Giới trẻ với tôn giáo và tính hiện đại
Thứ
Tư, 15 Tháng Giêng-conggiaovadantoc
Giới trẻ là những người
có tuổi đời đang độ thanh niên, có sức vóc, sôi nổi nhiệt huyết, nhiều hoài
bão. Họ là nguồn lực tiềm năng của Giáo hội và đất nước, hứa hẹn triển vọng
phát triển.
Nói tới giới trẻ là nói đến
khả năng thích ứng, hội nhập, tiếp nhận cái mới một cách mạnh dạn, dám nghĩ dám
làm. Ðây là điều mà những người già thường khao khát, bởi họ không còn trẻ, lại
hay quá chắc chắn, đôi khi bảo thủ với những định kiến của mình.
Nói đến giới trẻ còn là
nói đến tính hiện đại, tức có khả năng tham góp vào sự đổi mới, canh tân. Nhưng
tính hiện đại trong giới trẻ luôn có tính hai mặt khi liên kết với vấn đề tôn
giáo. Ngoài những mặt tích cực, ảnh hưởng của tính hiện đại đến giới trẻ cũng
là mối lo ngại của nhiều tổ chức tôn giáo, biểu hiện qua một số điểm như:
(1) Sự du nhập các luồng văn hóa mới, làm một bộ phận giới trẻ nhạt phai những yếu tố thuộc về tôn giáo, truyền thống, dân tộc;
(2 ) Làn sóng đầu tư, lưu học sinh, di dân, hôn nhân với người nước ngoài, tạo ra sự đa văn hóa và đa dạng tôn giáo trong một số người trẻ;
(3) Tính thuần nhất của các yếu tố văn hóa vùng, văn hóa tôn giáo không còn như trước đây dẫn đến một người trẻ có thể tiếp nhận nhiều luồng văn hóa, xuất hiện xu hướng lai căng, pha trộn và lệch chuẩn, không rõ căn tính nguồn gốc mình là gì;
(4) Xã hội thông tin, tạo ra hiện trạng văn hóa mạng, kéo theo lối sống ảo, đề cao cái tôi cá nhân, tự do phát ngôn của bộ phận người trẻ;
(5) Cơ chế thị trường tạo ra mặt trái là văn hóa tiêu dùng, lối sống thực dụng, hưởng thụ, ít chia sẻ, được một số người trẻ ủng hộ.
(1) Sự du nhập các luồng văn hóa mới, làm một bộ phận giới trẻ nhạt phai những yếu tố thuộc về tôn giáo, truyền thống, dân tộc;
(2 ) Làn sóng đầu tư, lưu học sinh, di dân, hôn nhân với người nước ngoài, tạo ra sự đa văn hóa và đa dạng tôn giáo trong một số người trẻ;
(3) Tính thuần nhất của các yếu tố văn hóa vùng, văn hóa tôn giáo không còn như trước đây dẫn đến một người trẻ có thể tiếp nhận nhiều luồng văn hóa, xuất hiện xu hướng lai căng, pha trộn và lệch chuẩn, không rõ căn tính nguồn gốc mình là gì;
(4) Xã hội thông tin, tạo ra hiện trạng văn hóa mạng, kéo theo lối sống ảo, đề cao cái tôi cá nhân, tự do phát ngôn của bộ phận người trẻ;
(5) Cơ chế thị trường tạo ra mặt trái là văn hóa tiêu dùng, lối sống thực dụng, hưởng thụ, ít chia sẻ, được một số người trẻ ủng hộ.
Vấn đề đặt ra là, với một
điều kiện thể lý và tinh thần tốt như vậy, lại sống trong các không gian tối
tân, có nhiều tiện ích trợ giúp, tạo cảm giác là ít có trở ngại trong suy nghĩ
và hành động, phải chăng đã làm cho người trẻ chẳng cần gì đến tín ngưỡng, tâm
linh, thần thánh hay một tổ chức tôn giáo nào đó để trợ lực tinh thần, luân lý
và các giá trị nhân bản?
Ðể trả lời câu hỏi này, tất
nhiên phải căn cứ vào các dữ liệu khảo sát xã hội học quy mô lớn và đúng phương
pháp mới mong có kết quả chính xác. Dù vậy, hãy thử quan sát một số hiện tượng
tín ngưỡng, tâm linh mỗi dịp Tết đến Xuân về: các sinh hoạt của các tôn giáo
truyền thống vẫn có sự tham gia của rất nhiều người trẻ. Nhiều nam thanh nữ tú
vẫn lên chùa lễ Phật đầu năm, hoặc thắp hương nơi bàn thờ tổ tiên vào những dịp
Tết. Mùa Xuân, nhiều đội kiệu ở các hội làng vẫn có thanh niên hăng say khiêng
rước. Nếu có dịp du Xuân đất Bắc, còn thấy ở các đền, đình, miếu, phủ mùa này
chẳng phải chỉ giành riêng cho người già đi vãng cảnh: vẫn có nhiều người trẻ đến
đó, khấn vái, thắp hương và cầu cúng. Những cô cậu lâu không có người yêu, sợ ế
cũng bảo nhau đi cắt tiền duyên khi mỗi tuổi trôi qua. Rồi vào mỗi kỳ thi quan
trọng như tuyển sinh vượt cấp, vẫn có những thí sinh vào sờ đầu cụ rùa đá, đôi
bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Hà Nội để cầu may. Ðó là chưa kể đến việc dâng sao giải
hạn, cúng kiếng đầu năm, nhiều khi đến độ mù quáng, lệ thuộc, biến thành mê
tín, cũng có sự góp mặt của cả người trẻ vv… Các chỉ báo trên phần nào phản ảnh
một thực tế rằng, tâm thức tín ngưỡng, tôn giáo vẫn không mất đi trong lòng nhiều
người trẻ, dù là họ đang ở xã hội hiện đại. Nhưng qua những hiện tượng này cũng
phản ảnh một hiện thực xã hội còn bộn bề lo toan, có nhiều bất an trong lòng giới
trẻ, đôi khi họ vẫn cần những trợ lực từ tâm linh, tôn giáo trước các thách thức
của đời sống hiện thực. Tất nhiên, những hành vi tín ngưỡng, tâm linh của người
trẻ cũng phần nào còn do được quy định bởi các khuôn mẫu văn hóa truyền thống,
thói quen sinh hoạt gia tộc, gia đình... Nhưng cũng có không ít bạn thực hành
là để giải tỏa khỏi các áp lực của đời sống hiện đại đang đè nén hoặc xuất phát
từ lòng thành hay gởi gắm những hy vọng tốt đẹp hơn ở tương lai phía trước.
Với các tôn giáo có tổ chức
chặt chẽ (tạm gọi là tôn giáo thể chế), giới trẻ được xem như tương lai nguồn lực
của các Giáo hội. Ở đó, vẫn có rất nhiều người trẻ giữ các sinh hoạt tôn giáo
và truyền thống tín ngưỡng của mình. Dù vậy có một thực tế đang hiển hiện là
không ít thanh niên bây giờ bị cuốn hút mạnh mẽ bởi các mặt trái của lối sống
thế tục. Có thể kể đến các loại tiêu khiển, giải trí đầy cám dỗ nhưng nguy hại
như bia, rượu, cờ bạc, ma túy, mại dâm; cũng có thể kể đến một lối sống hưởng
thụ, dựa dẫm và ích kỷ, không biết chia sẻ; cũng có thể nói đến hiện tượng hư
danh sống ảo, khoe cái tôi cá nhân và lệ thuộc công nghệ quá mức… Mà khi các
giá trị thế tục lên ngôi, sự suy giảm các giá trị tôn giáo sẽ xuất hiện. Một số
bạn trẻ dần xa rời các không gian tôn giáo của mình : họ ít đi chùa, không thường
xuyên đến nhà thờ vào Chúa nhật, hay vắng mặt cầu nguyện tại Thánh đường Islam
trong các trưa thứ sáu... Những người trẻ thuộc diện này đang sa vào mặt trái của
các giá trị thế tục, hoặc của nhịp sống hiện đại, bị nó lôi cuốn mà sao nhãng,
bỏ quên đi các thực hành tôn giáo. Như vậy, dù năng động, cởi mở, nhiều nhiệt
huyết, nhưng những ưu điểm này của người trẻ cũng dễ biến thành nhược điểm nếu
như họ không có một căn bản luân lý tốt.
Nhìn chung, các “tôn giáo
thể chế” đang rất lo lắng tới hiện tượng lệch chuẩn của giới trẻ. Bởi lẽ họ sống
trong thời kỳ hiện đại, ngoài cái hay, đang tồn tại nhiều nghịch lý có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng tới các thuộc tính tôn giáo của người trẻ. Tính hiện đại, đằng
sau các ưu điểm vượt trội là những lo ngại không nhỏ tới giới trẻ thuộc các tôn
giáo khác nhau. Những điều lo ngại có thể kể đến như:
(1) Sự trỗi dậy của lý tính bên cạnh cảm tính về Cái Thiêng;
(2) Ðoạn tuyệt với vũ trụ luận của tôn giáo, thay thế nó bằng một thế giới của lý trí với các sản phẩm cụ thể, nhằm hiện thực hóa nhiều điều con người không thể đạt tới và lấy đó giải quyết các nhu cầu tinh thần của con người;
(3) Thay thế không gian tôn giáo bằng các không gian thực dụng do con người tạo ra.
(4) Áp dụng lý thuyết khoa học vào giải thiêng và giải luân lý tôn giáo;
(5) Sử dụng tôn giáo như chất liệu để làm “công nghiệp văn hóa”, tạo ra các sản phẩm văn hóa nhiều lợi nhuận, đậm tính thế tục như điện ảnh, kiến trúc, du lịch tôn giáo…
(6) Sự trỗi dậy của văn hóa thế tục và các giá trị thế tục bên cạnh giá trị tôn giáo.
(1) Sự trỗi dậy của lý tính bên cạnh cảm tính về Cái Thiêng;
(2) Ðoạn tuyệt với vũ trụ luận của tôn giáo, thay thế nó bằng một thế giới của lý trí với các sản phẩm cụ thể, nhằm hiện thực hóa nhiều điều con người không thể đạt tới và lấy đó giải quyết các nhu cầu tinh thần của con người;
(3) Thay thế không gian tôn giáo bằng các không gian thực dụng do con người tạo ra.
(4) Áp dụng lý thuyết khoa học vào giải thiêng và giải luân lý tôn giáo;
(5) Sử dụng tôn giáo như chất liệu để làm “công nghiệp văn hóa”, tạo ra các sản phẩm văn hóa nhiều lợi nhuận, đậm tính thế tục như điện ảnh, kiến trúc, du lịch tôn giáo…
(6) Sự trỗi dậy của văn hóa thế tục và các giá trị thế tục bên cạnh giá trị tôn giáo.
Thực tế là, sau mọi toan
tính của đời sống, mọi thú vui trần tục, những trải nghiệm…, các nan đề của cuộc
sống vẫn tồn tại, không được giải quyết triệt để, nên có loanh quanh, cuối cùng
người ta cũng trở về tìm đến những giá trị nhân bản của con người qua các tôn
giáo, hoặc qua các khuôn mẫu văn hóa truyền thống để định hướng giới trẻ. Một
hiện tượng xuất hiện gần đây trong xã hội ta là không ít người sau khi nghỉ
hưu, rời bỏ công việc, về già lại tìm đến tôn giáo. Phải chăng những giá trị thế
tục mà họ đã trải qua vẫn không đáp ứng được yêu cầu bản thân? Phải chăng họ vẫn
cảm thấy yếu đuối, cô đơn, trống rỗng và dễ đổ vỡ trong đời thực? Tất nhiên thật
khó nói với những người trẻ đang mải mê các giá trị nhất thời rằng, hãy trở về
với các giá trị tôn giáo hay văn hóa truyền thống của mình như những trường hợp
người già kể trên, mà cần sự nỗ lực từ phía gia đình cũng như của các tổ chức
tôn giáo.
Có một thực tế không thể
phủ nhận là, tôn giáo với một thiết chế lành mạnh thường tạo ra các giá trị
luân lý, đạo đức có tính chất đề kháng tốt với mặt trái của đời sống xã hội.
Người có một niềm tin tôn giáo trưởng thành thường hội nhập tốt với xã hội hiện
đại mà không sợ mất căn tính của mình. Vì vậy, vai trò của tôn giáo trong định
hướng cuộc sống hợp lý, đúng chuẩn cho giới trẻ là rất quan trọng.
Tiến sĩ Ngô Quốc Ðông (Viện
Nghiên cứu Tôn giáo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét