Phép rửa làm cho sự Phục sinh của Chúa Giêsu trở thành hiện thực đối với chúng ta.
Sun,
19/04/2020 - Lại Thế Lãng dịch
Vậy anh em hãy đi và làm
cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con
và Chúa Thánh Thần (Mátthêu 28: 19).
Ngày Chúa nhật Phục Sinh,
Maria Mađalena đã nói với các môn đệ về ngôi mộ trống, các thiên thần và cuộc gặp
gỡ của bà với Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Vội vã đến nơi họ sẽ được nhìn
thấy Ngài, Phêrô và những người khác hẳn phải tự hỏi những gì đang chờ đợi họ.
Chúa Giêsu có thực sự sống lại như Maria đã nói? Nếu vậy Ngài có quở trách họ
vì đã bỏ rơi Ngài? Ngài có tiếp tục dạy dỗ họ như trước?
Hãy tưởng tượng sự ngạc
nhiên của họ khi lời đầu tiên của Chúa Giêsu là một mệnh lệnh đào tạo các môn đệ
và phép rửa. Những gì đã qua thuộc về qúa khứ; đã đến lúc để họ tiến hành nhiệm
vụ Ngài đã chuẩn bị cho họ. Họ sẽ ra đi đến “mọi dân tộc” để công bố Tin mừng –
và làm phép rửa cho những ai hoán cải và tin vào Chúa.
Sự hoán cải
trong Giáo hội tiên khởi
Đây là chính xác những gì
đã xẩy ra. Từ khi được tràn đầy Thần khí, các môn đệ đã thực hiện điều Chúa
Giêsu đã yêu cầu họ. Cho dù ở giữa đám đông trong lễ Ngũ tuần (Công vụ Tông đồ
2: 1- 12), với cai ngục (16: 20-34) hay một quan chức trong triều đình Ê-thi-óp (8: 26-33) những người nghe Phúc âm đã quay về
với Chúa Giêsu. Trong thực tế mô hình ba bước này gồm truyền giáo, hoán cải và
sau đó là bí tích Rửa tội có vẻ là cách mà Giáo hội đã phát triển trong nhiều
trăm năm.
Theo mô hình này các ứng
viên chuẩn bị chịu bí tích Rửa tội đã được học biết về Chúa Giêsu, thập giá và
sự Phục sinh của Ngài. Họ đã cầu nguyện và đã học được cách cầu nguyện. Họ được
mời gọi ăn năn tội lỗi trong qúa khứ và được thúc giục chấp nhận cuộc chiến đấu
chống lại tội lỗi và những cám dỗ sắp tới. Một khi rõ ràng những ứng viên này
đã đạt được đến mức độ hoán cải nào đó, họ được rửa tội, được chào đón đến với
Thánh Thể và được công bố trở thành những thành viên của Giáo hội.
Ngày nay thì khác. Thay
vì rửa tôi đến sau truyền giáo và hoán cải, lại thường đến khi hành trình đức
tin của một người mới bắt đầu – điển hình là khi người đó chỉ là một đứa trẻ.
Trong khi có nhiều lý do chính đáng để mô hình này trở thành phổ biến, hãy còn
tồn tại một hậu qủa không may: Rửa tội cho trẻ sơ sinh có thể dẫn chúng ta đến
việc giảm thiểu sức mạnh của bí tích và tác động có thể có trong cuộc sống của
chúng ta.
Trong bài viết này chúng
ta muốn có một cái nhìn đối với Bí tích Rửa tội mà Giáo hội gọi là “Căn bản của
toàn bộ cuộc sống Kitô giáo” (Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1213). Chúng ta muốn
cố gắng nắm bắt lại ý nghĩa về những gì chúng ta nhận được khi chúng ta chịu
phép rửa tội và hỏi làm sao chúng ta có thể bắt đầu mở ra những qùa tặng mà
Thiên Chúa độ lượng đã ban cho chúng ta ngày hôm đó.
Bí tích là dấu
hiệu của sức mạnh
Trước khi đi sâu vào bí
tích Rửa tội, chúng ta hãy nói qua về thế nào là một bí tích. Chúng ta đều biết
rằng mỗi bí tích đều có những biểu tượng riêng: bánh và rượu trong Thánh lễ; nước,
dầu và nến sáng trong nghi thức rửa tội; những lời thề hứa và nhẫn trao cho
nhau trong hôn phối. Mỗi thành phần trong những yếu tố này tượng trưng cho một
số khía cạnh về cách Thiên Chúa muốn hoạt động trong cuộc sống của chúng ta –
cho dù là để nuôi dưỡng chúng ta, để rửa sạch tội lỗi chúng ta hoặc để gắn kết
chúng ta lại với nhau như vợ chồng.
Nhưng các bí tích còn đi
xa hơn nhiều so với những hành động tượng trưng. Chúng mang đến chính những điều
chúng tượng trưng. Chẳng hạn bánh và rượu bây giờ trở thành Mình và Máu Chúa
Kitô thực sự làm no thỏa chúng ta với sự hiện diện của Chúa Giêsu. Những lời
chúng ta thề hứa trong lễ cưới thực sự ràng buộc chúng ta với nhau và trao quyền
cho chúng ta để sống với những gì chúng ta đã hứa. Tương tự như vậy, nước đổ
trên đầu chúng ta trong nghi thức rửa tội không chỉ tượng trưng cho sự thanh tẩy
tội lỗi, nó còn gìn giữ sự tinh khiết. Khi linh mục hay phó tế nói “Tôi rửa . .
. nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” chúng ta thực sự “được sinh
ra bởi nước và Thần khí” (Gioan 3: 5).
Hai năm trước, trong một
cuộc tiếp kiến chung, ĐTC Phanxicô đã suy gẫm về sức mạnh của bí tích Rửa tội
có tầm quan trọng như thế nào “Bí tích Rửa tội cho phép Chúa Kitô sống trong
chúng ta và cho phép chúng ta sống kết hiệp với Ngài”. ĐTC nói “Có một điều trước
và một điều sau đối với bí tích Rửa tội” và nó đem đến “sự chuyển đổi từ điều
kiện này sang điều kiện khác” (Ngày 11 tháng 4 , 2018)
Hai năm trước, trong một
cuộc tiếp kiến chung, ĐTC Phanxicô đã suy gẫm về sức mạnh của bí tích rửa tội
có tầm quan trọng như thế nào “Bí tích rửa tội cho phép Chúa Kitô sống trong
chúng ta và cho phép chúng ta sống kết hiệp với Ngài” ĐTC nói “có một điều trước
và một điều sau khi rửa tội” và nó đem đến “sự chuyển đổi từ một tình trạng
sang một tình trạng khác” (ngày 11 tháng 4, 2018).
Trong một cách tương tự,
ĐTC Bênêđictô XVI đã tập chú vào những lời được đọc vào lúc rửa tội khi ĐTC nói chuyện với một
nhóm cha mẹ tại nhà nguyện Sistine: “Những lời này không chỉ đơn thuần là một
công thức, chúng là thực tế. Chúng đánh dấu khoảnh khắc khi con cái của quý vị
được tái sinh là con cái của Thiên Chúa” (Bài giảng ngày 7 tháng 1, 2007).
Cả ĐTC Phanxicô và ĐTC
Bênêđictô đều đã chạm vào một vấn đề tối quan trọng trong bí tích Rửa tội và
cho tất cả các bí tích khác: khi chúng ta thực hiện những hành vi nghi lễ và đọc
những lời nguyện theo qui định cho việc cử hành bí tích, Thiên Chúa đang hoạt động
trong một cách mạnh mẽ và dứt khoát.
Với những sự thật này
trong tâm trí, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn xem thánh Phaolô đã hiểu về bí tích
rửa tội như thế nào.
“Anh em
không biết?”
Trong năm chương đầu tiên
của lá thư gửi tín hữu Rôma, thánh Phaolô tập trung vào “sức mạnh Thiên Chúa
dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin” (Rôma 1: 16). Ông mô tả cách tất cả mọi
người bị ràng buộc trong tội lỗi và cách Thiên Chúa đầy lòng khoan dung đã gửi
con của Ngài, Chúa Giêsu đến thế gian để chuộc tội cho chúng ta qua cái chết và
sự phục sinh của Ngài. Những chương này là phần gây xúc động trong văn bản, bao
gồm thiên đàng và hỏa ngục, tốt và xấu, tội lỗi và cứu độ.
Thánh Phaolô dĩ nhiên biết
rằng điều quan trọng là giải thích những gì Thiên Chúa đã làm để cứu rỗi chúng
ta, nhưng nó chỉ quan trọng để mô tả cách cứu rỗi này đến với chúng ta. Đây
chính là bí tích Rửa tội. Trong chương 6, ông viết “Anh em không biết rằng: khi
chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta
được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của
Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được
sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng
được sống một đời sống mới.” (Rôma 6: 3-4).
Đây là phép lạ của bí
tích rửa tội. Khi nước được đổ trên đầu chúng ta, chúng ta đã kết hợp với Chúa
Giêsu và cái chết của Ngài trên thập giá. Tất cả sức mạnh, ân sủng và lòng
thương xót mà Thiên Chúa phân phát cho thế giới trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
đã chảy vào trong đời sống của chúng ta ngày hôm đó, và chúng ta đã trở thành tạo
vật mới.
Đây là cách rộng lượng và
yêu thương của Cha trên trời. Ngài đã làm tất cả những gì có thể làm để đem
chúng ta về với Ngài. Ngài thậm chí còn ban cho chúng ta bí tích tuyệt vời này,
trong đó tội lỗi của chúng ta đã được rửa sạch và chúng ta được tràn đầy với
ánh sáng và với đời sống của Ngài. Ngài không chờ đợi cho đến khi chúng ta tìm
kiếm được những ơn lành này, bởi vì Ngài biết chúng ta không bao giờ có thể kiếm
được. Thay vào đó Ngài đã chủ động làm những điều kỳ diệu trong chúng ta- ngay
cả khi chúng ta còn qúa trẻ để biết những gì đang xẩy ra.
“Phương trình đầy
đủ” của Bí tích Rửa tội
Mặc dù vậy, Bí tích Rửa tội
hãy còn chỉ là một phần của phương trình. Như chúng ta đã nói ở trên, trong thời
kỳ đầu của Giáo hội, người ta thường được rửa tội sau khi đã trải nghiệm một số
hoán cải. Tức là điều đã xẩy ra để thức tỉnh họ về quyền năng của Thiên Chúa và
lời kêu gọi sống trong Đức Kitô. Họ đã trải nghiệm việc Chúa Thánh Thần chạm
vào tâm hồn họ và họ đã bắt đầu tìm đến Ngài để xin giúp đỡ, an ủi và tha thứ.
Tuy nhiên ngày nay, Bí
tích Rửa tội thường đến trước sự hoán cải, ân sủng cho nên sức mạnh của bí tích
này có thể nằm im trong cuộc sống của một người – có thể trong một thời gian rất
dài. Chỉ đến khi chúng ta quay về với Chúa và bắt đầu trải nghiệm được sức mạnh
chứa đựng trong Bí tích Rửa tội. Giống như khi Phêrô thúc giục những người nghe
ông nói trong lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đang mời gọi chúng ta: ăn năn! Tin rằng
Chúa Kitô đang ở trong chúng ta! Đặt niềm tin của chúng ta trong cuộc sống mới
chúng ta đã được ban cho! Tin tưởng rằng chúng ta là tạo vật mới và hãy để cho
tạo vật mới đến trong đời sống nội tâm của chúng ta.
Thiên Chúa đã ban cho
chúng ta những qùa tặng tuyệt với. Ngài đã rửa sạch mọi tội lỗi của chúng ta;
Ngài đã cho chúng ta trở thành con cái Ngài; Ngài đã mở vương quốc thiên đàng
cho chúng ta; Ngài thậm chí còn đặt cuộc sống thánh thiện của Ngài trong chúng
ta. Tất cả những điều này đã xẩy ra ngay khoảnh khắc chúng ta được rửa tội. Bây
giờ Ngài đang kêu gọi chúng ta nhận lấy những qùa tặng này và để cho chúng thay
đổi cuộc sống.
Không phải chỉ có Thiên
Chúa kêu gọi chúng ta, các thánh, các thiên thần tụ họp quanh ngai tòa Ngài
cũng đang thúc giục chúng ta nắm chắc lấy quyền thừa kế của chúng ta. Chúa
Thánh Thần đang khích lệ chúng ta, mong muốn chia sẻ với chúng ta tất cả sự
khôn ngoan, sức mạnh và tình yêu của Ngài. Giáo hội cũng đang kêu gọi chúng ta
sống như là con cái của thiên đàng để những ai chưa tin có thể được cải đổi.
Tất cả phải cần một vài
bước nhỏ về phần chúng ta, Thiên Chúa sẽ đáp ứng với một suối nguồn ân sủng.
Chúng ta được rửa tội trong Chúa Kitô. Vì vậy hãy sống trong Chúa Kitô./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét