Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Thư Của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng Về Dịch Bệnh Viêm Phổi Do Virus Corona


Thư  Của  Đức  Tổng  Giám  Mục  Giuse  Nguyễn  Năng  Về  Dịch  Bệnh  Viêm  Phổi  Do  Virus  Corona


Posted on 10/02/2020 Authoradmin Comment (0)
Share on redditSaveShare on Tumblr
TOÀ TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( (84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com

Ngày 5 tháng 2 năm 2020

Kính gửi: quí cha, quí tu sĩ, chủng sinh
và anh chị em trong gia đình Tổng giáo phận

Kính thưa anh chị em,

Cả thế giới đang lo lắng trước tình trạng bùng phát và lây lan của dịch viêm phổi cấp do virus corona. Trong những ngày qua, anh chị em đã cầu nguyện và tuân theo những hướng dẫn cụ thể của ngành y tế cũng như của Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Với thư này, tôi muốn mời gọi anh chị em gia tăng thực hiện phương thế thiêng liêng là cách thức đặc thù và hữu hiệu mà các Kitô hữu có thể và phải cống hiến cho nhân loại. Toàn thể giáo phận chúng ta sẽ làm tuần chín ngày, từ ngày 9/2 đến 17/2, để “cầu xin Chúa ban cho các nhà khoa học sớm tìm được thuốc ngăn chặn dịch bệnh, chữa lành những người đã bị nhiễm bệnh và cho mọi người khỏi bị lây nhiễm dịch bệnh này”.


Trong tuần chín ngày, tất cả mỗi người cũng như mỗi cộng đoàn hãy dâng thánh lễ, lần hạt, làm các giờ khấn để xin Đức Mẹ, các thiên thần và các thánh chuyển cầu cho thế giới.

Cách đặc biệt, chúng ta hãy hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Anh chị em hãy lần hạt tôn sùng Lòng Chúa thương xót để nhờ cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, Thiên Chúa toàn năng toàn ái sẽ chữa lành nhân loại.

Kinh Thánh luôn liên kết bệnh tật với tội lỗi. Tội không chỉ giết chết sự sống siêu nhiên, mà còn gây hậu quả tai hại cho cả thân xác, không những cho cá nhân mà còn cho cả cộng đồng. Tất cả những đau khổ của nhân loại đều bắt nguồn từ căn nguyên sâu xa là tội lỗi. Chính vì thế, cùng với lời cầu nguyện, chúng ta cũng cần thực hiện việc đền tội, sám hối và thay đổi cuộc đời, để sống công chính và thánh thiện theo Phúc Âm.

Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho cộng đồng nhân loại biết yêu thương nhau, quảng đại hy sinh giúp đỡ nhau trong những giờ phút khó khăn, đừng vì tham lam ích kỷ mà trục lợi trên sự đau khổ của tha nhân. Xin Chúa Thánh Thần ban cho các nhà lãnh đạo các quốc gia được ơn khôn ngoan để tìm ra những giải pháp hữu hiệu phục vụ người dân trong sự thật và tình thương.

Ngày 11/2 là lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức, ngày Quốc tế Bệnh nhân, xin anh chị em dành ngày đặc biệt này để ăn chay, đền tội, thực thi bác ái, và cầu nguyện theo các ý chỉ trên.

Anh chị em thân mến, chúng ta tuyệt đối tín thác vào Chúa. Ở đâu có hai ba người họp lại cầu nguyện nhân danh Chúa, Chúa hứa sẽ nhận lời. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ và các thánh, ban bình an cho anh chị em, cho mọi người dân trong thành phố lớn lao này, và cho tất cả anh chị em chúng ta ở khắp nơi trên thế giới.

Thân mến chào anh chị em.

(đã ký và đóng dấu)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng giám mục



11/02  Ăn  Chay  Kiêng  Thịt,  Ну  Ѕιин  Hãm  Mình  Cầu  Xin  Thiên  Chúa  Đẩy  i  ᑕᕼ  
 Вệин  Virus  Corona
10/02/2020-baoconggiao


Hôm nay 11/02 ăn chay kiêng thịt để ну ѕιин hãm mình cầu xin Thiên Chúa đẩy lùi sự d’ữ bởi virus Corona- lời cầu nguyện kèm theo hy sinh sẽ đẹp lòng Chúa.

Ý nghĩa việc ăn chay kiêng thịt trong Giáo Hội Công Giáo?

Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước: Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu.

Trong Giáo hội Công giáo, ăn chay kiêng thịt là một hình thức hãm mình theo chiều hướng:


1- “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).

2 – “Từ bỏ bản thân” (Giáo luật (Gl) khoản 1249)

3 – “dẹp tính mê ăn uống” đó là một trong 7 mối: “Thứ 5: Kiêng bớt chớ mê ăn uống”.

Mỗi người chúng ta, chẳng ai là không phải đền tội, tội đầy đầu trong tư tưởng, lời nói, việc làm sai, thiếu sót bỏ không làm việc tốt phải làm…” ℓỗι tại tôi, ℓỗι tại tôi mọi đàng”. Do đó, nếu Giáo hội không buộc ăn chay kiêng thịt, thì tự mình cũng nên tìm cách hãm mình đền тộι cách nhẹ ở đời này, hơn là để đền тộι “cách nặng” trong luyện ngục đời sau!

Kiêng thịt sao cho đúng?

– Ngày kiêng thịt: Kiêng các thứ thịt loài vật máu nóng: như trâu, bò, heo, gà, vịt… (loài có vú và chim) kể cả bộ lòng… nhưng được ăn trứng và các thứ biến chế từ sữa, được ăn những đồ gia vị, những thứ biến chế từ mỡ loài vật (theo Tông hiến Paenitemini 3,1 của ĐGH Pholô 6, về việc ăn chay và kiêng thịt.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét