LÀM SAO YÊU ĐƯỢC KẺ THÙ?
Thu, 20/02/2020 - Lm John Nguyễn
Tình yêu đáp lại tình yêu. Tình yêu là
điều kỳ diệu, tình yêu là phép mầu, tình yêu mang lại một sức sống mới, và tình
yêu là bến bờ của hạnh phúc. Tình yêu luôn cho và nhận từ người mình yêu. Thế
giới trở này nên tốt đẹp hơn khi con người sống thương yêu nhau. Tình yêu đó
không chỉ trên bình diện vợ chồng, nhưng còn là tình yêu thương giữa con người
với nhau. Tình yêu càng trở nên vĩ đại hơn khi người ta yêu thương kẻ thù, điều
này chúng ta được nghe từ lời dạy của Chúa Giêsu, "Anh em hãy yêu kẻ thù
và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em".Với bản tính tự nhiên, con
người chỉ yêu thương người mình yêu. Chẳng ai lại đi yêu kẻ thù. Phải chăng lời
giáo huấn này đi ngược lại với cách suy nghĩ và hành xử con người trong thời
đại này.!
Chẳng ai điên dại lại thương yêu và làm
phúc cho kẻ nhẫn tâm làm hại đời mình. Ngay cả trong đạo luật của người Do thái
ngày xưa cũng bảo rằng, "Mắt đền mắt; răng đền răng". Luật ăn miếng
trả miếng. Chẳng ai dại gì đưa má cho người ta vã. Phải chăng lời giáo huấn này
chỉ là lý thuyết trừu tượng.Thế thì tại sao Chúa Giê-su muốn chúng ta sống và
thực hiện sứ điệp này? Ngài muốn chúng ta hãy đi ra khỏi bản năng tự nhiên của
con người, bước lên một bậc cao hơn, đó là yêu kẻ thù và làm phúc cho họ. Ngài
nói: "Anh em đã nghe luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và ghét kẻ thù. Còn
Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh
em..."
Cậu bé 18 tuổi ôm và nói lời tha thứ cho
nữ cảnh sát vào nhầm nhà, và bắn chết anh trai ở 26 tuổi.Trong lúc, anh đang ăn
kem và xem TV trong chính căn hộ của mình. Nữ sĩ cảnh sát đã đi vào nhầm căn hộ
ở tầng 4 trong khi cô ở tầng 3. Cô ta nói rằng, cô tưởng Botham là kẻ trộm đột
nhập vào nhà mình nên co ta đã rút súng và bắn anh ta.
Thứ 4 ngày 2 tháng 10 năm 2019, tòa án
bang Dallas đã ra phán quyết dành cho Guyger, kẻ phạm nhân là 10 năm tù, điều
này đã khiến những người chứng kiến phiên xử bên ngoài phòng xử án rất tức
giận, họ cho rằng, phán quyết của tòa án là không công bằng và quá nhân từ.
Nhưng ở ngay tại phòng xử án, Brandt Jean, em trai của nạn nhân đã có hành động
khiến mọi người xúc động. Cậu nói với phạm nhân rằng, anh trai cậu cũng tha thứ
như Chúa đã tha thứ cho cô. Vfa cậu bé Brandt nói thêm: "Tôi cũng không
muốn cô phải vào tù,và tôi cũng không mong muốn những điều xấu đến với
cô."
Sau đó, cậu Brandt đã xin phép tòa án cho
anh được ôm phạm nhân. Khi được tòa án đồng ý, họ đứng dậy và dành cho nhau một
cái ôm trước tòa, Guyger phạm nhân đã bật khóc khi nhận được sự tha thứ từ
Brandt, vị thẩm phán của phiên tòa Tammy Kemp cũng đã dành cho Amber Guyger một
cái ôm động viên. Luật sự John Creuzot đã nhận xét về cái ôm mà Brandt dành cho
Guyger pham nhân là "Một hành động đẹp về sự yêu thương, tha thứ và lòng
nhân ái, điều mà chúng ta hiếm gặp trong xã hội ngày nay."
Thật vậy, Chúa Giêsu làm một cuộc cách
mạng về giới luật mà trên thế gian này không có sách luật nào dạy như thế. Đó
là yêu kẻ thù. Cậu Brandt là một điển hình. Một con người sống đức tin mạnh mẽ
và lòng quảng đạo. Đó là quyền năng Chúa đã làm thay đổi lòng hận thù thành yêu
thương và tha thứ. Đối với tình yêu của
Đức Kitô, tình yêu thì không có loại trừ, không giết chết và hủy diệt. Trái
lại, Ngài luôn đi tìm và cứu vớt kẻ tội lỗi để cho họ có con đường trở về với
cái thiện và trở về với Thiên Chúa, Ngài là Đấng giàu lòng thương xót vì Thiên
Chúa là tình yêu. Tình yêu đó được chứng minh bằng cái chết, bằng sự hy sinh
tủi nhục trước tòa án Philato và trên cây thập giá. Ngài đã thực hiện đức yêu
thương đó khi Ngài nhìn thấy Mathêu, Gia-kêu để họ còn có cơ hội để trở về với
chân lý và với tình yêu con người.
Tình yêu đó khi bị treo trên thập giá,
Ngài vẫn nói lời tha thứ cho kẻ giết Ngài," Lạy Cha! Xin tha cho chúng vì
chúng không biết việc chúng làm". Tình yêu đó được thể hiện qua hình ảnh
người cha nhân từ trong dụ ngôn “Người Con Hoang Đàng”, và Người Phụ Nữ Ngoại
Tình đã được giải thoát và cứu chữa. Vì thế, yêu thương kẻ thù được coi như là
một giới luật quan trọng nhất cho người Ki-tô hữu, mang danh Chúa Giê-su, và là
một mệnh lệnh rất cần thiết trong cuộc sống con người.
Thế giới này sẽ như thế nào khi con người
chỉ sống trong sự hận thù, chiến tranh, thì Lời Kinh Hòa Bình đã dạy chúng ta:
“Hãy đem thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào
nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi làm.” Lời kinh này là vũ khí giúp cho
lòng hận thù của chúng ta được tẩy rửa bằng tình yêu thương và tha thứ. Hơn
nữa, nó có sức mạnh làm thay đổi não trạng, thành kiến và cái tâm gian ác của
con người, thay vào đó là một tình yêu vị tha và quảng đại.
Yêu thương kẻ thù là cách thế giúp cho
con người giải thoát chính mình khỏi đau khổ và hàn gắn vết thương trong lòng
vì muốn trả thù. Đồng thời, nó giúp cho chúng ta thoát khỏi sự dữ và sự ác. “
Hận thù chỉ tàn phá những hạnh phúc tuyệt vời chúng ta đang có. Hãy cười khi ta
có thể quên đi những gì chúng ta không thể thay đổi.” Chúng ta đừng mất thời
gian với những người sai lầm vì họ không biết việc họ làm.
Chính tình yêu và sự tha thứ sẽ làm cứu chữa
vết thương tâm hồn và giải phóng chúng ta. Lấy tình yêu đáp lại oán thù. Lấy
cái nhân làm sửa đổi tâm tà. Lấy cái thiện làm mối tương giao, vì chân lý cùng
cuối cùng vẫn là tình yêu. Tình yêu mang lại sự hòa bình và hạnh phúc cho con
người. Với quan niệm mắt đền mắt răng đền răng thì con người trong thế giới này
chẳng bao giờ sống trong hòa bình và hạnh phúc, con người tự hủy diệt lẫn nhau
và chiến tranh chẳng bao giờ chấm dứt.
Nếu con người cho rằng yêu kẻ thù là điên
dại, thì đối với Thiên Chúa, Ngài điên dại vì yêu thương chúng ta. Khi nào
chúng ta nhìn thù địch với cái nhìn của Chúa, thì gia đình này, thế giới này sẽ
không còn chiến tranh, nhân loại sẽ sống trong hòa bình và yêu thương nhau hơn.
Đây là điểm nổi bậc về lề luật trong Tân Ước khác so với lề luật của Cựu Ước.
Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật là thế. Tin Mừng hôm nay đưa chúng ta vào
thế giới yêu thương hoàn hảo vượt lên trên bản năng tự nhiên của con người. Nếu
người ta hành xử theo luật mắt đền mắt; răng đền răng, thì thiên đàng chỉ toàn
là những kẻ đui mù và súng răng.! Nếu như Chúa xét xử chúng ta như thế thì chắc
gì chúng ta sống được chăng! Dù tội con đó đỏ như son nhưng Chúa vẫn thứ tha.
Lạy Chúa, xin cho con biết yêu thương như Chúa yêu thương con.
Chỉ có tình yêu của Chúa mới làm biến đổi trái tim chay lì của con để mở ra với
tha nhân. Yêu như Chúa yêu là không chỉ yêu những người con yêu thương mà là
yêu cả những người đang ghét con. Thật là khó. Khó vì tình yêu của con chưa đủ
lớn, khó vì con chưa vượt qua khỏi cái tôi ích kỷ hẹp hòi, vì con yêu chính
mình hơn yêu tha nhân. Amen.
Lm. John Nguyễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét