Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

May 19, 2019 – Chúa nhật V Phục Sinh năm C



May  19,  2019 – Chúa  nhật  V  Phục  Sinh  năm  C –  
Dấu  chỉ  môn  đệ  Đức  Giesu


Các Bạn thân mến,
Bài Tin mừng hôm nay trích trong bài từ biệt của Đức Giêsu trong bữa tiệc ly vào chiều thứ Năm tuần thánh. Khi Giuđa rời khỏi bàn tiệc rồi lao mình vào bóng đêm thì Đức Giêsu tuyên bố“Giờ Người được tôn vinh” đã bắt đầu đúng theo thánh ý Chúa Cha. Sau đó Đức Giêsu ban cho các môn đệ điều răn mới là “Hãy yêu thương nhau như Thầy”. Tình yêu thương lẫn nhau chính là dấu chỉ để người ngoài phân biệt các ông là môn đệ của Đức Giêsu.
Ai cũng biết rằng một lời hết sức tự nhiên nhưng khó khăn trong lời từ giã là phải nói về sự ra đi của mình. Đức Giesu cũng làm như thế với môn đệ cuả Ngài. Tuy nhiên Ngài báo trước cuộc đi xa này bằng từ ngữ rất khó hiểu đối với các môn đệ thời đó: Ngài sẽ được“vinh hiển” và cũng làm vinh hiển Chuá Cha qua cái chết và sự sống lại, Ngài tỏ bầy vinh quang qua:
1.  Vinh quang cuả Đức Giesu đã đến, vinh quang đó là thập gía:
-       Giuda đã ra đi và thập gía chắc chắn phải đến.
-       Ở đây chúng ta đang đối diện với một thực tế cuả cuộc đời: vinh quang rạng rỡ nhất trong đời sống là vinh quang đến từ sự hy sinh.
-       Người cha người mẹ hy sinh cho con cái, bạn bè hy sinh cho nhau…
-       Trong y khoa học, người ta thường nhớ đến những thầy thuốc, những khoa học gia đã hy sinh mạng sống để chữa lành nỗi đau đớn cuả con người, tìm ra những phương pháp hữu hiệu để mưu câù hạnh phúc cho nhân loại…
-       Trong mọi cuộc chiến tranh, vinh quang tuyệt đỉnh thuộc về những người đã bỏ thân xác nơi chiến trường.
-       Bài học đơn giản cuả lịch sử là những người chịu hy sinh lớn thì nhận được vinh quang cao cả. Và nhân loại không bao giờ quên ơn họ.
2.    Trong Đức Giesu, Thiên Chúa được tôn vinh:
-       Chỉ có một cách để chứng minh lòng kính yêu, ngưỡng mộ một lãnh tụ là vâng phục vị lãnh tụ ấy, vâng phục cho dến cuối cùng, dầu phải trải qua đau khổ, đắng cay!
-       Cũng như cách thế duy nhất để người con có thể đem lại vinh dự cho cha mẹ, ấy là vâng phục cha mẹ.
-       Đức Giesu cũng vậy, chính sự vâng phục tuyệt đối của Ngài, dù phải đi đến núi Sọ, đã đem lại vinh quanh cho Thiên Chúa.
3.    Trong Đức Giesu, Chuá Trời tự tôn vinh chính Ngài:
-       Điều lạ lùng là vinh quang tối cao của Thiên Chúa lại do sự nhập thể và thập gía cuả Đức Giesu.
-       Nếu Thiên Chúa cứ giữ sự uy nghiêm, cao trọng xa cách…không xúc động cảm thông trước sự đau khổ cuả con người thì người ta chỉ sợ hãi Ngài, có thể chiêm ngưỡng Ngài nhưng chẳng bao giờ yêu mến Ngài.
-       Định luật hy sinh không phải chỉ cuả thời gian, nhưng là cuả cả trời và đất.
-       Chính trong sự nhập thể và thập giá cuả Đức Giesu, vinh quang tối cao cuả Thiên Chúa được tỏ ra.
-       Vinh quang cuả Thiên Chuá biểu lộ trong sự phục vụ, thương yêu, chịu khổ vì con người, chết thay cho con ngừơi chứ không đầy đoạ nghiền nát con người…
-       Vinh hiển cuả Chuá không phải là vinh hiển cuả quyền lực đánh đổ, nhưng là vinh hiển cuả tình yêu chiụ khổ.
4.    Thiên Chuá sẽ tôn vinh Đức Giesu:
-       Hiện giờ thập giá là vinh quang cuả Đức Giesu, nhưng kế đến còn nhiều hơn thế nữa, sự Phục sinh, sự Thăng thiên, sự toàn thắng vẻ vang cuối cùng cuả Đấng Cứu Thế là điều Tân ước muốn nói tới khi đề cập đến sự trở lại trong vinh quang cuả Ngài.
-       Tại thập gía, Đức Giesu được vinh quang riêng cho Ngài, nhưng sẽ đến ngày, một ngày chắc chắn, lúc vinh quang của Đức Giesu được phô bầy cho thế giới và toàn vũ trụ.
-       Sự tôn vinh cuả Đức Giesu phaỉ tiếp theo sự sự sỉ nhục Ngài đã chịu, việc Ngài lên ngôi phải theo sau sự việc Ngài chịu đóng đinh. Chiếc mũ gai phải biến thành vương miện vinh hiển.
-       Chiến dịch là chiến dịch của thập giá, nhưng nhà vua sẽ bước vào chiến thắng khải hoàn mà cả thế gian đều trông thấy.
5.    Dấu chỉ một đệ Đức Giesu:
-       Khi chúng ta không có sức làm được gì, còn là người tội lỗi thì Đức Kito đã chết vì chúng ta
-       Thiên Chúa Tình Yêu là nguyên nhân phát sinh ơn Cứu Độ, thì kết quả là loài người được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết đời đời.
-       Tình yêu Đức Giêsu dạy các môn đệ tất nhiên phải là tình yêu sinh hiệu quả. Hiệu quả cụ thể được nói đến ở đây là:“Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy”.
-       Thật thế, khi chúng ta sống yêu thương khiến những người chung quanh nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa, thì đó chính là cách chúng ta làm cho tình yêu của Thiên Chúa được tôn vinh
-       Quả thật, Sống yêu thương là cách tốt nhất để ngợi khen, tôn vinh Thiên Chúa Và đã gọi là sống yêu thương, tức là phải thể hiện ra bằng cả tâm hồn và hành động.
        a) Thực hành yêu thương cụ thể
-  Người môn đệ của Đức Giêsu sẽ thể hiện tình yêu thương nhau qua việc năng họp mặt để lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và chia sẻ cơm bánh vật chất với nhau. Ngoài việc dự lễ nhà thờ, chúng ta cũng dành thời gian để gặp gỡ trao đổi và làm công tác bác ái chung với nhau.
-  Giúp nhau vượt qua hoàn cảnh nghèo đói, bệnh tật; quảng đại chia sẻ cơm bánh và động viên tinh thần, giúp nhau gia tăng đức tin, hoà giải các tranh chấp bất đồng, giúp nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, cuộc sống ổn định. Dấu hiệu rõ nhất của tình yêu là sẵn sàng hy sinh thì giờ, sức khoẻ, tiền bạc cho nhau…
         b) Chia sẻ phục vụ là dấu hiệu giúp người đời tin yêu Chúa:
-  Liên kết với nhau thành Nhóm Nhỏ nhằm giúp nhau sống giới răn mến Chúa yêu người của Đức Giêsu.
-  Gia Đình Nhóm Nhỏ cần họp mặt nhau luân phiên tại nhà các thành viên mỗi tháng, để đọc kinh chung, cùng nhau hiệp sống Tin Mừng, sau đó báo cáo công tác đã làm và phân công tác mới.
-  Công tác bác ái như thăm viếng các người già neo đơn taị tư gia, bệnh viện hay nhà dưỡng lão, thăm bệnh nhân liệt giường lâu ngày, thăm các đôi vợ chồng đang bất hòa, thăm người ngoại có thiện cảm với đạo, phúng viếng đám tang người mới qua đời…
- Thể hiện tình thương cụ thể đối với những người bất hạnh chính là phương thế hữu hiệu nhất để giới thiệu Chúa đến với mọi người, nhất là những người chưa biết Chúa. Nhờ đó họ sẽ dễ dàng tin yêu Chúa để được ơn cứu độ,

Lạy Đức Giesu, biết bao điều tốt đẹp chúng con được hưởng hôm nay là do sự hy sinh quên mình cuả người đi trước. Cuả các nhà nghiên cứu, các người rao giảng, cuả ông bà, cha mẹ thầy cô, cuả những người đã nằm xuống cho quê hương dân tộc.
Chúng con phải chọn lựa nhiều lần trong ngày giữa tha nhân và Thiên Chuá, chúng con phải chết cho chính mình.
Xin cho chúng con dám sống mầu nhiệm vượt qua, đi từ cõi chết đến nguồn sống, từ cái tôi hẹp hoì đến cái tôi rộng mở trước Đấng Tuyệt đối và tha nhân.
Xin giúp chúng con luôn thể hiện mình là môn đệ cuả Thiên Chúa tình yêu.  Amen.
Thân mến,
Duye nky












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét