Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Ăn Chay – Kiêng Thịt


Ăn  Chay – Kiêng  Thịt
Thứ Bảy, Tháng Hai 22, 2020-baoconggiao

ai 22, 20 
Chỉ còn ít thời gian nữa chúng ta bước vào Mùa Chay (Thứ Tư Lễ Tro 26-2-2020), mùa để chúng ta có thời gian sám нốι và quay về với Thiên Chúa. Khởi đầu cho Mùa Chay Thánh là Thánh Lễ Tro và Ăn Chay. Vậy ăn chay của người Công Giáo ra sao, và như thế nào.

Người Công Giáo ăn chay để biểu ℓộ lòng sám нốι, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc кнổ иạи của Chúa Kitô.

Mỗi năm, người Công Giáo chúng ta ăn chay và kiêng thịt vào mùa chay. Mùa Chay là thời gian bốn mươi (40) ngày trước Lễ Phục Sinh kéo dài từ ngày Thứ Tư Lễ Tro đến ngày Thứ bảy Tuần Thánh.

Những ngày ăn chay – kiêng thịt:
Thứ Tư Lễ Tro: Ăn chay và kiêng thịt
Thứ Sáu Tuần Thánh, trước ngày Đại Lễ Phục Sinh: Ăn chay và kiêng thịt.

Những Ngày Thứ Sáu kế tiếp (6 lần) sau Lễ Tro: Kiêng Thịt

Luật ăn chay và kiêng thịt: Trẻ em từ 14 đến 17 tuổi: Kiêng Thịt

Tại Sao Kiêng Thịt Mà Không Kiêng Cá?

Từ 18 đến 59 tuổi: Ăn Chay

– Không ăn thịt (được ăn trứng, cá, các thứ chế biến từ sữa)

– Chỉ ăn một bữa no

– Một bữa đói (có thể chia làm hai bữa nhưng cả hai bữa ít hơn một bữa no)

– Không ăn vặt

– Có thể uống giải khát bất cứ lúc nào (không uống rượu bia)

– Ai vì lý do sức khoẻ không thể giữ được phải làm một hy sinh, hãm mình khác bù lại.

Ý nghĩa của việc ăn chay là nhầm nhắc nhở chúng ta phải biết tự chế ngự, làm chủ các ham muốn, sám нốι, cầu nguyện và gia tăng tinh thần bác ái giúp đỡ những người кнốи khó.

Tại sao người Công Giáo chỉ ăn chay có 2 ngày và kiêng thịt thì lại cho ăn những món ăn khác như tôm, cua, cá… đôi khi còn ngon và đắt tiền hơn thịt nữa, trong khi các đạo khác ăn chay khắc khổ hơn. Thực hành việc ăn chay phải như thế nào mới đúng. Con xin cám ơn cha.

Giải đáp

Việc ăn chay và kiêng cữ thường đi chung với nhau nhưng là hai việc khác nhau.
Ăn chay vốn là một từ bên Phật Giáo và đã được cha Alexandre de Rhodes giảng trong Từ điển Annam-Bồ Đào Nha – Latinh như sau: Ăn chay. Đích thực có nghĩa là kiêng thịt và cá, nhưng bây giờ để chỉ sự ăn chay của những Kitô hữu. Ăn chay (jejunium) có nghĩa là giới hạn lượng lương thực được ăn vào những ngày cụ thể. Còn kiêng cữ (abstinentia) có nghĩa là từ bỏ một thức ăn khoái khẩu như thịt, cá, tôm…

Ăn chay là việc thực hành phổ biến của hầu hết các tôn giáo. Tuy nhiên, mục đích của việc ăn chay lại không giống nhau. Đối với những tu sĩ Phật Giáo hay nhiều Phật tử có thói quen ăn chay trường là cữ sát sinh không dùng những thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoặc không có sự giết chóc động vật trong quá trình chế biến vì lòng từ bi đối với tất cả mọi loài chúng sinh. Trong khi đó người Công Giáo ăn chay để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Vì thế mà việc ăn chay hai bên khác nhau nên không thể so sánh vì không cùng mục đích.

Đối với Kitô giáo, ban đầu đó là một việc làm tự nguyện của giáo dân lâu dần mới thành thói quen trong Hội Thánh. Sau đó ăn chay trở thành luật buộc. Việc ăn chay được ấn định cho suốt Mùa Chay. Từ Thế Kỷ V đến Thế Kỷ IX, ngoại trừ ngày Chúa Nhật, mùa này chỉ được dùng một bữa ăn, thường là bữa tối. Không được có thịt, cá trong bữa ăn và có nơi còn cấm cả trứng cũng như các sản phẩm từ sữa. Đầu Thế Kỷ X, bữa này chuyển về buổi trưa. Khoảng Thế Kỷ XIV, buổi tối có thể dùng một bữa ăn nhẹ. Đến thời Trung Cổ thì bãi bỏ luật cấm ăn cá và các sản phẩm từ sữa như bơ, phó mát…

Theo Giáo Luật 1917 thời đó chỉ được dùng một bữa chính ăn no trong các ngày mùa Chay trừ Chúa Nhật và hai bữa ăn khác không có thịt và cũng không ăn nhiều như các bữa ăn thông thường. Các ngày kiêng thịt là các ngày thứ sáu quanh năm còn trong mùa Chay thêm ngày thứ Bẩy (x. Giáo Luật cũ 1250 – 1254).

Luật kiêng cữ nghiêm nhặt vẫn được tuân giữ cho tới ngày 17 tháng 2 năm 1966. Với Tông Hiến Poetemini của Đức Giáo Hoàng Paul VI đã có sự thay đổi về việc ăn chay và kiêng thịt.

Ngày nay, việc ăn chay và đã được giảm bớt đi chỉ còn 2 ngày là Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh theo qui định của Giáo Luật điều 1251 như sau:

Phải kiêng thịt, hay kiêng của ăn nào khác theo qui định của Hội Đồng Giám Mục, các ngày thứ sáu trong năm, trừ khi những ngày ấy trùng với một ngày nào khác trong số những ngày lễ trọng; còn luật kiêng thịt và ăn chay thì phải giữ ngày Lễ Tro và ngày thứ Sáu kính cuộc Khổ Nạn và sự chết của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta.

Bạn có hỏi tại sao ăn chay ít thế chỉ có hai ngày một năm? Đọc lại lịch sử chắc bạn cũng thấy rằng đã có thời gian việc ăn chay khá nhiệm nhặt. Ăn chay suốt mùa Chay vào thời kỳ mà lương thực không lấy gì làm sung túc lắm. Tuy nhiên, nếu ăn chay trở thành một sự áp đặt cứng ngắt thì cũng tạo ra một sự tuân thủ miễn cưỡng và giả tạo. Đôi khi còn dẫn đến hình thức luồn lách để tránh né thí dụ như như luật không qui định thời gian của bữa ăn nên người ta có thể kéo dài một bữa ăn vài giờ đồng hồ.

Chắc bạn cũng từng gặp trường hợp có những người ăn chay đã phải thức chờ sau 12 giờ đêm ngày thứ Tư lễ tro để ăn cho đỡ đói. Việc ăn chay hẳn không phải lúc nào cũng dễ dàng với nhiều người. Vậy thì việc qui định bắt buộc chỉ còn 2 ngày cho thấy Giáo Hội giảm đi việc bó buộc nhưng vẫn cho bạn được tự do ăn chay thêm vào những ngày bạn muốn hãm mình để giúp bạn làm chủ các bản năng và tiến tới sự tự do nội tâm, diễn tả lòng thống hối và hiệp thông với cuộcTử Nạn của Chúa. Nếu thấy ít, bạn vẫn có thể tự nguyện ăn chay nhiều hơn. Đâu có ai cấm bạn! Miễn là đừng làm hại sức khoẻ thôi. Đó chính là việc ăn chay tự nguyện như đã được thực hiện thuở ban đầu của Hội Thánh khi chưa có luật buộc.

Về việc kiêng thịt
Điều 1251: Phải kiêng thịt, hay kiêng của ăn nào khác theo qui định của Hội Đồng Giám Mục, các ngày thứ sáu trong năm, trừ khi những ngày ấy trùng với một ngày nào khác trong số những ngày lễ trọng…

Điều 1252: Ai đã trọn 14 tuổi buộc phải giữ luật kiêng thịt; còn luật ăn chay buộc tất cả những người thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các vị Chủ chăn và cha mẹ phải lo sao để cả những người vị thành niên không buộc ăn chay kiêng thịt cũng được thấm nhuần tinh thần sám hối đích thực.

Điều 1253: Hội đồng Giám mục có thể ấn định rõ hơn luật giữ chay và kiêng thịt, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc đạo đức.

Như vậy mục đích của việc kiêng thịt hay kiêng một thức ăn nào khác là một sự hãm mình, từ bỏ bản thân trong ngày sám hối chung của toàn thể Giáo Hội là ngày thứ sáu. Cho nên điều quan trọng là thấm nhuần tinh thần sám hối như được nói đến trong điều 1252 chứ không chỉ tuân thủ một qui định thuần tuý luật lệ.

Giáo Luật cũng đã đề cập đến việc kiêng một thức ăn khác cũng như có thể được thay thế bằng những việc bác ái và đạo đức theo quyết định của Hội Đồng Giám Mục ( điều 1253). Vì vậy mà có nơi không nói đến kiêng thịt nữa nhưng không vì thế mà không cần nghĩ đến sám hối và làm các việc đạo đức, bác ái… Và như đã bạn thắc mắc kiêng thịt mà lại tìm những món ăn ngon hơn như tôm, cua… mà ăn thì còn đâu là ý nghĩa của ngày thống hối chung và ăn kiêng như thế cũng coi như chưa kiêng gì cả!

Tóm lại

TUỔI GIỮ CHAY: Từ 18 tuổi trọn đến hết 59 tuổi.

TUỔI KIÊNG THỊT: Từ 14 tuổi trở lên

CH GIỮ CHAY: Trong ngày chay chỉ được ăn một bữa no(chọn bữa nào cũng được), còn những bữa khác chỉ được ăn chút ít để bụng còn đói. Trong ngày chay không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v

CH KIÊNG THỊT: Cấm ăn thịt loài máu nóng (heo, bò, gà, vịt…) bao gồm thịt và tất cả những thứ khác như tim, gan, lòng chay…. Nhưng được dùng các nước thịt và các đồ ăn có pha chất thịt, như cháo nước thịt. Được ăn cá và loài máu lạnh (như ếch, rùa, sò, cua, tôm). Ngày kiêng thịt cũng được phép dùng trứng và các sản phẩm từ sữa như bơ và phó mát …

NGÀY BUỘC GIỮ CHAY VÀ KIÊNG THỊT: Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét