Nếu thấy 11 dấu hiệu này trên cơ thể, hãy gặp bác sĩ ngay!
thanhnien.vn
Những dấu hiệu có thể chỉ
đơn giản là sự thiếu hụt dinh dưỡng nhưng cũng có thể là một bệnh nghiêm trọng
như tiểu đường, bệnh tim, viêm khớp, bệnh tự miễn hoặc thậm chí là ung thư.
Vì vậy, cần phải theo dõi
bất kỳ thay đổi mới nào trên cơ thể bạn. Bác sĩ có thể giúp phát hiện ra các vấn
đề sức khỏe của bạn.
Nếu thấy bất kỳ điều nào
sau đây, hãy đi khám ngay kẻo muộn, theo Reader’s Digest
1.
Nốt ruồi mới hoặc sự thay đổi ở nốt ruồi cũ
Khi nhìn thấy nốt ruồi mới
hoặc nốt ruồi cũ bỗng thay đổi, bác sĩ Natalie Yin, tại Trung tâm Y tế Đại học
Columbia (Mỹ), khuyên nên tìm các dấu hiệu của khối u ác tính sau đây: Bất đối
xứng, đường viền không đều hoặc không xác định; màu sắc: nhiều hơn một màu; đường
kính: tổn thương lớn hơn cần kiểm tra; và tổn thương thay đổi theo thời gian.
Các dấu hiệu cơ thể khác
có thể là dấu hiệu của ung thư da bao gồm vết loét không lành và nốt ruồi mới
xuất hiện.
2. Bất kỳ loại u nào
Không được bỏ qua bất kỳ
sự xuất hiện mới hoặc thay đổi đáng ngờ nào trên cơ thể, đặc biệt là khối u.
Bất kỳ sự xuất hiện mới
hoặc sự thay đổi của khối u, nốt ruồi hoặc vết loét trên cơ thể nên được bác sĩ
theo dõi ngay lập tức. Vì nếu đó là ung thư, thì việc phát hiện và điều trị sớm
là chìa khóa cho kết quả tốt hơn, theo Reader’s Digest.
3. Một đường sẫm màu trên móng
Những đường màu nâu sẫm
hoặc đen trên móng có thể là dấu hiệu của u ác tính ở móng hoặc dưới da xảy ra
dưới móng.
Các chấm khác trên móng
tay cũng có thể là dấu hiệu của khối u ác tính, gồm cả vùng da sẫm màu quanh
móng tay, chảy máu và vết nứt trên móng, theo Học viện Da liễu Mỹ.
4. Đốm trắng ở phần da bên dưới móng
Đốm ở phần da dưới móng
có thể là do các vấn đề sức khỏe ở thận, gan hoặc tim.
Nếu ấn vào móng tay mà đốm
trắng biến mất hoặc thay đổi màu sắc, đó là đốm ở phần da dưới móng.
5. Vết lõm trên móng
tay
Các vết lõm trên móng,
thường ở móng tay hơn là móng chân. Vết thương, bệnh rụng tóc hoặc bệnh vẩy nến
móng tay có thể gây ra những vết lõm này.
6. Đốm
trên răng
Những đốm trắng, vàng hoặc
nâu trên răng có thể là dấu hiệu của bệnh celiac. Rối loạn tự miễn là một phản ứng
khi ăn gluten - một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, dẫn
đến tổn thương dạ dày và khó hấp thụ chất dinh dưỡng, theo Reader’s Digest.
Một trong những chất dinh
dưỡng khó hấp thụ này là canxi, có vai trò làm răng chắc khỏe. Có thể thấy dấu
hiệu này ở khoảng 40 - 50% trẻ em bị bệnh celiac, tiến sĩ Hilary Jericho,
chuyên khoa tiêu hóa nhi tại Đại học Chicago (Mỹ), cho biết.
7. Đốm như bụi bẩn trên cổ
Phát ban giống như bụi bẩn
xuất hiện trên cổ, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin.
Phát ban này cũng có thể
là do một vấn đề nội tiết tiềm ẩn như bệnh tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa
nang hoặc vấn đề về tuyến thượng thận.
Ngoài ra, trong những trường
hợp hiếm gặp, có thể là dấu hiệu của ung thư tiềm ẩn ở dạ dày, đại tràng hoặc
gan. Phổ biến hơn ở người béo phì và di truyền.
Tuy nhiên, phát ban này
có thể là do các loại thuốc như ngừa thai hoặc niacin, nhưng vẫn nên đi khám
ngay.
8. Da
sần vỏ cam
Vết rỗ trên da giống như
vỏ cam có thể là do các vấn đề sức khỏe khác nhau. Một là ung thư vú viêm nhiễm,
gây đỏ và sưng với vết lõm. Vết lõm trên cánh tay và chân là do mắc bệnh tiểu
đường.
9. Vết bầm nặng không có lí do
Theo Trung tâm điều trị
ung thư Mỹ, vết bầm tím không thể giải thích được có thể là dấu hiệu sớm của bệnh
bạch cầu. Theo thời gian, bệnh bạch cầu làm suy yếu khả năng vận chuyển ô xy của
máu và gây ra cục máu đông, dẫn đến vết bầm tím, theo Reader’s Digest.
Tuy nhiên, thiếu vitamin
C cũng có thể gây ra vết bầm tím nặng hoặc do số lượng tế bào máu thấp hoặc bất
thường, tiến sĩ Lipner, bác sĩ da liễu ở Đại học New York (Mỹ), cho biết.
Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn
gặp phải những dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
10.Sưng
tấy đỏ trong lòng bàn tay
Có nhiều nguyên nhân gây
ra các vết đỏ trên lòng bàn tay, và một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn.
Theo bác sĩ Lipner, những
vết tấy đỏ này có thể xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm như bệnh chàm hoặc
bệnh vẩy nến hoặc các bệnh truyền nhiễm như nấm da, giang mai hoặc vi rút. Các
nguyên nhân khác bao gồm bệnh gan, bệnh nội tiết và viêm khớp dạng thấp, theo
Reader’s Digest.
11.Những đốm máu tái phát trong mắt
Xuất huyết màng kết do một
mạch máu bị vỡ trong mắt có thể đáng báo động.
Xuất huyết tái phát thường
gặp ở người bị huyết áp cao hoặc bị tiểu đường, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét