiêu hóa bị ngộ độc do tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm độc. Thông thường bệnh không nguy hiểm nhưng đối với người có hệ đề kháng kém bệnh có thể trở lên trầm trọng và mang lại tử vong.
2. Trúng thực xảy ra sau khi tiêu thụ phải thực phẩm bị nhiễm độc do vi
khuẩn, siêu vi khuẩn và các độc tố. Khoảng vài giờ sau khi tiêu thụ thực
phẩm bị nhiễm độc bệnh nhân có những triệu chứng như buồn nôn, ói
mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi… Trung bình các triệu chứng
trên kéo dài 2-3 ngày là thuyên giảm và ngưng hẳng trong vòng 7 ngày.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp trúng thực có thể trở lên trầm trọng
và mang lại tử vong. Trẻ em dưới 5 tuổi và quí vị cao niên mang các căn
bệnh kinh niên vì hệ đề kháng yếu kém bệnh dễ trở lên trầm trọng.
3. Trúng thực trở lên trầm trọng khi các triệu chứng không thuyên giảm sau 2-3 ngày mà tiếp tục kéo dài nhiều ngày. Các triệu chúng báo động cần tham khảo bác sĩ ngay hoặc cấp cứu là ói mửa liên tục không giữ được đồ ăn trong bụng, ói ra máu, đi tiêu chảy nhiều hơn 7 lần trong ngày, đi cầu ra máu, đau bụng dữ dội kèm theo sốt trên 101o F, đi tiểu ít vì số lượng nước tiểu thấp, yếu cơ bắp toàn thân.
4. Khi bị trúng thực nếu nhẹ quí vị có thể tự chữa trị bằng cách dùng thuốc Peptobismol, ăn đổ lỏng và uống đủ nước là hồi phục lại, nên uớng nước pedialyte thay vì nước lã. Hoặc quí vị có thể tự bào chế nước bằng cách pha 1 lít nước hoà 1 muỗng muối, 1 muỗng baking soda và 3 muỗng đường.
5. Thực phẩm bị nhiễn độc do vi khuẩn, siêu vi khuoẩn và các độc tố. Vi
khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ra trúng thực, các vi khuẩn gây trúng thực thường gặp là loại campylo bacter, clostridium, dalmonella và ecoli trong thịt hoặc có chất bảo quản, hoặc trong sữa và các sản phẩm từ sữa chua qua diệt khuẩn. Ngoài ra còn có một số loại vi khuẩn sản xuất ngoại độc tố có thể gây ra trúng thực ngay cả khi tế bào vi khuẩn đã bị tiêu diệt.
Điển hình là ngộ độc Botulism do dùng đồ hộp quá đát. Botulism là căn
bệnh ngộ độc trầm trọng gây tạc hại đến hệ thần kinh, tim mạch và phổi.
6. Siêu vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây trúng thực nhất là tại các nước
phát triển. Ngoài nhiễm độc hệ tiêu hóa siêu vi khuẩn còn có thể nhiễm
độc các cơ quan khác trong cơ thể như gan, não, khớp…
7. Ngoài ra trúng thực còn xảy ra do dùng ngũ cốc nhiễm độc tố từ nấm
mốc. Các độc tố này có thể gây ra nhiều loại ung thư trong cơ thể.
8. Ngộ độc thực phẩm xảy ra bởi ba yếu tố
   1) Vệ sinh kém; nhất là mùa hè nhiệt độ cao tạo thuận lợi cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi và phát triển dễ dàng.
   2) Thực phẩm không được bảo quản đúng tiêu chuẩn
   3) Thực phẩm quá đát; các thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc là tiết canh, món gỏi, rau sống, thịt sống, cá sống, hải sản sống, xúc xích chưa nấu chin, sữa chưa được tiết trùng, thực phẩm quá đát nhất là đồ hộp qúa đát.
9. Cách thức ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm là rửa tay trước bữa ăn, giữ đồ dùng nấu ăn sạch sẽ nhất là dao kéo bát đĩa, giữ thực phẩm tươi một nơi riêng biệt, thực phẩm sẵn sàng dùng để một nơi khác, thực phẩm đông lạnh không nên để ra ngoài cho tan đá nhưng nên cho vào microwave
để làm tan đá trước khi nấu; nấu chin thực phẩm đến nhiệt độ đã được ấn định nhất là thit và cá.
Thực phẩm dễ hư cần được bảo quản lạnh trong vòng 2 tiếng sau khi mua nếu nhiệt độ ngoài trời trên 98oF thì phải để lạnh trong vòng 1 tiếng; thực phẩm sau khi đã hâm nóng 1 lần dùng không hết phần còn lại phải bỏ không nên để lại vào tủ lạnh để dùng sau này.
10. Cuối cùng trẻ em dưới 1 tuổi tránh dùng mật ong để ngừa ngộc độc botulism. Phụ nữ mang thai tránh dùng pho mát mềm để ngừa ngộ độc listeria. Ngộ độc do vi khuẩn listeria có thể làm xảy thai hoặc gây tổn thương đến hệ thần kinh của thai nhi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét