5 phương pháp hữu hiệu rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
- Minh Huyền
- •
- • trithucvn.net
Thực tế mà nói, nhiều người cho rằng nhẫn nại ở người trưởng thành còn khó làm, huống hồ là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có những phương pháp hữu hiệu có thể giúp bạn phát triển tính kiên nhẫn và khả năng tự kiểm soát cho trẻ, mà không hề nhàm chán, cũng không cần phải vò đầu bứt tai nghĩ “kế sách”.
Sau đây là 5 lời khuyên mà Bright Side nhận thấy rằng tuy đơn giản nhưng lại vô cùng thiết thực giúp rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ.
1. Dạy con những trò chơi mà các bé có thể chơi một mình
Có một vài lý do tại sao việc chơi một mình là rất quan trọng đối với trẻ em. Một trong số đó là bạn hãy tạo điều kiện để các con tự mình giải trí bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào có thể để kích thích óc sáng tạo của trẻ. Trí tưởng tượng của trẻ là không biên giới, thêm vào đó, những trò chơi này không cần bất kỳ sự chuẩn bị hoặc các vật dụng đặc biệt nào cả.
Loại trò chơi hạn chế cho trẻ chơi: Trò chơi điện tử trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, bởi nó không khích lệ nhiều cho sự phát triển của trí tưởng tượng và tính sáng tạo của trẻ (quá trình và kết quả của các trò chơi này bị định ra từ trước bởi người phát triển trò chơi).
Loại trò chơi cần khuyến khích: Trò chơi ghép hình giải câu đố, truy tìm kho báu, tưởng tượng các câu chuyện dạng như chuyện cổ tích, diễn kịch, trò chơi nhập vai, v.v…
Có một vài cách để dạy trẻ chơi độc lập, và nếu bạn kiên nhẫn, bạn sẽ thấy kết quả vượt quá mọi mong đợi của mình.
2. Nghĩ ra trò chơi để “cứu cánh” cho cha mẹ khi trẻ phải chờ đợi ở những nơi công cộng
Trẻ em luôn luôn chán chường khi phải chờ đợi cho đến khi xe buýt đến, hay chờ mẹ quay trở lại sau khi mua sắm xong. Đối với những dịp này, chuyển hướng sự chú ý của trẻ là cách làm thông minh.
Một số trò chơi nên áp dụng: Phụ huynh hãy cũng con tham gia một trò chơi tìm kiếm các vật thể ở xung quanh, với một điều kiện nhất định (ví dụ quy định về màu sắc, hình dạng, chữ cái đầu tiên của tên gọi của vật thể…). Người đầu tiên đếm đến đồ vật thứ 20 theo điều kiện đã thỏa thuận ban đầu (hoặc một số nào khác quy ước từ đầu) sẽ là người thắng cuộc, và sẽ có quyền yêu cầu phần thưởng mình muốn. Ví dụ, bạn có thể cùng con đếm các xe ô tô trong khi chờ đợi tại một trạm xe buýt hoặc đếm các biển hiệu trong khi đi lại.
“Mánh lới” ở đây là: Trước hết, đây là một trò chơi mà trẻ nhỏ rất say sưa, mà cũng cho phép bạn có thể điều chỉnh các quy tắc chơi tùy thuộc vào độ tuổi của các bé. Thứ hai, cha mẹ không phải tham gia tích cực vì bọn trẻ thường đếm tranh cả phần của bố mẹ.
3. Dạy trẻ cách mường tượng về thời gian
Khi lên 9 tuổi, trẻ em bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. Trước đó, tư duy làm việc của các bé hoạt động theo cách trực quan, cụ thể hơn, đó là lý do tại sao có thể là chúng khó mà hình dung ra được giữa 15 và 45 phút khác nhau ra sao.
Bởi vậy, việc cha mẹ giúp trẻ hình dung để định lượng thời gian bất cứ khi nào có thể là một việc cần thiết và hữu ích.
Cách nói cần tránh của cha mẹ: “Một tiếng nữa chúng ta sẽ rời đi” hay “Con có 10 phút để thu gom đồ chơi của của mình” bởi những câu nhắc như vậy dường như ‘vô nghĩa’ với trẻ khi chúng không định lượng được thời gian.
Phụ huynh nên nói: “Bố sẽ đi làm về vào lúc mặt trời lặn xuống phía sau nóc nhà đằng kia.”
Bên cạnh đó, để việc chờ đợi sẽ không quá “tàn nhẫn” đối với một đứa trẻ, phụ huynh hãy giúp các em có cách so sánh về thời gian của riêng mình, dạng như: “Ồ, điều này sẽ nhanh như mình chải răng thôi”.
4. Một “mẹo” đơn giản để trẻ không ngắt lời người lớn
Allison Hendrix, một blogger và là mẹ của hai đứa con, đã đưa ra một Quy tắc ngắt lời lan truyền rộng rãi trên Internet bởi tính đơn giản và thông minh của nó.
Quy tắc: Khi một đứa trẻ muốn nói điều gì đó trong khi cha mẹ đang nói chuyện với người khác, chúng chỉ cần đặt tay chúng lên tay hoặc lên vai của phụ huynh. Nếu cha mẹ hưởng ứng bằng cách chạm tay vào tay chúng, điều đó có nghĩa là đứa trẻ đó đã được cha mẹ “nghe thấy” và sẽ được tham dự cùng sớm nhất có thể.
Vì sao lại có tác dụng: Rõ ràng hành động đó sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy đang được bố mẹ tôn trọng và không bị lờ đi khi họ đang giao tiếp với người lớn.
5. Chờ đợi các sự kiện lớn (sinh nhật, Giáng sinh)
Thực tế mà nói, trẻ em có thể học để biết cách không làm gián đoạn người lớn và vui chơi một mình, nhưng việc phải chờ đợi những ngày quan trọng (Giáng sinh, sinh nhật, ngày nghỉ…) vẫn không phải là điều dễ dàng.
Cách trợ giúp: Có thể dùng biện pháp tâm lý, ví như dùng cuốn lịch Advent (Lịch Mùa vọng) có thể giúp con trẻ cảm thấy việc chờ đợi trở nên ngắn hơn. Cho đến ngày diễn ra sự kiện, mỗi ngày sẽ được đánh dấu bằng các tấm bưu thiếp sinh động, trên tấm bưu thiếp có ghi kèm lời chúc hoặc những bài tập, công việc có tính sáng tạo, những bao gói bé xinh xắn có đựng quà tặng, hay gói bánh kẹo mà trẻ yêu thích. Chắc chắn là dù trẻ ở độ tuổi nào cũng sẽ vô cùng thích thú với những lựa chọn sinh động này, bởi những điều đó đều là những bất ngờ thú vị.
Theo Bright Side
Minh Huyền
Minh Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét