Những ai không nên đi viếng đám ma?
Ngày 5 Tháng 1, 2020 -giadinh.net.vn
Phụ nữ có thai, những người bệnh tâm thần, mắc bệnh trầm cảm hoặc trạng thái thần kinh u ám không nên trực tiếp viếng đám ma… Ảnh minh họa
GiadinhNet
Người Việt Nam coi “nghĩa
tử là nghĩa tận” nên trong nhiều trường hợp, người có sức đề kháng yếu vẫn phải
đi viếng đám ma.
Theo quan niệm dân gian,
người có bệnh, ốm yếu, trẻ em, phụ nữ mang bầu… tốt nhất là kiêng không nên đến
đám tang. Tuy nhiên, theo BSCK II Nguyễn Xuân Hương – nguyên phụ trách Khoa U
bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thì những người cần kiêng kỵ đi viếng
đám ma trước hết phải kể đến là nhóm người quá mẫn cảm với “hơi lạnh”. Bởi thực
tế có những người cứ đi viếng đám ma về là nhức mỏi…, đặc biệt một số người mắc
các bệnh mũi xoang, xương khớp mãn tính.
Bên cạnh đó, một số người
khác mang nặng yếu tố tâm lý “stress” kích xúc do thương cảm người chết tự cơ
thể sinh ra các enzym phản ứng ngược lại. Phụ nữ có thai, những người bệnh tâm
thần, mắc bệnh trầm cảm hoặc trạng thái thần kinh u ám cũng không nên trực tiếp
viếng đám ma…
Thực tế cho thấy, người
Việt Nam nặng tình, coi “nghĩa tử là nghĩa tận” nên trong nhiều trường hợp, người
có sức đề kháng yếu vẫn phải đi viếng đám ma. Để hạn chế “hơi lạnh” xâm nhập
vào cơ thể, theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hương, người đến viếng ngay khi nhận được tin
báo chết là viếng luôn, tốt nhất là trước 6 giờ hoặc sau khi đã khâm liệm.
Trả lời phóng viên Báo
Gia đình và Xã hội câu hỏi, về mặt khoa học, liệu có hay không việc đi dự đám
tang làm cho bệnh ung thư di căn nhanh, tái phát không? Bác sĩ Nguyễn Xuân Phương
cho hay, việc đi dự tang lễ làm cho bệnh ung thư di căn nhanh, tái phát lại
hoàn toàn không có cơ sở. Di căn là đặc điểm tiến triển tự nhiên của bệnh ung
thư, không chịu tác động của việc đi dự tang lễ hay không. Bệnh ung thư sau khi
đã được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, hoá trị liệu, xạ trị chuẩn,
miễn dịch trị liệu nhắm trúng đích… sau 5 năm không tái phát tại chỗ thì được gọi
là khỏi. Ung thư là bệnh ác tính, không mang tính lây nhiễm từ người này qua
người khác, việc ăn uống sinh hoạt chung với người bệnh không bị lây bệnh…
Cũng theo bác sĩ Nguyễn
Xuân Hương, cần đấu tranh bài bỏ hủ tục để xác chết quá lâu (có những gia đình
để hàng tuần) mà không có các phương pháp khoa học như ủ đông khâm liệm, đặc biệt
đối với dân tộc thiểu số. Khi đi viếng đám ma, mọi người nên mặc quần áo chỉnh
tề màu đen hoặc xám, xức dầu gió vào các huyệt ấn đường, thiên đột, phong trì
v.v … thắp hương chia buồn xong thì về, không ăn uống nhậu nhẹt…
Trong dân gian có kinh
nghiệm cho rằng khi phải đi dự đám tang, hoặc đưa tiễn người mất về nơi an nghỉ
ở nghĩa trang, tốt nhất nên mang theo người củ tỏi hay quả bồ kết. Một số nơi đặt
sẵn ở góc nhà một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Hoặc nếu nhà
có vườn rộng thì thường đốt đống lửa ở góc vườn, đặt nồi nước lá bưởi, lá
chanh, lá ngũ vị để mọi người rửa, hơ liên tục, hoặc phun tinh dầu sả cho hơi
nóng và hương thơm lan tỏa, giúp diệt khuẩn, xua đi tà khí.
Ngoài ra, với những người
có con nhỏ, tốt nhất sau khi đi đám tang về nên hơ qua lửa (cả mặt, tay và vùng
thân trước), rửa mặt mũi sạch sẽ, thay quần áo rồi mới bế trẻ.
Theo giadinh.net
Wow! this is Amazing! Do you know your hidden name meaning ? Click here to find your hidden name meaning
Trả lờiXóa