Feb 16, 2020 - Chúa nhật 6 thường niên
năm A
Các Bạn thân mến,
Chúa nhật này là tuần thứ
6 thường niên năm A, với bài Tin Mừng thật dài vì Thánh Mattheu muốn nêu rõ nội
dung khác nhau về Lề Luật cũ của Mose cùng các ngôn sứ và luật mới của Đức
Giesu. Đây là đoạn Tin Mừng ghi lại lời xác nhận làm ngạc nhiên nhất của Đức
Giesu trong cả bài giảng trên Núi, trong đó Ngài đã trình bày tính cách vĩnh cửu
của Luật pháp, Nhưng nhiều lần Đức Giesu đã bãi bỏ, lên án điều người Do Thái
cho là Luật: bỏ rửa tay trước khi ăn, chữa lành bệnh trong ngày Sabat…Nhưng tại
đây Đức Giesu lại nói về Luật pháp với tất cả sự tôn kính, mà không một Rabi
hay Luật sĩ nào hơn được. Thật vậy, Đức Giesu dường như cho rằng Luật pháp là
thánh đến nỗi dù một chi tiết nhỏ như “một chấm, một phết”cũng không bao
giờ qua đi. Lời này đã làm nhiều người bối rối; nhưng thực tế trong thời Đức
Giesu, người ta đã dùng từ ngữ để chỉ Luật pháp truyền khẩu hoặc Luật pháp của
các luật sĩ. Mà Đức Giesu, và sau này cả thánh Phaolo cùng lên án:
1. Luật pháp của các thầy luật sĩ:
- Chính trong Cựu Ước rất ít luật lệ, chỉ có
các nguyên tắc bao quát, mỗi người phải biết và giải thích dưới sự hướng dẫn của
Chúa Thánh Thần để áp dụng cho hoàn cảnh cá nhân.
- Ngay trong Mười Điều Răn cũng không thấy luật
lệ, mà mỗi điều răn hàm chứa một nguyên tắc lớn; từ đó mỗi người phải tìm ra luật
lệ riêng cho đời sống mình.
- Đối với người Do Thái như vậy là không đủ, mà
đó chỉ là những lời chung quyết, gồm tóm mọi sự.
- Bởi vậy họ tranh luận rằng từ Luật pháp có thể
suy diễn ra luật lệ cho mỗi người trong mỗi hoàn cảnh của cuộc đời, của xã hội.
- Từ đó nẩy sinh ra lớp người gọi là rabi, luật
sĩ, suốt đời chuyên suy luận những nguyên tắc lớn lao của Luật pháp để lập ra
hàng ngàn, hàng vạn những nguyên tắc luật lệ khác.
- Thí dụ:
. “không
được làm công việc trong ngày Sabbát” thì họ suy luận: công việc là gì? việc
nào? nặng? nhẹ? tay? chân? trí óc? đi bộ? cỡi
lừa? việc cá nhân? gia đình? việc chung? làm thuê? chữa bệnh? bệnh nào?
bộ phận nào? bác ái? thờ phượng? v.v…
- Cứ suy luận, tranh cãi, liệt kê tỉ mỉ như vậy,
không bao giờ hết. Vì họ cho những điều này là yếu tính của tôn giáo.
- Nhưng luật của các luật sĩ ấy lại không được
chép ra, mà chỉ được truyền khẩu lại trong ký ức của nhiều thế hệ trong giới luật
sĩ này.
- Còn Biệt phái là những người ly khai, tự biệt
mình ra khỏi mọi hoạt động bình thường của đời sống để giữ tất cả những luật lệ
này.
- Người phục vụ Thiên Chúa tốt, được phúc đời đời
là người giữ tất cả hàng ngàn hàng vạn luật lệ ấy.
- Hiển nhiên dân chúng mệt mỏi, điên dại với những
luật lệ tỉ mỉ, chi li, vụn vặt này. Nhất là những người nghèo khổ, những mẹ
góa, con côi…
- Và chắc chắn đó không phải là Luật pháp Đức
Giesu muốn ám chỉ bằng từ ngữ “Luật Pháp” ở đây.
2. Luật Pháp của Đức Giesu:
- Đức Giesu phán:“Thầy đến không phải để bãi
bỏ luật Mose hoặc luật các ngôn sứ, nhưng là để kiện toàn.”
- Đức Giêsu không thêm bớt gì vào luật pháp đã
có, nhưng Ngài chỉ cho thấy tinh thần của luật. Vì thế có thể nói: luật của Đức
Giêsu không phải là luật, mà là tinh thần. Tinh thần là sự sống của luật. Đã có
quá nhiều khoản luật, chỉ thiếu tinh thần và sự sống thôi.
- Nghĩa là Ngài đến để nói lên ý nghĩa chân
chính của luật pháp là trong mọi sự, phải tìm kiếm ý của Thiên Chúa, khi đã tìm
được thì phải dâng hiến cả đời mình để tuân thủ.
- Luật sĩ và biệt phái Do Thái đã làm được những
điều ấy, họ đã rất đúng trong việc tìm kiếm ý Thiên Chúa, rất phải trong sự hiến
dâng cả đời để tuân thủ. Nhưng rất tiếc, họ lại bị sai lầm vì tìm kiếm ý Thiên
Chúa trong vô số luật lệ do con người đặt ra.
- Vậy nguyên tắc đích thực ở đằng sau toàn bộ
Luật Pháp là gì? Nguyên tắm mà Đức Giesu đến để làm trọn, nguyên tắc mà ý nghĩa
chân chính Đức Giesu đến để bày tỏ là gì?
- Khi nhìn vào Mười Điều Răn là cốt lõi và nền
tảng của toàn bộ Luật Pháp, chúng ta thấy rõ tất cả ý nghĩ có thể tóm tắt trong
một lời: kính sợ Thiên Chúa, tôn kính danh Chúa, tôn trọng ngày của Chúa, hiếu
kính cha mẹ, tôn trọng sự sống, tôn trọng nhân vị, tôn trọng tài sản, tôn trọng
lẽ thật, tôn trọng danh giá người khác, tôn trọng chính mình để những ham muốn
sai lầm không chỉ đạo mình.
- Đó là những nguyên tác căn bản của Mười Điều
Răn: “Kính sợ Thiên Chúa, kính trọng đồng loại và chính mình”. Không có
sự tôn trọng và kính mến đó thì không thể có Luật Pháp.
- Đức Giesu đến để làm tròn sự sùng kính và tôn
trọng đó. Cho người ta thấy thế nào là kính mến Thiên Chúa, thế nào là tôn trọng
con người.
- Nghĩa là Ngài vạch rõ điều con người phải trả
cho Thiên Chúa là lòng sùng kính và trả cho người khác là lòng tôn trọng xứng
đáng với họ.
- Sự sùng kính và tôn trọng đó nằm ở lòng nhân
từ và tình thương, truyền họ phải uốn đời sống mình theo mệnh lệnh tích cực của
tình yêu thương, không ở chỗ tuân thủ những luật lệ cấm kỵ chi li bề ngoài, hay
việc dâng lễ vật.
- Đó là những điều căn bản chẳng bao giờ qua
đi, bởi là mối quan hệ vĩnh viễn của con người với Thiên Chúa và đồng loại.
- Nhưng Ngài chưa dừng ở Luật Pháp, mà Ngài muốn
dẫn đưa nhân loại đi tới Tin Mừng, nghĩa là Ngài hàm ý thiết lập một số nguyên
tắc tổng quát:
a) Sự nối tiếp giữa qúa khứ
và hiện tại:
. Hiện tại phát suất từ qúa khứ.
. Có
luật pháp trước khi có Phúc Âm.
. Loài người phải học phân biệt điều phải trái,
phải biết khả năng giới hạn của mình, không thể đáp ứng được Luật Pháp và những
mệnh lệnh của Thiên Chúa.
. Ý thức bổn phận mình là không coi thường,
trách cứ qúa khứ, mà phải xây dựng trên nền móng qúa khứ; mắc nợ qúa khứ, là
công lao của những người đi trước, thì cũng phải cho những người khác thừa hưởng
công sức của mình.
b) Đức Giesu cảnh cáo:
. “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các
kinh sư và người Phariseu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.”
. cụ thể là:
* sâu
hơn, không chỉ bề ngoài mà tận trong tâm hồn: có lòng giận ghét, có
ý muốn ngoại tình là đã giết người, ngoại tình trong tư tưởng rồi.
* bao
dung hơn: không còn “mắt đền mắt, răng đền răng”, nhưng đưa cả má phải khi bị vả má trái.
*
triệt để hơn: nếu
mắt, tay nên dịp tội cho mình thì hãy chặt nó đi.
- Được nói lên để canh tân truyền thống tôn
giáo của dân Chúa, được Đức Giêsu đáp ứng đầy đủ và mới mẻ, mà Tin Mừng ghi lại
cho chúng ta trong mối tương quan "công chình " với Chúa.
- Mối tương quan đó là mối tương quan hoàn hảo
hơn, lớn lên do tình yêu thương đối với Chúa thúc đẩy: tình yêu thương là những
gì Thiên Chúa trước tiên tỏ ra cho con người và chính tình yêu đó làm cho con
người khám phá ra các mối tương quan nhân loại của mình đối với anh em.
- Bởi đó con người không phải tuân theo Lề luật,
“khúm núm giữ các giới răn Chúa dạy như người nô lệ, nếu không coi chừng
Chúa phạt", "xuống hoả ngục đổ máu đầu", "ác giả ác
báo nhãn tiền", "chết không kịp trối "... cho bằng người tín
hữu Chúa Ki Tô là người sống bằng tình yêu thương Chúa và yêu thương anh em, "như
thầy đã yêu thương anh em." (Jn 13, 14s).
- Qua đó chúng ta hiểu được lời cảnh cáo của Đức
Giêsu đối với các môn đệ lúc ấy và cũng đối với tất cả chúng ta ở mọi thời đại:
đó là cần phải vượt lên trên cách sống tôn giáo của các kinh sư và các người Pharisêu,
hay đúng hơn đời sống tôn giáo là vượt lên trên cả những gì "khúm núm
giữ luật" hình thức bên ngoài, mà là giữ Lề luật được thấm vào nội tâm,
sống để Chúa thấy, chớ không phải để cho người đời ngưỡng mộ.
- Bởi Đức Giesu đã đặt trước con người không phải
là luật của Thiên Chúa mà là tình yêu của Thiên Chúa.
- Nên động cơ mà người Kito hữu sống là động cơ
yêu thương, sự ước ao duy nhất là chứng tỏ lòng biết ơn về sự yêu thương Thiên
Chúa đã dành cho mình trong Đức Giesu.
- Khi đã nhận biết Thiên Chúa yêu thương thì
chúng ta phải luôn ước muốn đáp lại tình yêu ấy. Đó là nhiệm vụ cao cả và bó buộc
hơn tất cả đối với mỗi Tín Hữu chúng ta.
- Sau đó Đức Giêsu đưa ra 4 trường hợp cụ thể:
a) Luật cũ cấm giết người - Luật mới dạy phải coi người khác là anh
em và cấm "giết" anh em mình. Đã là anh em với nhau thì phải
thương yêu nhau, nếu có gì bất hòa thì hòa giải với nhau. Phẫn nộ với nhau, chửi
nhau là ngốc là khùng, hay giữ mãi sự bất hòa với nhau tức là không coi nhau là
anh em, là "giết" chết người anh em đó.
b) Luật cũ cấm hành vi ngoại tình
- Luật mới ngăn chận ngoại tình từ ước muốn. Vậy phải chận đứng tất cả những gì
gây nên ước muốn xấu xa đó, cả con mắt, cái tay, cái chân…
c) Luật cũ quy định thủ tục ly dị - Luật mới triệt để cấm ly dị.
d) Luật cũ
cấm thề gian - Luật mới dạy sống
chân thực. Khi đã sống chân thực rồi thì không cần thề nữa.
Chú ý: Trong tiểu đoạn này, vì muốn nhấn mạnh về những giáo ấn của Luật mới, Đức Giêsu nhiều lần dùng kiểu nói cường điệu như: chửi anh
em là khùng thì bị vạ lửa địa ngục; để lễ vật lại ở bàn thờ; chặt tay móc mắt
v.v. Chúng ta đừng hiểu những kiểu diễn tả cường điệu ấy theo sát nghĩa đen.
- Tín hữu chúng ta đang cố gắng tuân giữ rất
nhiều luật: Luật
Chúa và luật Giáo Hội. Nhưng hãy lưu ý kỹ điều này: nếu chỉ giữ "luật"
mà không giữ đúng "tinh thần" của luật thì chúng ta sẽ thành
nô lệ, sẽ thành Pharisêu.
- Luật gia đình (tình cha con):
tinh thần bao trùm tất cả mọi khoản luật là tinh thần gia đình: đối xử với
Thiên Chúa bằng tình hiếu thảo cha con và đối xử với người khác bằng tình huynh
đệ anh chị em.
- Đọc bài giảng trên núi của Tin Mừng Mattheu,
chúng ta thấy mỗi lần nói đến Thiên Chúa thì Đức Giêsu đều nhắc nhở Ngài là
Cha, và mỗi lần nói đến người khác thì Ngài cũng nhắc chúng ta nhớ họ là anh em
của ta.
- Thí dụ như về luật đối xử với người khác:"Ai
giận anh em mình…Ai mắng anh em mình…Ai chửi anh em mình…Khi con sắp dâng lễ vật
trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với con…"
- Thí dụ về những việc đạo đức: "Khi bố thí thì đừng có khua chiêng
đánh trống…Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh…
Khi cầu nguyện… Hãy cầu nguyện với Cha của anh, Đấng thấu suốt những điều kín
đáo… Còn khi ăn chay… Cha của anh Đấng thấu suốt những gì kín đáo…"
Lạy Chúa, Ngài
đến để nâng lề luật lên thành đức công chính, đòi hỏi Tín hữu Đức Kito chúng
con phải vượt qua những luật lệ hình thức bên ngoài để đạt đến điều cốt lõi là
tinh thần “mến Chúa yêu người”. Nhờ đó chúng con biết đối xử với Thiên Chúa như
con đối với Cha, với mọi người như anh chị em với nhau.
Có như thế chúng con mới quyết tâm tẩy rửa, từ
bỏ những quan niệm sai lầm, hẹp hòi về luật pháp, về đức công chính, hầu chúng
con nhận biết ách của Ngài đúng là ách êm ái, gánh của Ngài là gánh nhẹ nhàng.
Vì Đức Giesu Kito Chúa chúng con. Amen.
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét