Apr 19, 2020– Chúa nhật
thứ II Phục
Sinh năm A
Chúa Tình Thương!
Các Bạn thân mến,
Chưa bao giờ cả nhân loaị,
cả thế giới phải chịu chung một tai nạn, một đau khổ, một sự chết chóc bi thương
như dịch bệnh khủng khiếp Corona Vũ hán Trung Quốc. Và còn tiếp theo với bao thiệt hại vật
chất tinh thần…mà có lẽ không ai cò thể thống kê chính xác cho cả xã hội con người!
Dịch bệnh đã keó dài nhiều
tháng, rải khắp toàn câù… chưa thấy dấu hiệu tuyên giảm, chưa biết điểm dừng, cũng
chưa biết nó dai dẳng đeo bám con người đến khi nào?! Mà hằng ngày vẫn chỉ thấy
thống kê những chết chóc, những thất vọng kiệt quệ, vẫn đều đều tăng…
Bao nhiêu bác sĩ, nhà
khoa học tài giỏi lỗi lạc, cũng không đáp ứng kịp thời! Bao nhiêu tiền bạc của
cải cuả những nhà tỷ phú, triệu phú…cũng không đánh bại đuợc con virus thời đại!
Khắp nơi, mọi tôn giaó đều
thiết tha ngày đêm cầu khẩn Đấng Tạo Hoá thương tiêu diệt dịch bệnh cho thế giới!
Riêng Công giáo chúng ta
luôn tín thác vào Chúa Tình Thương sẽ giúp con người vượt quá mọi tai nạn dịch
bệnh. Vậy hãy cùng nhau Tôn Vinh, chúc tụng Ngài nhân ngày Lễ Chúa Tình Thương
nhé!
Trở lại Tin Mừng hôm nay, có lẽ ai củng biết rằng, năm1931
Đức Giesu nói với Thánh nữ Faustina, là Ngài muốn kính trọng thể "Ánh
sáng tình thương của Chúa, gọi là Lòng Thương Xót Chúa" vào chúa nhật
thứ hai sau Phục Sinh của Ngài.
Giáo Hội đã tuân theo, và
còn phổ biến sâu rộng về Lòng Thương Xót Chúa (LTXC), với những sự sùng kính:
treo ảnh LTXC, lần hạt chuỗi thương xót và rất nhiều những việc tốt lành khác.
Bởi LTXC đã thể hiện hằng giây phút trên tất cả
mọi người, mặc dù chúng ta:
- đã
được Chúa Thánh Thần tác động, nhưng nhiều khi chúng ta vẫn kém lòng tin.
- thừa
hưởng niềm hy vọng sống động, nhưng đôi khi chúng ta vẫn buồn chán, thất vọng,
muốn tìm an ủi khác.
- là
thành phần của giáo hội, cộng đòan những người tin, nhưng nhiều khi chúng ta lại
thờ ơ, lẩn tránh, thiếu quan tâm đến người khác, đến sinh hoạt chung.
- V.v…
Xin LTXC cho chúng ta thừa
hưởng những hoa trái của Đức Giesu Phục Sinh, đặc biệt lòng kính tin Ngài.
Tin Mừng chúa nhật này thể
hiện rõ nét về LTXC qua câu chuyện tông đồ Toma mà Thánh Gioan thuật lại một
cách chi tiết.
1. Sau khi Đức Giesu chịu chết:
-
Tình hình của các môn đệ sau khi Đức Giesu chịu chết thật là bi thảm, tối
tăm.
- Bởi
các ông đã chứng kiến cảnh Thầy mình bị quân lính với vũ khí trong tay đến bắt
tại vườn cây dầu.
- Rồi
chứng kiến cảnh tra tấn, nhục mạ, vác thập gía, và chết trần truồng bên cạnh những
tên gian phi.
- Sau đó lại nghe tin Ngài sống lại, đã ra khỏi
mồ, khiến các ông lo lắng sợ hãi.
- Riêng ông Toma còn sợ hơn nữa bởi tính bi
quan nên ông tránh mặt, không dám gần các môn đệ bạn vì sợ liên lụy.
- Bởì lúc trước Đức Giesu và các ông đã hăng
hái đi khắp nơi trong vùng, rao giảng và làm nhiều phép lạ, cùng phê phán, lên
án những việc sai trái, gỉa hình đạo đức của con người, đặc biệt nhóm biệt phái
và Pharisieu.
-
Tư tưởng, hành động cách mạng tôn giáo này đã gây nhiều mâu thuẫn, căm
ghét từ đối phương.
-
Nay Người Thầy, Người Chúa đã bị bắt, bị giết chết rồi lại biến mất…thì
còn gì đau khổ lo lắng sợ hãi hơn? Về tinh thần, lý tưởng, các ông còn băn khăn
bối rối thất vọng hơn nữa, vì đã đảo ngược tất cả những gì Thầy đã nói, đà làm,
đã dạy trong ba năm trời!
-
Các ông tan nát cõi lòng, hoảng loạn, phân tán như những đàn chiên không
chủ chăn, chỉ còn biết cùng nhau ẩn trốn trong căn nhà nhỏ.
2. Được sai
đi:
- Lần
hiện ra thứ hai này, sau khi ban bình an cho các môn đệ, Đức Giesu Phục Sinh
nói:"Như Chúa Cha đã sai thầy, thì Thầy cũng sai anh em."
- Sứ
mạng này xuất phát từ Chúa Cha truyền cho Đức Giêsu, và giờ đây đến lượt Đức
Giêsu Phục Sinh lại truyền cho các môn đệ và tất cả mọi tín hữu. Nghĩa là tất cả
chúng ta đều “được sai đi”.
- Rồi
Người thổi hơi vào các ông và bảo:“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”
-
Theo Kinh Thánh, hơi thở chính là sự sống. Như xưa, Thiên Chúa đã thổi
sinh khí vào Ađam để ban sự sống cho ông, thì nay, Đức Giêsu Phục Sinh cũng thổi
Thần Khí, sức sống cho các môn đệ. Rồi đến lượt các môn đệ lại ban sự sống
thiêng liêng ấy cho các tín hữu.
-
Đó là một chuỗi móc xích liên tiếp "được sai đi" để rao
truyền về Đấng Phục Sinh vinh hiển cho cả thế giới.
-
Chúng ta là một trong những móc xích đó, nên cũng có trách nhiệm, bổn phận
của người "được sai đi."
-
Ngài nói tiếp:"Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh
em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."
-
Là Ngài thiết lập Bí Tích Giải Tội, ban quyền tha tội cho các Tông đồ bằng
việc thông ban Thánh Thần cho các ông. Từ đây các Giám Mục kế vị các Tông đồ sẽ
tiếp tục thông ban quyền tha tội cho các linh mục là những cộng sự viên của các
ngài.
3. Một kinh
nghiệm quí:
-
Ông Toma bi quan, nên gặp đau buồn thất vọng, ông thường tìm nơi kín
đáo, yên tĩnh để trốn chạy hiện tại.
-
Vì tính cách đó, sau cuộc tử nạn của Thầy mình, Toma liền rút lui khỏi
các buổi sinh hoạt với các môn đệ bạn.
- Không có mặt thường xuyên hiệp thông với
các bạn nên Toma mất cơ hội gặp Đức Giesu Phục Sinh khi Ngài đến thăm các ông lần
thứ nhất.
-
Là lần đầu tiên các môn đệ thấy Ngài trở lại, và các ông tin ngay Ngài
đã sống lại thật.
-
Niềm tin vì thấy này có gía trị rất lớn, là điều kiện để các ông tiếp tục
theo Đức Giesu cũng như để những gì các ông rao truyền có giá trị, thuyết phục
mọi người.
-
Còn Toma không chỉ mất cơ hội gặp Chúa, để nhìn thấy Ngài đã Sống lại,
mà còn mất niềm vui, lời ban bình an, và ơn Thánh Thần.
- Nếu
Toma thất vọng, mặc cảm, chạy trốn mãi thì chắc chắn chẳng bao giờ ông có thể gặp
được Chúa Sống lại, được lãnh nhận những ơn sủng của Đấng Phục Sinh.
-
Đây là một bài học qúi giá để chúng ta ý thức rằng không bao gio tự tách
mình ra khỏi sự hiệp thông với các tín hữu, đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ,
lãnh nhận ơn của Thiên Chúa.
-
Bởi nhiều điều tốt lành có thể đến khi chúng ta cùng nhóm họp, hiệp
thông với nhau trong Giáo Hội, mà sẽ khó xẩy ra nếu chúng ta ở riêng rẽ một
mình.
-
Khi gặp cảnh đau buồn, chúng ta thường có khuynh hướng muốn tách mình ra
khỏi đám đông để ở riêng một nơi, không muốn làm gì, chẳng muốn gặp gỡ ai, cũng
là chuyện phổ biến.
-
Tuy nhiên, chính những lúc như thế, chúng ta cần cố gắng, can đảm, bình
tĩnh, nâng tâm lòng lên, cần tạo hứng thú để tìm đến thông hiệp với các tín hữu,
cần nghe theo lời hướng dẫn, vì trong sự hiệp thông, chúng ta có cơ may gặp
Chúa nhiều hơn.
-
Khi đó LTX của Chúa sẽ khơi dậy lòng Tin Cậy Mến nơi chúng ta cũng như
chính LTX Ngài đã lôi kéo Toma đến với các môn đệ, nhờ đó ông được gặp Đấng Phục
Sinh, được thứ tha và được hân hoan, mạnh dạn sống lại trong đức tin.
3. Một mẫu tuyên xưng đức tin:
Ông Toma là một người thành thật, qủa
quyết:
-
Ông có thái độ thành thật bất khả khoan nhượng, với sự trung thực chân
thành.
-
Ông không đè nén sự nghi ngờ, hoài nghi, không gỉa vờ gỉa tạo tin, hiểu
cho qua chuyện, cho xong. Mà cái gì ông cũng muốn biết rõ ràng, chắc chắn.
-
Tính cách và thái độ của ông hoàn tòan đúng và đáng khen.
-
Thật vậy, một người đòi hỏi mọi điều phải chắc chắn thì có đức tin vững
vàng hơn người chỉ lập lại theo những gì người khác nói, còn bản thân mình chẳng
muốn suy nghĩ gì thêm, chẳng hiểu, cũng không thật sự tin tưởng.
-
Chính sự cẩn thận, hoài nghi như thế cuối cùng sẽ đạt đến chỗ tin chắc
chắn.
-
Khi biết chắc chắn điều gì, Toma sẽ đi đến cùng của sự việc.
-
Với ông, không có vị trí lưng chừng, ông nghi ngờ không phải vì thất vọng,
vì đa nghi, mà vì muốn biết rõ cẩn thận, và khi biết chắc chắn rồi, ông hoàn
toàn tuân phục.
-
Tóm lại Toma là người chậm tin, chậm thuần phục, nhưng khi thuần phục
thì thuần phục đến cùng, không gì có thể thay đổi được.
-
Chúng ta hãy nhớ lại khi Đức Giesu muốn trở lại miền Giude để thăm
Lararo mới chết, các môn đệ khác đều phân vân sợ hãi, nhưng Toma lại hăng hái
nói:"cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để chết với Thầy."
-
Và lần này đứng trước mặt Đấng Phục Sinh, Ngài mời ông tự làm cuộc trắc
nghiệm mà ông đòi hỏi. Bấy giờ ông Toma chỉ còn biết tuôn tràn tình yêu thương
và lòng tôn thờ:"Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!"
-
Với ông, có đức tin không phải là chuyện dễ dàng, không bao giờ ông sẵn
sàng vâng lời ngay. Ông là người tính thật kỹ cái gía phải trả.
-
Có đức tin như Toma tốt hơn đức tin bề ngoài, môi miệng; vâng lời chậm
chạp như Toma vẫn tốt hơn cái gật đầu đồng ý nhanh chóng rồi dễ dàng rút lui.
-
Khách quan mà nói thì Toma khôn ngoan và thận trọng hơn các tông đồ
khác.
-
Đặc biệt là nhờ Toma mà chúng ta có được một công thức tuyên xưng đức
tin thật đầy đủ, làm mẫu mực cho ngàn đời, đó là lời ông đã phát ra từ đáy lòng
thống hối ăn năn:"Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con."
4. “Phúc
thay những người không thấy mà tin!”
-
Kinh nghiệm thực tế cho thấy chúng ta tin do nghe nhiều hơn do thấy, như
con trẻ tin lời cha mẹ, học sinh tin lời thầy cô, bệnh nhân tin lời bác sĩ,
giáo dân tin lời hàng giáo phẩm…
-
Nghĩa là chúng ta biết được điều này điều kia là do chúng ta tin vào những
gì người khác nói lại. Một nhà chuyên môn ước lượng rằng 80% những kiến thức của
chúng ta là do tin tưởng vào người khác mà có.
- Vì
tin do thấy, do biết rõ, do có thể kiểm chứng được bằng cách này cách khác, như
bằng thực nghiệm khoa học … là cái tin tự nhiên của vật chất, của vạn vật cụ thể,
của tạo vật.
-
Phần lớn tri thức tôn giáo mà chúng ta có cũng là do chúng ta tin vào những
gì Kinh thánh kể lại, tức là do niềm tin.
- Bởi
tin do tín nhiệm là một thể hiện của lý trí, đạo đức, tình cảm. Do đó tin do
tín nhiệm có gía trị hơn tin do bằng chứng.
-
Như người ta tin theo tiếng nói con tim, các tín hữu tin vào chứng cứ của
các môn đệ về sự Phục Sinh của Đức Giesu chứ không phải vì tiếp xúc trực tiếp với
Ngài; cũng như tin các điều Thiên Chúa dạy truyền, mặc khải về những mầu nhiệm,
là những điều vượt qúa sự kiểm soát của trí khôn loài người...
- Cuộc
sống đức tin như vậy đầy những sự tín thác, chấp nhận, và thuyết phục.
-
Như chúng ta tin nhận có Thiên Chúa Ba Ngôi, mà hoàn toàn không hiểu gì.
-
Chúng ta phó thác đời mình cho Đức Giesu, Đấng mà chưa bao giờ chúng ta
gặp mặt.
- Đức
Giesu là Thiên Chúa vĩnh cửu, vô hình mà lại được một trinh nữ cưu mang và sinh
hạ.
-
Chúng ta chấp nhận mọi sự kiện may rủi thường xuyên ngoài khả năng mà
không thể lý giải, cũng chẳng cần lý giải.
-
Tuy nhiên đời sống đức tin của chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn do những
khi yếu đuối, chậm chạp, cứng cỏi, hòai nghi, tối tăm, thất bại, bị áp lực...
-
Ngay cả các tông đồ đã sống bên cạnh Đức Giesu ba năm trời, được dạy dỗ
trực tiếp, được làm việc, ăn uống nghỉ ngơi cùng Ngài, được chứng kiến những
phép lạ Ngài làm…mà còn phải thốt lên:"Xin Thầy thêm đức tin cho chúng
con."
-
Chúa biết rõ những điều đó, và còn biết tất cả những yếu đuối, khó khăn
của con người, nên Ngài luôn tuyên dương những người có Đức Tin, dù chỉ bằng hạt
cải, cũng có thể thấy được thực tại siêu nhiên, đạt tới ơn cứu độ và làm được cả
phép lạ, trừ được cả bẩy qủi dữ!
-
Ngược lại, Ngài đã khiển trách các môn đệ yếu lòng tin, Toma cứng lòng,
buồn phiền vì dân chúng thiếu tin và hiển nhiên cả những ai không tin nơi Ngài.
-
Nên Ngài phán:"Phúc thay những người không thấy mà tin!"
Lạy Đức Giesu Kito Phục Sinh, xin ban Thánh Thần,
đức tin và sự bình an của Ngài cho chúng con, để chúng con vững tâm giữa bao
sóng gío cuộc đời; vững tin vào Lòng Thương xót Chúa, như khi xưa Ngài đã tha thứ cho sự cứng tin của Thánh Toma,
thì nay Ngài cũng sẵn lòng tha thứ cho mỗi lần chúng con loay hoay với sự yếu
tin của mình. Để chúng con luôn luôn hy vọng vào Ngài, hy vọng làm chúng con
hăng hái lên đường.
"Lạy Chúa Tình
Thương, chúng con tin cậy nơi Ngai". Amen.
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét