THUYẾT TƯƠNG ĐỐI (RELATIVISM) LÀ GÌ VÀ NGUY HIỂM RA SAO?
Xin
cha giải đáp ba thắc mắc sau:
1- Thuyết tương đối (relativism) là gì và nguy hại ra sao?
2- Người ly dị có được phép xưng tội và rước Lễ hay không?
3- Tại sao các giáo phải Tin Lành và cả Chính Thống Giáo đều cho
linh mục (mục sư Tin Lành) kết hôn trong
khi Giáo Hội Công Giáo lại cấm?
Trả lời:
1- Thuyết tương đối (relativism) là
một triết thuyêt (philosophy) chủ yếu phủ nhận mọi tiêu chuẩn hay chân lý tuyệt
đối về luân lý, vì cho rằng mọi luật lệ cá nhân
hay phổ quát về luân lý chỉ là do con người áp đặt nên không có cơ sở vững chắc để bắt buộc ai phải
tuân giữ.
Thuyết
này được chia ra ba loại chính sau đây:
a-Tương đồi về tâm lý (psychological relativism): cho rằng mọi ý thức về luân lý của một người
là kết quả đào luyện của người đó trong môi trường gia đình.
Nghĩa
là nếu cá nhân chịu ảnh hưởng tốt trong
gia đình thì có quan niệm tốt về luân lý
và ngược lại.
b- Tương đối về xã hội (social relativism): cho rằng mọi ý thức về luân lý là kết quả
của việc giáo dục trong môi trường xã hội. Nghĩa là hoàn cảnh xã hội và việc
giáo dục cấu tạo nên ý thức luân lý của một người chịu ảnh hưởng đó
c- Tương đối về mặt kinh tế: (Economic relativism) đây
là quan điểm của Carl Max, một trong những lý thuyết gia của chủ nghĩa cộng sản
(communism) và xã hội chủ nghĩa (sociolism) chủ trương rằng ý thức luân lý của
con người chỉ là kết quả chi phối bởi
tình trạng kinh tế của người chịu ảnh hưởng đó.
Giáo
Hội , dựa trên niềm tin và lý lẽ hay lý trí (faith and reason) đã hoàn toàn bác
bó thuyết tương đối nói trên vì nó đi
ngược lại với giáo lý và niềm tin có
Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối trọn tốt trọn lành . Ngài dựng nên con người có lý
trí, có ý muốn tự do (free will) và lương tâm để biết việc thiện phải làm và điều
gian ác, xấu sa phải tránh. Vì thế,
Thiên Chúa chỉ phán đoán riêng con người về những gì con người làm với lý
trí , ý muốn tự do và lương tâm .
Mặt
khác, Giáo Hội cũng tin và dạy không sai lầm rằng phải có chân lý phổ quát về
luân lý (universal truth of morality) buộc mọi người ở khắp mọi nơi và mọi
thời đại phải tuân theo để con người
khác biệt với mọi loài cầm thú chỉ sống với bản năng và không có ý thức gì về lành dữ. Luật luân lý phổ quát này ngăn cấm
những hành động nhân linh( human act)
như giết người ( trừ trường hợp tự
vệ chính đáng) , hiếp dâm, thù nghịch, gian ác,
gian dâm, mãi dâm, ấu dâm (child prostitution) gian tham, bất công, bóc
lột, kỳ thị về mầu da, hành hạ súc vật…là những sự dữ tự bản chất
(intrinsic evils) nên không thể biện minh được
vì bất cứ lý do và hoàn cảnh nào. Nghĩa là không thể lấy lý do giáo dục
gia đình hay môi trường xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế để biện minh cho việc giết
người, hiếp dâm, bóc lột người khác, thù ghét ai vì mầu da, tiếng nói và nhất
là phá thai hay giết thai nhi được. Không có hoàn cảnh nào cho phép làm những sự
dữ nói trên theo luân lý Kitôgiáo. Chắc chắn như vậy.
Thánh
Phaolô cũng đã liệt kê nhữ ng sự xấu,
xét về mặt luân lý, là sai trái
như sau:
“Những
việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ: đó là dâm bôn, ô uế, phóng đãng ,
thờ quấy , phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia
rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi
bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo :
những kẻ làm những điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa..” (
Gl 5: 19-21)
Tóm
lại thuyết tương đối là một nguy hại cho niềm tin có luân lý phổ quát buộc con
người phải xa tránh những sự dữ tự bản
chất như nói ở trên để làm những sự thiện, sự lành mưu ích cho phần rỗi của mình và cho người
khác.
Nói
rõ hơn Giáo Hội lên án thuyết tương đối về luân lý vì nó vi phạm niềm tin có
luân lý phổ quát tuyệt đối mà Thiên Chúa
đã in xâu trong lòng mỗi người không phân biệt mầu da, ngôn ngữ và văn hóa.
Nghĩa là ai cũng phải hiểu rằng giết người,giết thai nhi, gian manh trộm cướp, chiến tranh, giệt chủng, dâm ô
thác loạn ..,là những sự dữ, sự xấu
phải tránh, không được làm vì bất cứ ý
do nào để khỏi bị Thiên Chúa phán xét và
trừng phạt sau khi con người chết đi và
phải ra trước Tòa Chúa để được phán xét về những việc đã làm khi còn sống với lý trí và ý muốn tự do (free
will)cùng với lương tâm là cơ năng sẽ tố
cáo con người về mặt luân lý trước Tòa Chúa..
2-Những
người li dị có được xưng tội rước lễ hay không?
Để
trả lời âu hỏi này, ta cần phân biệt hai
trường hợp sau đây:
a-
Nếu đã li dị ngoài tòa án dân sự mà chưa được tháo gỡ hôn phối (tiêu hôn
=annulment) của toà án hôn phối của Giáo phận (Diocesan Tribunal) mà lại sống
chung với người khác như vợ, chồng thì tạm thời không được lãnh nhận các
bí tích Thánh Thể và Hòa giải. Nghĩa là không được xưng tội và rước lễ bao lâu
tình trạng hôn phối chưa được giải quyết thỏa đáng theo giáo luật, chứ không
theo luật của xã hội vì Giáo Hội không công nhận việc li dị ở ngoài tòa án dân
sự, mà chỉ cứu xét xem việc kết hôn của ai đó đã thành bí tích ngay từ đầu chưa để quyết định
cho tiêu hôn hay không.
b-
Nhưng nếu sau khi li dị mà không sống chung với ai như vợ, chồng thì không có
ngăn trở gì để đi xưng tội và rước Mình Thánh Chúa.
Vậy
nếu biết ai rơi vào các trường hợp trên thì xin khuyên bảo họ cho thích hợp.
3-Tại sao Giáo Hội Công Giáo không cho giáo sĩ và tu sĩ kết hôn?
Các giáo phái Tin Lành, Anh giáo và cả Chính
Thống Đông Phương đều không có luật độc thân ( celibacy) thì đó
là quyền của họ.Riêng Giáo Hội Chính Thống
chỉ chọn giám mục trong số linh mục độc thân và cho phép các giáo sĩ , trước
khi lãnh chức linh mục, được tự do chọn kết hôn hay không. Nếu đã không chọn kết
hôn ở cấp phó tế, thì sẽ không được kết hôn sau khi làm linh mục. Vì thế, trong
hàng linh mục Chính Thống có hai thành phần kết hôn và không kết hôn.Chỉ có
giám mục buộc phải độc
thân mà thôi.
Riêng
Giáo Hội Công Giáo, thì luật độc thân mới chỉ có từ thế kỷ thứ 11 trở lại đây
thôi. Trước đó, trong ba thế kỷ đầu sau
ngày Chúa Giêsu về Trời, tuy không có luật rõ rệt , nhưng đa số các giáo sĩ
( giám mục và linh mục) đều tự
nguyện sống khiết tịnh ( continence,
chastity). Mãi sau năm 305AD, Công Đồng
Elvira và Công Đồng Rôma năm 386 và hai
Công Đồng nữa họp ở Carthage,
đã đưa đến khuyến cáo giám mục
và linh mục phải sống khiết tịnh. Nhưng mãi sau thế kỷ 11, dưới thời
cố Giáo Hoàng Gregory VII ( 1073- 85) luật
độc thân ( celibacy) mới chính thức được áp dụng cho đến nay.
Nhưng
phải nói rõ là luật độc thân áp dụng cho hàng giáo sĩ, tu sĩ Công giáo không phải
là luật của Chúa mà là của Giáo Hôi đặt ra vì lợi ích cho sứ vụ ( ministry) phục
vụ của Giáo Hội hầu mang lợi ích thiêng
liêng cho dân Chúa được trao phó cho mình , cụ thể là cho các giám mục và linh
mục coi sóc, dẫn dắt và thánh hóa với các Bí tích. Giáo Hội , khi ban luật độc
thân này, chắc đã đọc kỹ lời Chúa Giêsu trả lời cho các môn đệ trong Matthêu 19: 11-12 như sau:
“không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy,
nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu, mới hiểu. Quả vậy, có những người
là hoạn nhân vì từ lòng mẹ sinh ra đã như thế. Có những người là hoạn nhân vì bị
người ta hoạn. Và có những người là hoạn
nhân do họ tự ý sống như thế vì Nước Trời.
Ai hiểu được thì hiểu.”
Thánh Phaolô cũng
khuyến khích ý nghĩa và giá trị
sống độc thân như sau:
“ Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng
điều gì. Đàn ông không có vợ thì lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người.
Còn người có vợ thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng vợ. Như thế họ
bị chia đôi. ( 1 Cor 7: 32- 34).
Tóm
lại, kỷ luật độc thân cho hàng giáo sĩ và tu sĩ Công giáo được áp dụng vì lợi
ích cho sứ vụ rao giảng, dạy dỗ và làm chứng cho Tin Mừng của hàng giáo sĩ, tu
sĩ. Đây là sự khôn ngoan của Giáo Hội và cũng thể hiện ước muốn hy sinh tự nguyện
sống khiết tịnh vì Nước Trời của
hàng giáo sĩ, tu sĩ, căn cứ trên chính lời
của Chúa Kitô nói trên đậy.
Chúng
ta cầu xin và hy vọng Giáo Hội sẽ không bỏ luật độc thân để chiều theo đòi hỏi
của thời đại tục hóa ngày nay.Nếu chiều theo, thì còn phải cho cả phụ nữ có chồng
làm linh mục nữa, và như vậy Giáo Hội sẽ
tự mâu thuẫn với chính mình và làm mất
niềm tin của con cái muốn trung thành với những
truyền thống tốt đẹp được lưu truyền lại
từ các Thánh Tông Đồ.
Giáo Hội không phải là một cơ chế chính trị, mà phải thay đổi theo trào lưu
của thời đai. Ngược lại, Giáo Hội là một
định chế thiêng liêng ( sacred
Institution) được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ, với sứ mệnh
cao cả là tiếp tục Sứ Mệnh cứu chuộc của Chúa Kitô cho đến ngày mãn thời gian. Và
để trung thành với Sứ Mệnh đó, Giáo Hội phải có can đảm đi ngược dòng thác lũ của
thời đại với những chủ thuyết vô thần, vô luân,
tôn thờ vật chất, chủ nghĩa tương đối và tục hóa (Securalism) đang bành
trướng ở khắp nơi để lôi kéo con người
vào thảm họa chối bỏ Thiên Chúa là Nguồn
mạch phát sinh mọi sự tốt lành, thiện hảo, hạnh phúc và bình an. Chúa nói: “Ai có tai nghe thì
nghe.”( Mt 13: 43; Mc 7: 16; Lc 14: 35)
Ước
mong những giải đáp trên thỏa mãn những câu hỏi đặt ra.Amen
Lm
Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét