Đốt rơm rạ hoàn trả dưỡng chất cho đất
Thứ
năm, 16/1/2020-VnExpress.net
Người dân đốt rơm rạ tại cánh đồng xã Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội, ngày 1/10/2019. Ảnh: Ngọc Thành.
Theo nghiên cứu mới, đốt
rơm rạ dinh dưỡng sẽ quay vòng lại đồng ruộng, gián tiếp giảm nhẹ phát thải CO2
từ đất.
Nghiên cứu của PGS. TS
Nguyễn Ngọc Minh (Khoa Môi trường, Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội)
cùng cộng sự chỉ ra cơ sở khoa học chứng minh việc đốt rơm đem lại nhiều lợi
ích trong nông nghiệp. Kết quả vừa công bố trên Scientific Reports (Nature) với
nội dung nghiên cứu đi ngược lại hầu hết các quan điểm khoa học về đốt rơm rạ
trên thế giới và Việt Nam, cho rằng đốt rơm rạ gia tăng phát thải CO2. Nghiên cứu
cũng cung cấp thêm một số thông tin về mặt tích cực của đốt rơm rạ, qua đó gợi
ý việc tái đánh giá vấn đề đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng theo cách nhìn đa chiều
hơn.
TS Nguyễn Ngọc Minh và
các cộng sự nghiên cứu về phytolith (cấu trúc hình thành do kết tủa của nguyên
tố silic trên thành vách các tế bào) đã cung cấp thêm bằng chứng về mặt tích cực
của đốt rơm rạ, hé mở vai trò của phytolith giúp giảm nhẹ tác hại của việc đốt
rơm rạ ngoài đồng ruộng.
Một trong những điểm khúc
mắc mà các nhà môi trường thường chỉ trích đốt rơm rạ là vì quá trình đốt tự do
sẽ làm mất sinh khối và tạo ra khí nhà kính. Tuy nhiên, nếu xét rộng hơn, đốt
rơm trực tiếp tạo ra CO2 nhưng lại gián tiếp làm giảm lượng CO2 từ đất (do phân
hủy các chất hữu cơ trong đất) phát thải vào không khí, và phytolith từ rơm rạ
đóng vai trò điều tiết quá trình cố định CO2 trong đất.
Để đưa ra kết luận này,
nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu rơm vùng Đồng bằng sông Hồng và phân tích bằng
kỹ thuật chụp cắt lớp tia X (PIXE) và tia proton. Kết quả cho thấy đốt tự do
ngoài đồng ruộng không làm mất hết sinh khối, mà có đến gần một nửa lượng chất
hữu cơ trong sinh khối rơm chuyển hóa thành carbon đen (than sinh học), rất có
lợi cho đất. Cấu trúc phytolith ít nhiều đóng vai trò trong quá trình chuyển
hóa này. Tro rơm rạ chứa phytolith và các kim loại kiềm làm tăng pH đất, thúc đẩy
phản ứng chuyển hóa CO2 thành HCO3- hoặc CO32-.
Trong cấu trúc phytolith
chứa một lượng kali đáng kể, đem lại dinh dưỡng cho đất ruộng. Tuy nhiên nếu chỉ
để nguyên gốc rơm rạ vùi xuống đồng ruộng, kali và chất hữu cơ trong cấu trúc
phytolith không thể chuyển hóa trực tiếp và sử dụng giống phân bón ngay được.
Hàng năm lượng rơm, rạ tại
Việt Nam thải ra khoảng 40-46 triệu tấn, chủ yếu được đốt tại đồng ruộng. Việc
đốt lượng lớn rơm rạ gây ra nhiều vấn đề môi trường như khói mù, lãng phí nguồn
sinh khối sẵn có cho gia súc. Do vậy, các tác giả gợi ý về việc đầu tư phát triển
các phương pháp đốt ít gây ô nhiễm mà vẫn giúp hoàn trả các chất dinh dưỡng trở
lại đồng ruộng như phương pháp đốt bằng điện, ít khói.
Độc giả có thể tìm hiểu
nghiên cứu tại đây
Nguyễn Xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét