May 5, 2019 - Chúa nhật III Phục Sinh
năm C
Dù bất xứng,
Chúa cũng không
bỏ chúng ta.
Các Bạn thân mến,
Chúa nhật tuần này, đoạn
Tin Mừng như nhắc nhở chúng ta hãy tiếp tục tin cậy Chúa Phục Sinh, Đấng đã
quan tâm cứu rỗi nhân loại, và còn muốn gìn giữ chăm sóc mọi người, nên Ngài đã
truyền tới ba lần cho Thánh Phero thay mặt Ngài chăm sóc dẫn dắt các con chiên
của Ngài, và còn hứa bảo vệ Giáo Hội đến muôn đời, để không thế lực nào có thể
làm lung lay... Thực tế Phero cùng các vị kế tiếp đã nuôi dưỡng, bảo vệ được
Giáo Hội, đàn chiên vững mạnh hơn hai ngàn năm nay.
Đây là nội dung Tin Mừng
của thánh Gioan nói về lần hiện ra thứ ba sau sự Phục Sinh của Đức Kito:
1. Thủ lãnh Giáo Hội:
- Đức Giesu hỏi ông Simon Phero:"Này anh Simon, con ông Gioan, anh có
mến Thầy hơn các anh em này không?
- "Thưa Thầy có, Thầy biết còn yêu mến Thầy."
- "Hãy
chăm sóc chiên con của Thầy."
- Người lại hỏi:"Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?"
- "Thư Thầy có, Thầy biết còn yêu mến Thầy."
- "Hãy
chăn dắt chiên của Thầy."
- Người hỏi lần thứ ba:"Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?"
- Ông Phero buồn vì Người hỏi tới ba lần,
nhưng ông vẫn thành thật kiên nhẫn đáp:"Thưa
Thầy, Thầy biết rõ mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy."
- Đức Giesu đáp:"Hãy chăm sóc chiên của Thầy."
- Đó là mẩu đối thoại như cuộc phỏng vấn,
nhưng lại chỉ với một nội dung, một câu hỏi được đổi đi đổi lại, và cũng chỉ có
một câu trả lời duy nhất được lâp đi lập lại, giữa Chúa Phục Sinh và ông Phero.
- Có nhà chú giải Kinh thánh cho rằng vì ông
Phero chối Chúa ba lần, nên giờ muốn trao trách nhiệm, Chúa cũng hỏi ông Phero
ba lần cho chắc ăn!
- Ba lần chối Chúa thì ba lần Ngài cho ông cơ
hội để công khai tuyên bố lên lời yêu thương, để tuyên xưng niềm tin của ông
vào Ngài.
- Hiển nhiên giải thích gì thì mẩu đối thoại
đó cũng cho chúng ta thấy rằng chắc chắn ông Phero rất “quê”, rất gượng ngùng và buồn khổ vô cùng, bởi lời chối Thầy của
ông còn sờ sờ ra đấy, đã ai quên đâu!?
- Thế mà ông Phero vẫn trung thành với lòng
mình, can đảm xác nhận tình yêu của mình đối với Chúa và còn xác quyết sự hiểu
biết sâu kín của Đức Kito nữa.
- Đúng vậy, Chúa biết rõ lòng ông Phero nên đã
trao mệnh lệnh của Ngài:"Hãy chăm
sóc chiên con của Thầy - hãy chăn dắt chiên của Thầy - hãy chăm sóc chiên của
Thầy", mặc dù đã có lần ông chối Chúa và nhiều lần sai phạm khác.
- Phero được uỷ nhiệm chăm sóc, cưu mang đem
con người về với Chúa, hướng dẫn kẻ tin trong con đường chân lý, chăn giữ họ bằng
sự săn sóc ân cần, nuôi họ bằng Lời Chúa.
- Qua việc uỷ nhiệm cho Phero cũng như cho các
vị kế tiếp, chúng ta còn thấy điều cốt lõi là hình thức phục vụ không quan trọng
bằng động lực thúc đẩy phục vụ: đó là tình yêu tuyệt đối đối với Đức Kito.
- Phero đã xứng đáng với chức vụ thủ lãnh đòan
môn đệ, thủ lãnh Giáo Hội, chăm sóc đàn chiên Chúa trao, mạnh dạn làm chứng về
Chúa Phục Sinh cho đến khi ông cũng bị đóng đinh trên thập giá, và chết vì
Ngài.
- Ai cũng biết Phero là người tự tin, bộc trực,
nóng nẩy, nên hay vấp ngã. Nhưng Chúa lại chọn con người đầy khuyết điểm ấy làm
thủ lãnh Giáo hội, chăm sóc và phục vụ anh em, làm đá tảng vững chắc.
- Sau khi Phero chối Thầy, lẽ ra Chúa loại bỏ
ông, vì tội hèn nhát, phản bội, nhưng Ngài đã không làm như thế, không nhắc lại
lỗi lầm, mà còn tin tưởng, cất nhắc ông làm thủ lãnh. Bởi Ngài hiểu rõ tấm lòng
ông, sai trái của ông chỉ là hậu quả của tính yếu đuối chứ không phải tính xấu
xa, tính toán, mưu phần.
- Chứng tỏ Chúa thấu suốt tấm lòng mọi người,
đây là niềm an ủi và cho chúng ta sự cậy trông bền vững nơi Ngài, chẳng để ai bị
oan uổng bao giờ.
- Phero đã học được nhiều bài học quí giá, đặc
biệt là dù ông đã có nhiều lỗi lầm, nhưng Ngài vẫn yêu thương ông. Chính tình
thương của Ngài đã mang ông trở về với cuộc sống.
- Thật vậy, được yêu thương trong cái tốt của
mình là đương nhiên, nhưng được yêu trong sự yếu đuối tội lỗi của mình mới là một
cảm nghiệm sâu sắc tuyệt vời, bởi đó chính là ân sủng.
- Mọi người đều có phần trong chức vụ ân phúc
này là được ủy thác trách nhiệm nặng nhẹ khác nhau.
- Chuyện của Phero còn cho chúng ta niềm tin mạnh
mẽ, bởi tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, yếu đuối, thiếu kiên trì, hẹp
hòi. Noi gương Phero, chúng ta cần xét đoán dựa trên sự cam kết sống suốt đời
theo những gì mình tin tưởng, đừng xét đóan bản thân và người khác dựa trên những
sa ngã nhất thời của họ.
- Phero xứng đáng là chủ chăn, là mục tử, đã
được ủy thác từ Đức Giesu. Ông đã chia sẻ quyền hành, vai trò tốt đẹp cao trọng
ấy cho các vị kế nhiệm, để các vị ấy tiếp nối điều hành Giáo Hội, là một đại diện
sống động của Chúa Cha giữa chúng ta từ hơn hai ngàn năm nay mà không thế lực
nào có thể lay chuyển.
- Chúng ta cũng vậy, có thể chúng ta đã chối
Chúa bằng cách này cách khác, nhưng nếu chúng ta thật lòng ăn năn, nếu trong
thâm tâm chúng ta còn tình yêu chân thật với Đức Kito, thì hãy mạnh dạn đứng dậy,
khiêm tốn phục vụ cho chính nghĩa của Ngài.
- Mặt khác, chúng ta hãy xin Chúa hướng dẫn và
ban phúc lành cho các vị lãnh đạo của Giáo Hội, và hãy bỏ qua lỗi lầm của các vị
ấy để nhận ra dấu chỉ sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta, sao cho mọi người
cùng hoạt động thống nhất với các chủ chăn của mình, hầu Nước Chúa được lan
truyền nhanh chóng, mạnh mẽ trong thế gian này.
2.
Sự hiện diện liên tục của Chúa Phục Sinh:
- Các bài tường thuật về Chúa Phục Sinh hiện
ra giúp chúng ta hiểu biết về cách hiện diện của Ngài.
- Chúa hiện ra lúc các môn đệ đang làm công việc
thường ngày, nghĩa là Ngài vẫn hiện diện bên cạnh chúng ta trong những công việc
hằng ngày của cuộc sống.
- Tuy nhiên có người nhận ra, có người không
nhận ra Ngài.
- Người đầu tiên nhận ra ngay Đức Giesu Phục
Sinh là ông Gioan, vị tông đồ yêu mến Chúa đặc biệt và Chúa cũng yêu ông đặc biệt.
Cho chúng ta hiểu rằng tình yêu mách bảo chúng ta nhiều điều quí giá.
- Chúa hiện diện lần này với các tông đồ còn để
thăm hỏi, chuẩn bị nướng cá, bánh rồi kêu gọi các môn đệ cùng ăn với Ngài.
Nghĩa là Ngài hiện diện để chăm sóc sức khỏe cho chúng ta.
- Mặc dù ông Phero chối Chúa, nhưng Ngài đã
tha thứ, và tin tưởng trao nhiệm vụ quan trọng là chăm sóc đàn chiên của Ngài.
Rõ ràng Chúa ở bên cạnh chúng ta để giúp đỡ chứ không phải đẻ bắt lỗi chúng ta.
- Là tin hữu môn đệ Đức Giesu, chắc chắn Ngài
cần chúng ta làm chứng cho Ngài trong thế giới hôm nay, thời đại không phải đổ
máu, không phải chịu nhiều gian truân bắt bớ như xưa, nhưng lại cần can đảm
đương đầu với những loại khổ đau khác là đấu tranh với các loại độc hại xấu xa,
các khuynh hướng tự do quá trớn, thỏa mãn những nhu cầu độc hại, thờ ơ lãnh đạm
với tôn giáo, với đồng loại…
- Như thế nói về Chúa Phục Sinh tức là nói đến
niềm tin. Kinh nghiệm cho thấy có hai con đường dẫn đến niềm tin: lý luận và
tình yêu.
- Tin theo lý luận thì nhanh chóng, dễ dàng, vững
chắc, vì nó có đủ bằng chứng rõ ràng hiển nhiên.
- Nhưng thực tế những nhận thức, niềm tin
chúng ta có, nhiều khi không hẳn là dựa vào lý luận hiển nhiên, mà dựa vào sự
tin tưởng, bởi nhiều điều khó hoặc không thể kiểm chứng, mà phải chấp nhận do
người khác truyền lại, dạy lại, nói lại; và vì trân trọng, quí mến, yêu thương
người đó mà chúng ta tin.
- Đó còn là những điều không thấy được tận mắt,
sờ tận tay, mà chỉ được biết qua ghi chép, qua lịch sử.
- Tin Mừng cho chúng ta thấy cái nhìn, cái nhận
biết về Chúa Phục Sinh của Toma và Gioan hoàn toàn khác nhau: Toma phải sờ, phải
thấy tận mắt, còn Gioan thì chỉ thấy dấu chỉ là nhận ra ngay Chúa.
- Quả thật, sức khám phá của tình yêu thật to
lớn, tình yêu là một năng lực kỳ diệu, làm cho con người mạnh lên, thêm nghi lực,
thêm kiên nhẫn chịu đựng hy sinh, thêm lạc quan; tình yêu mở mắt, mở lòng trí để
nhận biết nhiều điều mà những người không có tình yêu không thể thấy.
- Toma và Gioan đại diện cho hai nhóm người
tin Đấng Phục sinh ngược nhau: Toma tin bằng lý luận, Gioan tin do tình yêu.
Tin bằng lý luận có thể dễ, nhưng còn bằng tình yêu thì thật khó, bởi không có
tình yêu, sẽ không nhận ra gì cả.
- Chúng ta hãy củng cố đức tin của mình bằng cả
hai con đường, nghĩa là một mặt cần suy nghĩ, lý luận vững chắc về Thiên Chúa;
mặt khác cần yêu mến Chúa nhiều hơn, bởi nếu có thêm sức mạnh của tình yêu,
chúng ta sẽ được mở mắt, mở trí khôn rộng lớn để nhận biết thêm những gì mà do
tình yêu mang lại cách nhanh chóng, nhẹ nhàng, tươi đẹp mà không kém phần vững
chắc.
- Cho nên muốn sống đạo tốt, cần có tình yêu với
Chúa và anh em, để hăng say tích cực trong bổn phận, thờ phượng, phục vụ, bác
ái, rao truyền... mà không chán nản, gượng ép, nặng nề, tính toán...
Hôm nay Chúa cũng gọi
chúng con sống theo Ngài, đặt Ngài lên trên hết mọi sự, gia đình sự nghiệp,
tình yêu. Chúng con chẳng thể từ chối với lý do này nọ. Xin ban tình yêu cho
chúng còn để chúng con sẵn sàng đi đến những nơi xa, bất ngờ nào mà Ngài muốn.Vì
Đức Giesu Phục Sinh, Ch ú a chúng con. Amen
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét