Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Luật mới cho toàn Giao hội...




Luật  mới  cho  toàn  Giáo  hội  nhằm  ngăn  ngừa  và  sửa  phạt  những  kẻ  lạm  dụng  tính  dục  hoặc  che  đậy
Thanh Quảng sdb-09/May/2019



Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn "Vos estis lux mundi" (Các con là Ánh sáng Muôn dân) đã thiết lập các tiến trình mới nhằm giúp báo cáo các vụ lạm dụng và bạo lực, cũng như để đảm bảo rằng các Giám mục và Bề trên các dòng tu phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Bộ luật bao gồm nghĩa vụ dành cho các giáo sĩ và tu sĩ phải báo cáo các vụ lạm dụng. Mỗi Giáo phận phải thiết lập một hệ thống cho phép công chúng báo cáo một các dễ dàng.

Tông huấn: "Vos estis lux mundi” – “Các con là Ánh sáng muôn dân”. 

Chúa Giêsu Kitô mời tất cả mọi tín hữu phải là những tấm gương sáng ngời về đức hạnh, toàn vẹn và thánh thiện. Tin Mừng thánh Matthêu là nguồn làm thành đề tài cho Tông huấn và những lời khởi đầu cho Tông huấn mà Đức Thánh Cha Phanxicô dùng để trừng phạt các tư giáo, tu sĩ ngay cả lệnh đình chỉ chức vụ của các Giám mục và các Bề trên nếu các ngài không can thiệp và bá cáo các vụ lạm dụng! Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng các tội ác lạm dụng tình dục là xúc phạm đến Thiên Chúa, gây phương hại về mọi mặt thể lý, tâm lý và tinh thần của các nạn nhân và làm thương tổn cho cộng đoàn tín hữu"; và Đức Thánh Cha đề cập đến trách nhiệm đặc biệt của những Người kế vị các thánh Tông đồ phải ngăn chặn những tội ác này. Tông huấn này là một thành quả của Thượng Hội Đồng đặc biệt bàn về việc bảo vệ các vị thành niên được tổ chức tại Vatican vào tháng 2 năm 2019. Nó thiết lập các quy tắc tố tụng mới để chống lại việc lạm dụng tình dục, nhằm đảm bảo rằng các Giám mục cũng như các Bề trên của các dòng tu phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình. Nó thiết lập các chuẩn mực luật lệ phổ quát, áp dụng cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Một "văn phòng" để nhận các báo cáo trong mỗi giáo phận

Trong số các chỉ dẫn mới được đưa ra là nghĩa vụ cho mọi Giáo phận trên thế giới phải thiết lập "một hay nhiều văn phòng cho công chúng bá cáo những gì có "liên quan đến việc lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ và tu sĩ, việc tàng trữ những hình ảnh có nội dung khiêu dâm của trẻ em, và việc che đậy các vụ lạm dụng. Luật mới không quy định những "hệ thống" này bao gồm những gì, bởi vì luật để cho các Giáo phận triển khai quyết định; cũng như tùy vào những điều kiện hoàn cảnh văn hóa khác nhau của địa phương mà quyết định. Mục đích là bất cứ ai bị lạm dụng đều có thể trình báo cho Giáo hội địa phương, với một đảm bảo là họ sẽ được đón nhận, bảo vệ không bị trả thù và các báo cáo của họ sẽ được xem xét một cách nghiêm túc.

Nghĩa vụ báo cáo

Một điều luật mới khác liên quan đến nghĩa vụ mà tất cả các giáo sĩ, và tu sĩ bất luận nam nữ phải "báo cáo kịp thời" tất cả các cáo buộc lạm dụng mà họ biết được, cũng như bất kỳ một sự thiếu sót hoặc che đậy nào trong việc xử lý các trường hợp lạm dụng cho giáo quyền. Mặc dù nghĩa vụ này trước đây thuộc về lương tâm cá nhân, nhưng bây giờ nó trở thành một luật công khai. Nghĩa vụ này sẽ nghiêm phạt đối với giáo sĩ và tu sĩ nếu không chu toàn, nhưng bất kỳ người giáo dân nào cũng có thể và được khuyến khích, sử dụng hệ thống này để báo cáo các hành vi bạo lực và lạm dụng cho các cơ quan thẩm quyền của giáo hội.

Không chỉ lạm dụng trẻ em

Tông huấn này không chỉ bao gồm các hành bạo lực và lạm dụng đối với trẻ vị thành niên mà ngay cả với người lớn bị tổn thương, bị lạm dụng tình dục và bạo lực do lạm quyền! Luật này bao gồm cả các trường hợp các giáo sĩ bạo lực chống lại các tu sĩ, cũng như lạm dụng đối với các thầy chủng sinh và các tập sinh.

Xử lý dành cho việc bao che

Một trong những yếu tố quan trọng là nhận dạng, như một hành vi cụ thể, được gọi là bao che, được định nghĩa là "hành động hoặc thiếu sót nhằm ém nhẹm hoặc tránh tiến trình điều tra dân sự hoặc điều tra giáo luật, dù là quy tắc hành chính hay tố tụng, chống lại giáo sĩ hay một tu sĩ liên quan đến các vụ lừa đảo "lạm dụng tình dục”. Phần này còn đề cập đến trọng trách của những người nắm giữ những trách nhiệm đặc biệt trong Giáo hội, cũng như những người theo dõi giải quyết những hành vi lạm dụng, đã che giấu cho đương sự thay vì bảo vệ những nạn nhân.

Bảo vệ những người dễ bị tổn thương

Tông huấn “Vos estis lux mundi” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em vị thành niên (bất kỳ ai dưới 18 tuổi) và những người dễ bị tổn thương. Định nghĩa về một "người dễ bị tổn thương" được bao trùm một cách bao quát gồm bất kỳ người nào trong tình trạng ốm yếu, thiếu thốn về thể chất lẫn tinh thần, những người không được tự do, trên thực tế thậm chí đôi khi họ bị hạn chế cả về khả năng hiểu biết hoặc ý thức chống lại các hành vi sai quấy. Về mặt này, Tông huấn mới lặp lại các giáo luật đã được hoàn chỉnh sau Công đồng Vatican (CCXCVII ngày 26 tháng 3 năm 2019).

Tôn trọng luật pháp của các quốc gia

Nghĩa vụ phải báo cáo lên các đấng bản quyền hoặc Bề trên địa phương không trằn tréo gì với nghĩa vụ phải báo cáo theo luật pháp của từng quốc gia. Trên thực tế, các quy phạm "áp dụng mà không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ được quy định ở mỗi nơi, theo luật của quốc gia, đặc biệt là các quy định liên quan đến bất kỳ nghĩa vụ báo cáo cho các cơ quan dân sự có thẩm quyền".

Việc bảo vệ nạn nhân và những người báo cáo

Phần dành riêng nhằm bảo vệ những người báo cáo việc lạm dụng cũng rất quan trọng. Theo quy định của Tông huấn thì bất luận một người nào đó báo cáo việc lạm dụng sẽ không bị "trả thù hoặc phân biệt đối xử" vì họ báo cáo. Vấn đề của các nạn nhân trong quá khứ được yêu cầu giữ bí mật cũng được đề cập tới: các quy luật phổ quát này quy định rằng nghĩa vụ giữ bí mật có thể không được áp dụng đối với bất kỳ người nào có liên quan đến nội dung của bản báo cáo. Hiển nhiên là ấn tòa giải tội vẫn được bảo mật tuyệt đối và bất khả xâm phạm và không bị ảnh hưởng bởi luật này. Tông huấn “Vos estis lux mundi” cũng cho hay nạn nhân và gia đình của họ phải được đối xử xứng với nhân phẩm và được tôn trọng và họ phải được sự trợ giúp về tinh thần, y tế và tâm lý thích hợp.

Cuộc điều tra của các giám mục

Tông huấn quy định việc điều tra của các Giám mục, Hồng Y, Bề trên dòng tu và tất cả những ai đứng đầu của Giáo phận, hoặc một lãnh địa cụ thể nào khác phải được thực hiện với mọi khả năng khác nhau, ngay cả khi chỉ mới tạm thời. Các quy tắc này không chỉ áp dụng cho trường hợp của những người bị điều tra vì hành vi lạm dụng tình dục mà còn áp dụng cho những ai bị coi là là "che đậy" cho các bị cáo, hoặc không điều tra và giải quyết các nố lạm dụng mà họ biết và có nhiệm vụ giải quyết.

Vai trò của các Giáo tỉnh

Có những điều luật mới liên quan đến vai trò của các Giáo tỉnh, các Tổng Giám mục trong các cuộc điều tra sơ bộ: nếu cá nhân bị cáo buộc là Giám mục, thì Tổng giám mục của Giáo tỉnh đó phải liên hệ về Tòa Thánh để được điều tra. Điều này nói lên vai trò truyền thống của ĐTC trong Giáo hội và sự hỗ tương đồng trách nhiệm của địa phương liên quan đến các cuộc điều tra về các Giám mục. Hàng tháng hay cứ ba mươi ngày, người chịu trách nhiệm điều tra phải tường trình về Tòa Thánh "một bản báo cáo về cuộc điều tra", mà tiến trình này phải được hoàn tất trong thời hạn chín mươi ngày "(có thể gia hạn nếu có "lý do chính đáng"). Điều này nhằm giúp Tòa Thánh có mốc điểm thời gian cụ thể và đòi hỏi các cơ quan tại Vatican phải hành động cho kịp thời.

Sự tham gia của giáo dân

Tông huấn trích dẫn Giáo luật nhấn mạnh đến sự đóng góp quan trọng của giáo dân, các tiêu chuẩn của Tông huấn quy định rằng Giáo tỉnh khi thực hiện các cuộc điều tra, có thể nhờ tới sự giúp đỡ của những "chuyên gia" và sự hợp tác của các tín hữu theo "nhu cầu cá nhân và hoàn cảnh đặc biệt”. Đức Thánh Cha đã nhiều lần công nhận sự trợ giúp của các nhà chuyên môn và kỹ năng chuyên biệt của người giáo dân là một nguồn lực quan trọng trong Giáo hội. Các quy luật giúp cho các Hội Đồng Giám mục và Giáo phận có thể liệt kê một danh sách những chuyên gia đủ điều kiện sẵn sàng cộng tác, nhưng trách nhiệm cuối cùng đối với các cuộc điều tra về việc lạm dụng vẫn thuộc về Tổng giám mục của Giáo tỉnh.

Giả thiết là vô tội

Nguyên tắc suy luận là “người bị tố cáo vô tội” được tái khẳng định. Các bị cáo sẽ được thông báo về cuộc điều tra khi được Tòa thánh yêu cầu. Lời buộc tội phải được thông báo cách công khai. Để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc điều tra và các bằng chứng; việc công báo này có thể được thông qua qua trong giai đoạn điều tra sơ bộ.

Kết luận của cuộc điều tra

Tông huấn không sửa đổi các hình phạt đối với các tội phạm đã gây ra, nhưng Tông huấn đặt ra các tiến trình và thủ tục báo cáo trong khi thực hiện cuộc điều tra sơ bộ. Khi kết thúc cuộc điều tra, Giáo tỉnh (trong một số trường hợp, Giám mục của Giáo phận giữ vai trò quan trọng hay thâm niên) thì hồ sơ phải chuyển về Tòa thánh. Sau đó, Thánh Bộ có thẩm quyền tiến hành "theo luật pháp quy định cho từng trường hợp cụ thể", tiến trình dựa trên cơ sở giáo luật đã có sẵn. Dựa trên kết quả của cuộc điều tra sơ bộ, Tòa Thánh có thể áp dụng các biện pháp ngưng chức ngay lập tức hay đặt ra những giới hạn cho đương sự.

Cam kết cụ thể

Với luật mới này, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Giáo Hội Công Giáo tiến thêm một bước nữa và cương quyết ngăn chặn và chống lại các việc lạm dụng bằng các hành động cụ thể. Như Đức Thánh Cha viết ở phần đầu của Tông huấn: "Để những hiện tượng này, dưới mọi hình thức, không bao giờ xảy ra nữa, cần phải có việc hoán cải trái tim liên nỉ và sâu sắc, được chứng thực bằng những hành động cụ thể và hiệu năng được mọi con cái trong Giáo hội hành động".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét