Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

ĐƯỢC TẠO DỰNG VÌ CHÂN LÝ, KHÔNG VÌ TÀ THUYẾT


ĐƯỢC  TẠO  DỰNG  VÌ  CHÂN  LÝ,  KHÔNG  VÌ  TÀ  THUYẾT
Wed, 15/05/2019 - Trầm Thiên Thu



“Phản nghịch cũng có tội như bói toán, ngoan cố là tội ác giống như thờ ngẫu tượng” (1 Sm 15:23).

Có vài điều làm đau lòng tín hữu Công giáo khi nghe ai đó nói “Tôi thực sự yêu mến Giáo Hội Công giáo, nhưng tôi không đồng thuận với vài giáo huấn của Giáo Hội”. Chúng ta có thể lịch sự đề cập vấn đề theo kiểu “Công giáo tự phục vụ” (cafeteria Catholic) với ý nghĩa là họ chọn các giáo huấn nào của Giáo Hội mà họ thích và phản đối các giáo huấn họ không thích.

Như Thánh Phaolô đã nói, chúng ta “hãy biết run sợ mà gắng sức lo sao cho mình được cứu độ” (Pl 2:12), kiểm tra mọi thứ và giữ điều tốt lành, chúng ta “hãy làm mọi việc mà đừng kêu ca hay phản kháng” (Pl 2:14). Đò là chúng ta “vật lộn” với các giáo huấn của Mẹ Giáo Hội cho tới khi chúng ta có thể bảo vệ các giáo huấn đó. ĐHY John Henry Newman nói: “Có cả ngàn nỗi khó khăn cũng không làm thành một nỗi nghi ngờ”. Từ ngữ “nghi ngờ” được sử dụng ở đây có nghĩa là “thực sự từ chối”.

1. BẢN CHẤT CỦA TÀ THUYẾT

Chúng ta bắt đầu hành trình tới lãnh địa nguy hiểm khi chúng ta khước từ giáo huấn của Giáo Hội trước khi áp dụng. Khi chúng ta không thể tự chiến đấu với sự khó khăn và nỗi nghi ngờ, đó là lúc chúng ta bắt đầu bất đồng trong cuộc tự thoại mà chúng ta đang ở gần vùng nguy hiểm. Cách chọn lựa công khai các giáo huấn của Giáo Hội là đúng luật, không quá nghiêm trọng hơn chọn lựa thực phẩm trong một cửa tiệm, cũng chẳng kém hơn khi chọn một tà thuyết. Từ ngữ tà thuyết (heresy) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “hairesis” – nghĩa là “chọn lựa”. Tuy nhiên, nên nói rõ chọn luật được nhiều người theo công khai hoặc cứ bướng bỉnh theo tà thuyết với nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là hệ lụy đời đời.

Đó là sự giả tạo của ý muốn tự do mà mỗi chúng ta phải tự quyết định cho mình nên chấp nhận hay khước từ các chân lý được mặc khải. Qua các thời đại, luôn có những người theo tà thuyết và các phong trào về tà thuyết. Tuy nhiên, chúng ta sống trong thời đại mà càng ngàng càng có nhiều người muốn khước từ một hoặc một số các giáo huấn của Đức Kitô. Chủ nghĩa tân thời là “sự tổng hợp của các tà thuyết” đã thúc đẩy cơn địa chấn trong khung cảnh triết học tới chủ nghĩa hoài nghi toàn cầu, và sự bất tín này làm cho các bài viết về đức tin gặp nhiều khó khăn hơn. Chúng ta có thể thắc mắc tại sao lại có sự bất tín mau chóng như vậy trong thời đại ngày nay mà chúng ta đang đắm mình trong ánh sáng của “sự soi sáng”. Dĩ nhiên vấn đề nổi loạn có từ xa xưa hơn cả Vườn Địa Đàng (vì Luxiphe nổi loạn trước Ông Bà Nguyên Tổ), nhưng nhìn lại lịch sử gần đây cũng khả dĩ hữu ích.

Năm 1798, Joseph de Maistre nói: “Từ thời Cải Cách đã có tinh thần nổi dậy muốn đấu tranh, có khi công khai, có khi riêng lẻ, chống đối mọi quyền tối thượng và nhất là chống lại tính quân chủ”. Loại bỏ các nguyên tắc đầu tiên của Aristotle và quyền bính của người thầy giỏi có cách giáo huấn dựa trên nền tảng noi gương Đức Kitô đã dẫn đến chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa cá nhân như thế này. De Maistre gọi đó là “cuộc nổi dậy của lý lẽ cá nhân chống lại lý lẽ chung”. Tinh thần nổi loạn hầu như bao phủ toàn bộ thời đại này, làm cho mỗi người là tiên tri, tư tế và vua chúa của chính mình.

De Maistre mô tả các điều kiện có thể của vô số những người ở trong tình trạng hoài nghi toàn cầu đặt nền tảng cho chúng ta chấm dứt như Thánh Phaolô đã mô tả sự sa đọa của Thời Cuối: “Vào những ngày sau hết sẽ có những lúc gay go. Quả thế, người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ân bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tình, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt kiêu căng, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa; hình thức của đạo thánh thì họ còn giữ, nhưng cái chính yếu thì đã chối bỏ. Anh hãy xa lánh cả những người ấy” (2 Tm 3:1-5).

Đó không phải là tiếng kêu xa vời đối với con người hiện đại và hẳn là đủ gần để chúng ta nhận biết rằng Công giáo có một số bất lợi. Nguồn gốc chính của con người được Thánh Phaolô mô tả là sự loại bỏ quyền bính của Thiên Chúa theo sau là sự bướng bỉnh cố ý do tình trạng tự tham khảo.

2. TÀ THUYẾT ĐẦU TIÊN

Với nhiều phong trào tà thuyết trong các thời đại và rất nhiều người theo tà thuyết trên thế giới ngày nay, một tà thuyết có thể đáng ngạc nhiên về người chủ trương tà thuyết đầu tiên. Đó là cuộc nổi loạn đầu tiên là khuôn mẫu cho các cuộc nổi loạn khác. Người theo tà thuyết đầu tiên đó là một hoàng tử của thế giới này, kẻ lừa đảo nhất, vua nói dối, không ai khác chính là Satan. Hắn đã từng là thiên thần xinh đẹp nhất và sáng láng nhất của Thiên Chúa, có tên gọi là Luxiphe – nghĩa là “người mang ánh sáng”.

Trong một sự kiện bí ẩn, sinh vật sáng láng nhất này nhìn thấy vẻ đẹp của mình và thấy rất giống nhân vật thần thoại Narcissus (nghĩa là “tự yêu mình thái quá”, và cũng là tên loài hoa Thủy Tiên), thế nên hắn say mê chính mình. Tính kiêu ngạo của hắn nổi dậy và hắn bắt đầu nghĩ mình xứng đáng có quyền bính và hưởng lời ca tụng vốn dĩ chỉ dành cho Thiên Chúa. Hắn tự cho mình hơn Đấng đã tạo nên mình. Trong cơn cuồn điên, hắn tự cho mình có quyền khước từ quyền bính của Thiên Chúa.

Sa ngã vì kiêu ngạo, Luxiphe tuyên bố: “Tôi sẽ không phục vụ”. Khi người Công giáo khước từ một hoặc nhiều giáo huấn bất biến của Giáo Hội, họ cũng giống như Luxiphe. Hắn đã đặt ý muốn của mình lên trên ý muốn của Chúa Cha toàn năng, phạm tội chống lại bản chất của sự thật, sự thiện, và vẻ đẹp mà sự phản bội của hắn đã làm mất 1/3 số thiên thần trên trời. Hắn đời đời phải xa cách Thiên Chúa và chịu hình phạt mãi mãi. Số phận tương tự cũng đang chờ những người muốn bắt chước Luxiphe – thiên thần sa ngã.

3. GIÁO HỘI VÀ THẾ GIỚI

Có khái niệm trái ngược với giáo huấn của Giáo Hội. Có khái niệm khác hành động theo cách trái ngược với giáo huấn của Giáo Hội. Cũng có khái niệm khác vẫn công khai bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội bằng lời nói và việc làm. Mặc dù ba điều này khác nhau, nhưng chúng chỉ khác nhau về mức độ chứ không khác nhau về loại hình. Họ hoàn toàn bất đồng quan điểm và chống lại lời mặc khải của Thiên Chúa được mô tả trong Kinh Tin Kính của các Tông Đồ, Học Thuyết và Giáo Lý bắt nguồn từ Kinh Thánh và Giáo Quyền.


Satan nói: “Tôi sẽ không phục vụ”. Tính kiêu ngạo quá quắt khiến nó tuyên bố như vậy, đó là bản chất của ma quỷ và đồng bọn. Chúng cố gắng lan tỏa lửa kiêu ngạo và máu tự yêu mình thái quá tại Vườn Địa Đàng. Chúng ta hãy nhận ra sự khác biệt giữa giáo huấn của Giáo Hội và giáo huấn của thế gian. Hai loại giáo huấn trái ngược nhau như ánh sáng đối nghịch với bóng tối. Trước tiên, chúng ta phải hiểu giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta phải đồng ý với bác học Albert Einstein nếu chúng ta muốn hiểu tuyết tương đối.


Chúng ta chắc chắn rằng Tác Giả của Sự Sống có quyền hành và uy tín để dạy chúng ta biết sự thật về bản chất của thực tại, mục đích của chúng ta trong cuộc sống và việc làm mà chúng ta được giao phó để hành động. Thế giới có cách trả lời về các vấn đề này, nhưng là cách trả lời sai. Thánh Phaolô cho biết: “Khí giới chúng tôi dùng để chiến đấu không phải là thứ khí giới thuộc xác thịt, nhưng là những khí giới, nhờ Thiên Chúa, có sức đánh đổ các đồn luỹ. Chúng tôi đánh đổ các kiểu lý luận và mọi thái độ kiêu căng chống lại sự hiểu biết Thiên Chúa. Chúng tôi bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Đức Kitô” (2 Cr 10:4-5). Nếu chúng ta quyết định tuân theo bất cứ nguồn nào ngoài Đức Kitô, chắc chắn chúng ta sẽ xa rời con đường chân chính và chúng ta sẽ có nguy cơ trở thành người theo tà thuyết. Thiên Chúa nhân lành đã tạo dựng chúng ta vì những điều tốt đẹp chứ không vì những điều xấu xa như vậy.


STEVEN JONATHAN RUMMELSBURG

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét