Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

7 cách đơn giản có thể làm...

7  cách  đơn  giản  có  thể  làm  tại  nhà  để  tăng  cường  sức  đề  kháng  cho  phổi
Ngày 13 Tháng 3, 2020-giadinh.net


Trong tình hình dịch COVID-19, việc tăng cường sức đề kháng cho bản thân rất quan trọng đặc biệt là phổi. Trang thông tin sức khỏe Health gợi ý 7 cách làm đơn giản giúp bạn cải thiện phổi tốt hơn.

Hầu hết mọi người muốn có được sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, hiếm khi họ nghĩ về việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của phổi. Sự thật là phổi của bạn, giống như tim, khớp và các bộ phận khác trên cơ thể đều có thể bị lão hóa theo thời gian. Phổi có thể trở nên kém linh hoạt và điều này có thể khiến bạn khó thở hơn.
Hơn nữa phổi còn là bộ lọc tự nhiên bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh nhiễm trùng và ô nhiễm không khí khác nhau, đó là lý do tại sao phổi khỏe mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe.
Bằng cách áp dụng một số thói quen lành mạnh nhất định, bạn có thể duy trì sức khỏe của phổi tốt hơn và giữ cho chúng hoạt động tối ưu ngay cả khi tuổi tác tăng dần.

1. Nâng cao đầu khi ngủ
Bằng cách giữ cho đầu của bạn nâng cao ở 15 độ trong khi ngủ, bạn có thể giảm tiết dịch nhầy vào cổ họng và do đó ngăn ngừa ho vào ban đêm.
7 cách đơn giản có thể làm tại nhà để tăng cường sức đề kháng cho phổi  - Ảnh 1.

2. Dọn dẹp nhà cửa
Đôi khi một số bệnh phổi nghiêm trọng có thể bị kích thích khi tiếp xúc với nấm mốc độc hại. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ báo cáo rằng ô nhiễm trong nhà thường tồi tệ hơn ngoài trời. Hơn nữa, nhiều người dành phần lớn thời gian trong nhà làm tăng tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong nhà.
Dưới đây là một số mẹo để giảm các chất ô nhiễm trong nhà:
- Không hút thuốc trong nhà
- Lau bụi đồ đạc và hút bụi ít nhất một lần một tuần.
- Mở cửa sổ thường xuyên để tăng thông gió trong nhà.
- Giữ nhà của bạn sạch sẽ nhất có thể. Nấm mốc, bụi và lông, da thú cưng đều có thể xâm nhập vào phổi của bạn và gây kích ứng.
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch tự nhiên
- Đảm bảo nhà bạn có hút mùi hay các phương pháp giúp thông gió khác.

3. Bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm
7 cách đơn giản có thể làm tại nhà để tăng cường sức đề kháng cho phổi  - Ảnh 2.
Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm hỏng phổi của bạn và tăng tốc độ lão hóa. Khi chúng ta còn trẻ và khỏe, phổi có thể dễ dàng chống lại các độc tố này nhưng khi bạn già đi, phổi sẽ mất đi một số sức đề kháng và trở nên dễ bị nhiễm trùng hơn.
Để giảm tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm, bạn nên:
- Tránh hút thuốc hay hít phải khói thuốc và cố gắng không đi ra ngoài trong thời gian ô nhiễm không khí cao điểm. Nếu phải ra ngoài, hãy sử dụng khẩu trang phù hợp.
- Tránh tập thể dục gần đường giao thông lớn, vì bạn có thể hít phải khí thải xe cộ.
- Nếu bạn tiếp xúc với các chất ô nhiễm tại nơi làm việc, hãy chắc chắn thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn có thể.

4. Không kìm nén ho
Ho là một quá trình tự nhiên giúp phổi của bạn thoát khỏi chất nhầy khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Ức chế ho có thể khiến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc giảm ho khi bạn cảm thấy khó chịu hoặc bạn không thể ngừng ho mà không có chúng.
Ngoài ra, khi ho hay hắt hơi nên che miệng bằng khăn giấy, nếu không có khăn giấy có thể dùng khuỷu tay để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Các phương pháp khác để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng gây nhiễm trùng phổi bao gồm rửa tay và ở nhà khi bạn bị bệnh hoặc tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp.

5. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
7 cách đơn giản có thể làm tại nhà để tăng cường sức đề kháng cho phổi  - Ảnh 3.
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể bảo vệ phổi của bạn mà không cần uống thuốc bổ. Dưới đây là một số lời khuyên về cách thay đổi thói quen ăn uống của bạn:
- Chuyển sang chế độ ăn uống hữu cơ sẽ giúp bạn tránh nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau là trái tim khỏe mạnh và tốt cho đường ruột, và cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh phổi mãn tính.
- Nếu bạn không thể chuyển hoàn toàn sang thực phẩm hữu cơ, hãy cố gắng tránh các sản phẩm có chứa chất bảo quản và phụ gia cũng như thực phẩm đóng gói sẵn và chế biến sẵn. Kiểm tra cẩn thận nhãn thực phẩm tại siêu thị trước khi mua bất cứ thứ gì.
- Đừng quên uống một lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nó sẽ giúp bạn giữ cho phổi của bạn ngậm nước và không có chất nhầy, làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Ăn một số ít các loại hạt mỗi ngày như đậu phộng, có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp.  Các loại hạt rất giàu vitamin E, làm giảm quá trình oxy hóa tế bào và viêm trong cơ thể.

6. Tập thể dục đều đặn
Hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh nên có 150 phút hoạt động thể chất vừa phải hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần.
Khi bạn tập thể dục, phổi của bạn cũng hoạt động. Chúng tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể để lấy năng lượng và loại bỏ carbon dioxide. Ngay cả đối với những người mắc bệnh phổi tiềm ẩn, họ sẽ có chức năng thể chất tốt hơn nếu họ giữ cho phổi được điều hòa tốt.
7. Hít thở đúng cách
Cách bạn thở có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tốt của bạn. Để tăng lượng oxy trong phổi và cải thiện khả năng giải phóng carbon dioxide từ chúng, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở.
Thở bằng môi:
- Hít vào bằng mũi trong 2-3 giây.
- Từ từ thở ra khi môi mím giống như bạn đang thổi tắt nến trong 4-9 giây.
Bài tập này cũng có thể giúp bạn kiểm soát cơn hen suyễn một cách hiệu quả và làm dịu bản thân.
Thở bằng bụng
- Nằm ngửa và giữ thẳng
- Đặt một tay lên bụng và tay kia trên ngực.
- Hít vào bằng mũi trong 2-3 và chú ý đẩy bụng hướng ra ngoài.
- Thở ra bằng đôi môi mím chặt trong 3-4 giây, đồng thời ấn nhẹ vào bụng bằng để siết chặt cơ bụng khiến bụng co lại.
Thực hiện khoảng 5 phút.
Mặc dù mọi người thường không sử dụng loại thở này, nhưng nó có thể giúp bạn tăng dung tích phổi và khiến phổi khỏe hơn.
Theo Khám phá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét