Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

ĐIÊU ĐỨNG CHỦ NGHĨA TỰ DO

 

Mon, 25/07/2022 - Trầm Thiên Thu

ĐIÊU  ĐỨNG  CHỦ  NGHĨA  TỰ  DO

Có hai “chủ nghĩa tự do” riêng biệt đe dọa xã hội Mỹ ngày nay, với những nguồn gốc khác nhau và những con đường khác nhau. Chúng yêu cầu các phản hồi khác nhau. Tôi gọi đó là “chủ nghĩa tự do nới lỏng” và “chủ nghĩa tự do phá hoại.”

“Chủ nghĩa tự do nới lỏng” là quan điểm cho rằng tất cả con người theo bản chất là tự do và độc lập. Do đó, giao kèo duy nhất ràng buộc họ một cách hợp pháp là những thứ họ đã tự do tham gia. Theo triết lý chính trị, quan điểm như vậy rất hữu ích để chuyển chứng cớ cho hoàng gia và giới quý tộc, để biện hộ cho lý do họ nên quản lý. Nó làm rõ cách thức đối với chính phủ, “của dân tộc, bởi dân tộc và vì dân tộc.” Nhưng xét chung về bản chất con người, nó có tính ăn mòn, vì theo tiêu chuẩn của nó thì gia đình, Giáo hội và xã hội dân sự là bất công.

“Chủ nghĩa tự do nới lỏng” trở nên ăn mòn đặc biệt khi được áp dụng cho các mối quan hệ kinh tế (“thị trường”), bởi vì các mối quan hệ này có sức lan tỏa rất lớn mạnh. Tác dụng của nó là đẩy ra khỏi lĩnh vực đó bất kỳ ý nghĩa nào cho rằng những người tham gia thị trường nên hành động vì lợi ích chung. Do đó, nó cho phép những người giàu có và quyền lực thúc đẩy lợi ích của chính họ, dưới chiêu bài “tự do và bình đẳng.”

Khi các nhà phê bình Công giáo tuyên bố rằng “chủ nghĩa tự do” đã thất bại, hoặc khi nó tấn công thị trường tự do, nó thường nghĩ đến “chủ nghĩa tự do nới lỏng” này. Có một hình thức khác của chủ nghĩa tự do ít nhất là mơ hồ, mà tôi gọi là “chủ nghĩa tự do phá hoại,” bởi vì các hành động phá hủy được yêu cầu theo cách hiểu của nó về mối quan tâm xã hội.

Có lẽ bạn nhớ lại nhận xét của Robert Frost rằng “người theo chủ nghĩa tự do là người có tư duy rộng lớn đến mức họ sẽ không đứng về phía mình trong cuộc cãi vã.” Nhận xét đó đáng lẽ đã cảnh báo chúng ta rằng có một loại chủ nghĩa tự do khác với loại chủ nghĩa “nới lỏng.” Loại khác này thoạt đầu được đánh dấu bằng sự lánh mình có sức hấp dẫn, có thể trông rất giống sự khiêm tốn. Nhưng nó nở rộ thành kiểu tự sát trí tuệ. Thật vậy, hoa nở đầy đủ của nó là không trung thành với các cam kết của chính nó, sự lật đổ họ và những người vẫn giữ chúng. Rõ ràng con đường như vậy rất khác với logic của “những người nhận thức về tự do và bình đẳng.”

Chúng ta thấy những ví dụ về “chủ nghĩa tự do phá hoại” xung quanh chúng ta. Hãy coi việc phá thai hợp pháp được hiểu là “quyền” phá thai, nghĩa là, khi tuyên bố chống lại bạn và tôi rằng chúng ta có nhiệm vụ ủng hộ nó. Điều đó chưa đủ, vì người theo “chủ nghĩa tự do phá hoại,” nếu bạn và tôi thể hiện lòng trắc ẩn đối với các phụ nữ mang thai khó khăn bằng mọi cách: chúng ta cũng phủ nhận và hủy hoại tình yêu của chúng ta đối với thai nhi, tức là hủy hoại chính chúng ta. Sự cẩn thận của chúng ta không được chứng tỏ với họ nếu không có hành động tự hủy hoại đó.

Hoặc theo chủ nghĩa chuyển giới tính: chúng ta không đủ để cộng tác tìm cách giúp những người có nhiều đau khổ có thể phát triển tốt nhất có thể. Hơn nữa, điều cần thiết là nam giới và nữ giới, cha và mẹ, bị hủy diệt khi làm như vậy. Sự hủy diệt cần thiết vì lợi ích của “sự bao gồm,” sự bao gồm chỉ được tính nếu nó liên quan hành động phá hủy những gì trước đây đã bị loại trừ. Người ta có thể thấy rằng tất cả các “cải cách” của người tự do phá hoại đều có đặc điểm này. Chúng ta nghĩ mình đã đạt được tiến bộ trong việc thuyết phục bằng cách chỉ ra mức độ phá hoại trong “sự cải cách” (hậu quả không thể lường trước) mà không thấy rằng sự phá hoại chính xác là điều cần thiết để làm bằng chứng tình yêu.

Để hiểu đầy đủ “chủ nghĩa tự do phá hoại” là gì và nó hoạt động như thế nào, chúng ta phải hiểu nó là sự băng hoại của lòng bác ái Kitô giáo. Trong hành động từ thiện, bề ngoài có thể thấy như thể người cho đã tự hủy hoại họ để làm lợi cho người khác. Hãy xem gương Thánh Maximilian Kolbe, xảy ra tại trại tù Auschwitz, chết thay một bạn tù. Chẳng phải chúng ta ca ngợi Lm Kolbe vì đã tự hủy diệt chính mình để hỗ trợ người khác sao? Thực sự không phải vậy. Đúng là Lm Kolbe đã xả thân hy sinh, nhưng trong hành động đó, ngài đã giành được vương miện tử đạo và vinh quang trên Thiên Đàng, thậm chí cả sự ca ngợi của Giáo hội. Vị trí của ngài sau hành động của ngài, được tính toán đầy đủ, là lợi ích kỳ diệu chứ không hoàn toàn mất mát hoặc thua thiệt.

Tuy nhiên, hãy tưởng tượng một người thiếu đức tin mà thấy gương Lm Kolbe. Hãy tưởng tượng ai đó nghĩ rằng thứ hàng hóa và điều xấu duy nhất có thể chơi, trong hành động yêu thương, là hàng hóa thân xác và điều xấu, những thú vui và nỗi đau về thể xác. Khi thấy gương Lm Kolbe được ngưỡng mộ chính xác vì sự hy sinh cho người bạn tù, hẳn là người ta cho rằng lòng từ thiện là cực đoan nhất khi nó liên quan sự hy sinh hủy diệt những gì người ta trân trọng nhất. Như vậy, một người thực sự hy sinh những cam kết sâu sắc nhất của mình lại thể hiện sự coi thường bản thân, và coi trọng tình yêu dành cho người khác, có lớn hơn một người hy sinh chính thân thể mình?

Nhiều quan điểm thần học sai lầm khác nhau sẽ khuyến khích trong giả thuyết này: ví dụ ý tưởng cho rằng Chúa Giêsu đã thực sự trút bỏ thần tính để trở thành con người – hiểu sai về cách giải thích của Thánh Phaolô về “kenosis” (Mầu Nhiệm Tự Hủy của Chúa Giêsu): nếu vậy, chúng ta cũng không nên noi gương đó, và phủ nhận điều thiêng liêng trong chúng ta, để giúp đỡ người khác?

Hoặc giả thuyết phổ quát là đúng, và tất cả mọi người đều được cứu độ, kể cả những người được cho là tội nhân đáng khinh – sau đó, đối với tất cả những gì chúng ta biết, một tội nhân công khai đáng khinh, người tự bảo vệ mình bằng cách nói rằng họ quan tâm người khác hơn giáo lý đúng đắn và luật luân lý, sẽ thể hiện lòng bác ái cao cả hơn một người bề ngoài có vẻ ngay thẳng – chính xác vì họ đã coi thường và từ chối những điều này.

Đối với người theo “chủ nghĩa tự do phá hoại,” tổng thống Joe Biden hoặc Nancy Pelosi rõ ràng sẽ xuất hiện đáng ngưỡng mộ hơn, từ thiện hơn, so với việc xuất hiện là nhà hoạt động bảo vệ sự sống, bởi vì Biden và Pelosi tự cho mình là những người làm điều tốt qua việc hy sinh những gì họ muốn nắm giữ nhất.

Trong trường hợp này cũng như trong nhiều trường hợp khác, các bộ phim nói với chúng ta về chính chúng ta. Vào những năm 1990, có bộ phim “Breaking the Waves,” lấy bối cảnh ở Scotland, kể về một người chồng, sau khi bị liệt trong một vụ tai nạn tại nơi làm việc, vì thương vợ nên đã bảo cô ấy ngoại tình và báo cáo lại các chi tiết, vì vậy anh ta có thể chia sẻ chúng. Lúc đầu, người vợ ngạc nhiên nhưng rồi đồng ý làm theo những cách khủng khiếp. Các nhà làm phim rõ ràng muốn thể hiện cô là một phụ nữ có tình yêu hy sinh cao cả, trong khi những người đi nhà thờ ở xung quanh cô lại chỉ trích cô là đạo đức giả, tự cho mình là đúng.

Nếu cơ sở thần học mà tôi đã phác thảo cho “chủ nghĩa tự do phá hoại” có vẻ xa vời đối với bạn, hãy xem xét sự phản ánh này của một giáo sĩ có vị trí tốt:

Có thể có một món quà đích thực của chính mình cho người khác, trong đó Cuộc Rước Thánh Linh được mở rộng, cùng với kinh nghiệm khôn ngoan hấp dẫn, trong đó Cuộc Rước Chúa Con được mở rộng, nhưng cùng tồn tại với những khiếm khuyết về đạo đức. Theo nghĩa này – xét một trường hợp cực đoan – tôi có thể chấp nhận cách giải thích tích cực mà một số nhà bình luận đặt lên bộ phim “Breaking the Waves.”

Nhận xét này là của Đức TGM Victor Manuel Fernandez, người nổi tiếng là cố vấn thần học thân cận nhất của ĐGH Phanxicô và là người viết về Amoris Laetitia. (Đoạn văn trích từ “La Mistica de estar atento al otro” – Bí Ẩn của việc chú ý đến người khác, Communio, Revista Catolica Internacional, Ano 6, No. 3, tháng 9-1999, trang 73-74.)

Làm thế nào người có quan điểm sáng suốt lại nghĩ đến việc sử dụng bộ phim như vậy như một ví dụ về chân lý đạo đức? Chắc chắn có những hình thức tốt của chủ nghĩa tự do, chẳng hạn như “hệ thống tự do tự nhiên,” được Adam Smith và James Wilson bảo vệ, trong số những thứ khác, có thể tự phát triển thành một trật tự, có lợi cho công ích, giữa những công dân tử tế. Tôi coi mình như một người phóng khoáng. Tôi không phải là người không để ý đến quan điểm của mình trong cuộc cãi vã, và tôi nghĩ gia đình cho chúng ta biết nhiều về bản thân mình hơn là vị trí ban đầu của những triết gia có ảnh hưởng lớn như John Rawls.

Chúng tôi gọi những người theo chủ nghĩa tự do phá hoại là “những người tự do,” mặc dù thông thường họ mua một loại tự do nào đó cho một số rất ít người với cái giá là quyền tự do hợp pháp của nhiều người khác.

Nhưng cho dù nó được gọi đúng là “chủ nghĩa tự do” hay không, chúng ta thực sự cần thấy rằng bên cạnh một chủ nghĩa tự do nới lỏng khiến “trung tâm không thể giữ vững,” còn có một thứ khác, một thứ tìm kiếm sự hủy diệt, đang hướng tới Belem.

MICHAEL PAKALUK

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét