Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Phải Làm Gì Khi Vợ Chồng Sống Xa Nhau?

Phải  Làm  Gì  Khi  Vợ  Chồng  Sống  Xa  Nhau?
(27 Tháng Chín 2015-Kate Ashford)


Khi Pamela Juliano lên kế hoạch cùng ông chồng đã kết hôn được 31 năm, cả hai phải đối chiếu lịch làm việc của nhau cũng như bất cứ cặp vợ chồng nào khác. Nhưng không giống những cặp vợ chồng khác, họ sẽ phải quyết định xem là họ sẽ ở nhà của ai vào dịp cuối tuần.

Lên chiến lược về thời gian
“Chúng tôi ở cách nhau 125 dặm,” bà Juliano, 52 tuổi, sống ở bang Utah, Hoa Kỳ và là một nhân viên tư vấn các vấn đề chính phủ và doanh nghiệp nhỏ, nói. “Suốt tuần chúng tôi làm việc ở những nơi khác nhau và chúng tôi phải lên chiến lược về cách dùng thời gian rảnh rỗi bên nhau.”

Cặp vợ chồng này đã có hai căn nhà trong bốn năm, kể từ khi công việc trước đây của Juliano bị chuyển đến nơi khác.
Bà phải chuyển đến Salt Lake City trong khi chồng bà, Joe, vẫn ở Helper, Utah, để tiếp tục công việc của mình.
“Quyết định được đưa ra là: ‘Xem này: đây là điều tốt nhất đối với chúng ta về mặt tài chính cũng như về mặt sự nghiệp, công ăn việc làm’,” bà kể lại. “Nhưng chúng tôi là vợ chồng. Tôi không thể nào làm việc của mình cũng như Joe không thể nào làm việc của anh ấy mà không có nhau.”

Các cặp vợ chồng yêu thương nhau nhưng phải sống xa nhau được các nhà xã hội học gọi một cái tên chính thức là ‘Living Apart Together’, hay LAT, có nghĩa là ‘sống xa cùng nhau’. Và tùy vào bạn định nghĩa thế nào là vợ chồng, cách gọi này có thể dùng để gọi nhiều cặp vợ chồng hơn là bạn tưởng.
 “Hơn một phần năm dân số Anh quốc vốn được xếp vào loại độc thân thật ra lại đang hẹn hò nhưng không sống chung cùng với người yêu của mình,” Sasha Roseneil, giáo sư xã hội học ở Birkbeck, Đại học London, người đã nghiên cứu nhóm dân cư đặc thù này, cho biết. “Con số này là khoảng 5 triệu người, tức 9% dân số trưởng thành.”

Linh hoạt hơn trong cuộc sống?


Khoảng một phần ba trong số những người này cho biết họ không thích sống chung bởi vì họ muốn giữ nhà riêng của mình và đang ưu tiên cho những trách nhiệm khác. Và khoảng 10% phải sống trong cảnh LAT bởi vì bạn đời của họ phải đi làm việc hoặc học hành ở nơi khác.

“Đối với một bộ phận tương đối nhỏ những người đàn ông và phụ nữ vốn coi trọng sự nghiệp, việc sống như vợ chồng nhưng phải xa nhau trở thành điều không thể tránh khỏi, nhất là trong những ngành nghề mà khó cho cả vợ hay chồng cùng kiếm được việc làm ở cùng thành phố,” Roseneil nói.

Ở Úc, khoảng từ 7 cho đến 9% người dân trưởng thành có bạn đời sống ở nơi khác, theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Gia đình Úc.

Ở Mỹ, 3,6 triệu những người trưởng thành đã kết hôn sống xa bạn đời, theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ.
Ở Canada, 7% người trưởng thành có mối quan hệ vợ chồng bền vững nhưng không ở cùng địa chỉ, theo Cục Thống kê Canada.


 “Đối với nhiều người, việc sắp xếp cuộc sống như thế này giúp cho họ sự linh động để đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống hiện đại và cân bằng giữa tình cảm vợ chồng và sự độc lập,” Miranda Phillips, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Xã hội NatCen ở Anh, cho biết.

Dưới đây là những gì có thể xảy ra nếu bạn rơi vào tình huống tương tự.

Yêu cầu đặt ra
Đòi hỏi những gì:Bạn sẽ cần phải độc lập và tin tưởng bạn đời, và cần có kỹ năng giao tiếp tốt, có tiền để đi lại và sức chịu đựng về tâm lý để có thể sống một mình. “Nếu bạn có nhu cầu gặp người bạn đời mỗi ngày thì cách sống này sẽ không thích hợp cho bạn,” Bela Gandhi, người sáng lập và giám đốc điều hành của Smart Dating Academy ở Hoa Kỳ, nói.

Cần chuẩn bị trong bao lâu: Dành thời gian trước đó để bàn bạc xem gặp nhau như thế nào là tốt nhất, chẳng hạn như ai sẽ tới chỗ ai, mức độ thường xuyên sẽ là thế nào, và làm sao để trang trải nổi chi phí cần thiết cho cả hai chỗ ở. Nếu có chuyện gì trong quan hệ giữa hai người hoặc có bất kỳ vấn đề gì khác cần giải quyết cho xong thì hãy dành thời gian để làm việc đó.

“Hãy thành thật và thực tế về những điểm mạnh trong cuộc hôn nhân của bạn,” Juliano nói. “Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi cần cải thiện cách chuyện trò liên hệ với nhau. Chúng tôi đã hứa với nhau được vài tháng, và biết rằng chúng tôi sẽ phải giải quyết việc này, chúng tôi sẽ phải tìm ra cách để cải thiện mối liên hệ với nhau.”


Cần làm ngay: Hãy trao đổi cởi mở với nhau để biết nên xử sử ra sao. "Bạn cần phải rất minh bạch về tình trạng hôn nhân hay quan hệ tình cảm của mình," Gandhi nói. "Nếu bạn là người duy nhất trong mối quan hệ tình cảm nghiêm túc thì bạn cần phải nói ra một cách dễ dàng rằng 'Đây là bạn trai của tôi', và điều đó đồng nghĩa với việc hai người sẽ không gặp gỡ hẹn hò hay tán tỉnh người khác. Nếu không, bạn cần chọn cách giữ mối quan hệ tình cảm lỏng lẻo hơn, bỏ ngỏ cho mỗi bên khi hai người sống xa nhau."

Lên kế hoạch giữ liên lạc: Không phải ai cũng muốn giữ liên hệ theo cách giống nhau. Có thể bạn muốn gửi tin nhắn mỗi giờ, còn người bạn đời của bạn lại muốn chuyện trò qua điện thoại vào cuối ngày. “Cho dù bạn muốn điều gì giữa hai người thì phải nói rõ với người bạn đời của mình và nếu hai người không có sự giống nhau thì có thể mỗi bên sẽ cần nhân nhượng nhau một chút cho phù hợp,” Gandhi nói.

Gánh nặng chi phí
Gặp nhau thường xuyên: "Liên lạc thường xuyên là điều quan trọng trong việc duy trì tình cảm khi hai người bạn đời phải sống xa nhau, cho dù là gặp nhau hay dùng các cách thức khác như điện thoại hay thư điện tử,” Phillips nói. Những cuộc gặp mặt trực tiếp sẽ giữ lửa cho sự yêu thương. Tuy nhiên công nghệ hiện đại giúp mọi người có thể nhìn thấy mặt nhau hàng ngày. Hãy tận dụng Facetime, Skype and các phần mềm như WhatsApp để chuyện trò qua hình thức video chat.

Chia sẻ chi phí: "Gánh nặng lớn nhất là chi phí đi lại và cả hai đều phải hiểu và cùng chia sẻ chi phí này,” Gandhi nói. Đây có thể là vấn đề nếu một trong hai người có điều kiện kinh tế khá hơn nhiều so với người kia, cho nên trong trường hợp đó bạn phải đề ra những gì mà hai người trông đợi ở nhau ngay từ đầu. “Không ai muốn cảm thấy mình bị lợi dụng hay không có tí vai tròi gì trong mối quan hệ,” Gandhi nói.

Kiểm soát tốt việc chi tiêu: Duy trì hai căn nhà có nghĩa là phải chi trả hai hệ thống hóa đơn khác nhau và một ngân sách phức tạp. “Nếu trong cuộc sống hôn nhân bạn không nói về những vấn đề tài chính cho đến khi nó trở thành trở ngại thì cuộc hôn nhân sẽ chẳng đi đến đâu cả,” Juliano nói. “Chúng tôi giải quyết việc nhà việc cửa qua điện thoại và tin nhắn cho nên khi đến lúc gặp nhau chúng tôi chỉ dành thời gian cho nhau. Bạn sẽ không có thời gian để mà cãi vã đâu.”

Nhìn về tương lai


Hãy nhờ chuyên gia về thuế: Nếu bạn có gia đình thì việc sống xa nhau sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về thuế, nhất là khi hai nơi có mức thuế khác nhau. “Điều này sẽ khiến cho việc hoàn thuế phức tạp hơn,” Gretchen Stangier, một nhà hoạch định tài chính ở Oregon, Hoa Kỳ, nói. Nếu bạn phải khai thuế ở các bang khác nhau hay ở các quốc gia nhau thì hãy nhờ người có chuyên môn giúp đỡ để đảm bảo rằng bạn không bỏ sót nội dung nào.
Chuẩn bị cho việc nghỉ hưu sau này:Một trong những vấn đề của việc sống riêng là chi phí sẽ cao hơn – phải trả thêm tiền nhà, thêm đồ đạc và đồ bếp và chi phí đi lại. “Vấn đề là hai người sẽ bị giảm tiền dành dụm cho lúc về hưu,” Stangier nói. Kiểm tra sổ sách chi tiêu để xem liệu kế hoạch về hưu của bạn có bị ảnh hưởng hay không.

Hiểu biết pháp lý: Nếu bạn đã kết hôn thì bạn có quyền lợi pháp lý giống như bất cứ những cặp vợ chồng nào khác cho dù bạn có sống chung với nhau hay không. Nhưng nếu bạn không kết hôn thì địa vị pháp lý của bạn – quyền lợi và quyền được hưởng sự bảo vệ – sẽ tùy thuộc vào nơi bạn sống, và nhiều nơi không cho những người không sống chung hưởng quyền lợi gì.

"Trong một số trường hợp luật nơi cư trú trao cho những cặp sống chung vị thế pháp lý giống như những cặp có đăng ký kết hôn," một bài báo về quyền lợi pháp lý cho các cặp LAT đăng trên tạp chí luật chuyên về hôn nhân gia đình Journal of Social Welfare & Family Law viết. Những cặp sống chung có thể đăng ký như là bạn đời của nhau, qua đó được hưởng nhiều lợi thế về tài chính. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ là mình sẽ thua thiệt những gì nếu lựa chọn không sống chung cùng nhau.

Cần cân nhắc: Hãy tính tới chuyện khi nào thì kết thúc việc sống xa nhau. Với hầu hết mọi người thì cách sống này không thể lâu bền được.

Nếu hai người thực sự thấy ổn khi phải sống cách xa nhau mãi mãi thì có lẽ đã đến lúc nên đặt câu hỏi phải chăng đó là mối quan hệ phù hợp. Vợ chồng bà Juliano đang mong sẽ dọn về bên nhau trong vòng năm, sáu năm nữa, chấm dứt cảnh mỗi người một nơi.

"Chắc chắn là khi đó chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian cho nhau hơn," Juliano nói. "Nhưng vẫn đang phải bàn xem sẽ chọn chỗ nào làm nơi ở chính cho hai vợ chồng."

Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Culture.

Theo BBC

KHÁT KHAO (Chúa Nhật XIII TN, năm A)

KHÁT  KHAO
(Chúa  Nhật  XIII  TN,  năm  A)
(Sun, 25/06/2017 - Trầm Thiên Thu)


 Khát là tình trạng “thiếu”, đặc biệt là thiếu nước, mà nước là loại ẩm thực cấp bách hơn thực phẩm. Người ta có thể nhịn đói lâu, nhưng không thể nhịn khát lâu. Thể lý đã vậy, tâm linh còn cấp bách hơn. Biết khát khao là một trong tám mối phúc: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng” (Mt 5:6). Theo kinh nguyện, chúng ta đọc: “Thứ bốn – Ai khao khát nhân đức trọn lành, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ vậy”. Dạng khát nào cũng cần được “giải khát”, càng sớm càng tốt!

Mọi người đều biết rằng nước lã là loại nước tự nhiên, rất bình thường, nhạt nhẽo, vô vị, không màu sắc, được kết hợp bởi Hydrô và Ôxy (H2O), thế nhưng nước lã lại có giá trị cao và rất cần thiết trong sinh hoạt thường nhật. Thứ bình thường mà lại khác thường. Thiếu nước thì người ta sẽ chết chắc! Nơi nào có nước (và không khí) là có sự sống. Các hành tinh khác không có sự sống vì không có nước (và không khí).

Bởi vì coi nước lã là loại bình thường, người ta thường dùng cách nói “người dưng nước lã” để nói về hai người không có mối quan hệ gì với nhau. Nước lã xem chừng chẳng có giá trị gì và không khác gì là chất liệu vô ích quá! Tuy nhiên, “của cho” không bằng “cách cho”. Chén nước lã chẳng là gì cả, nhưng vẫn có thể là Chén Tình Nghĩa. Nước cũng là chất liệu đặc biệt vì được dùng trong Bí tích Thánh tẩy.

Ngày nay, khi đi trên đường phố, chúng ta có thể thấy một nơi có thùng “nước đá miễn phí” cho khách vãng lai có thể sử dụng khi khát. Dĩ nhiên chỉ có những người nghèo sử dụng, những người “sang” và “giàu” thì chẳng ai thèm quan tâm. Thùng nước miễn phí chỉ là một hành động nhỏ nhoi nhưng lại mang tính nhân bản cao. Cần lắm một tấm lòng, dù có thể sẽ bị “gió cuốn đi” theo cách nói của cố NS Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì anh (em) biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…!” (Để Gió Cuốn Đi). Sự thật phũ phàng quá!

Trên thế giới, hàng ngày vẫn có nhiều người không đủ nước sạch để sinh hoạt, có thể họ ở ngay trong các thành phố. Khổ lắm! Và đó là tiếng vọng của Chúa Giêsu từ trên Thập Giá trên Đồi Can-vê ngày xưa: “Tôi khát!” (Ga 19:28). Khi uống một ly nước (nước sạch, nước ngọt, nước sinh tố, nước sữa, …), chúng ta hãy tạ ơn Chúa, và đừng quên cầu nguyện cho những người nghèo khổ, họ thèm muốn lắm mà không có. Dạng khát nào cũng dữ dội: Khát nước, khát vọng, khát tình, ... Đói ăn còn có thể chịu đựng lâu, khát uống không thể chịu đựng lâu, cơn khát dữ dội lắm!

Trên đường tâm linh, chúng ta cũng thường gặp những người khát khao tình yêu thương, dạng này còn cấp bách hơn mọi cơn khát nước bình thường. Chính chúng ta cũng vẫn đang khát loại Nước Trường Sinh mà Chúa Giêsu đã ban cho người phụ nữ thành Samari năm xưa (x. Ga 4:7-30).

Trình thuật 2 V 4:8-11, 14-16 cho biết: Một hôm, ông Ê-li-sa đi qua Su-nêm. Ở đó có một phụ nữ giàu sang. Bà ta giữ ông lại dùng bữa. Từ đó, mỗi lần đi qua, ông đều ghé vào dùng bữa. Bà ấy nói với chồng: “Này ông! Tôi biết người thường ghé vào nhà chúng ta là một thánh nhân của Thiên Chúa. Mình phải làm cho ông một căn phòng nhỏ trên lầu có tường có vách, rồi kê ở đó một cái giường, đặt bàn ghế và để một cái đèn cho ông dùng. Như thế, khi nào đến nhà mình, ông sẽ lui vào đó”. Phụ nữ này có con mắt “tinh đời” lắm, đặc biệt là phụ nữ này có trái tim đập những nhịp đập thương xót. Bà giàu sang nhưng tốt bụng, rộng lòng giúp đỡ người khác.

Một hôm, ông đến nơi ấy, ông lui vào phòng trên lầu và nghỉ ở đó. Ông Ê-li-sa biết ơn bà nên nói với tiểu đồng: “Nên làm gì cho bà ấy?”. Giê-kha-di đáp: “Tội nghiệp, bà ấy không có con trai, mà chồng thì đã già”. Có qua, có lại là sự thường ở đời. Thấy phụ nữ này tốt bụng nên ông Ê-li-sa muốn đền ơn đáp nghĩa. Ông bảo tiểu đồng đi gọi bà ấy tới. Bà tới đứng ngoài cửa, ông Ê-li-sa nói: “Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ được bế con trai”. Bà nói: “Không, thưa ngài, người của Thiên Chúa, xin đừng lừa dối nữ tỳ ngài!”. Khát khao được làm mẹ là khát khao chính đáng và mãnh liệt của phụ nữ. Nghe nói vậy, bà thấy vui cái bụng lắm nhưng vẫn bán tín bán nghi. Tuy nhiên, mọi sự đều có thể đối với Thiên Chúa. Và quả thật, bà ấy đã có thai. Tới năm sau, cũng vào độ mà ông Ê-li-sa nói, bà hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Nỗi khát khao của bà đã được Thiên Chúa “giải khát”.

“Thiên Chúa là tình yêu – Θεόςείναιαγάπη – God is love – Dieu est l’amour” (Ga 4:8 và 16). Vì thế, tình thương của Ngài luôn tràn đầy mặt đất (Tv 33:5; Tv 119:64). Ngài biết rõ từng người cần gì nên Ngài ban cho ngày mặc dù chúng ta chưa lên tiếng cầu xin, ngay cả người vô thần cũng vẫn được Ngài chở che, nếu không thì họ làm sao sống nổi? Vì thế, chúng ta phải không ngừng tạ ơn Ngài: “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng, qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài” (Tv 89:2). Lời ca tụng Chúa phải được lặp đi lặp lại: “Tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu, lòng thành tín Chúa được thiết lập trên trời” (Tv 89:3). Lời chúc tụng đó có vẻ đơn giản nhưng lại vô cùng thâm thúy và cần thiết. Tại sao vậy? Bởi vì việc chúng ta ca tụng Chúa cũng chẳng thêm gì cho Ngài nhưng lại sinh ơn ích cho phần rỗi của chính chúng ta. Ôi, kỳ diệu quá!

Thánh Vịnh gia đã xác định: “Hạnh phúc thay dân nào biết ca ngợi tung hô; nhờ Thánh Nhan soi tỏ, họ tiến lên, lạy Chúa. Nhờ được nghe danh Ngài, họ suốt ngày hớn hở; bởi vì Ngài công chính, nên họ được hiên ngang. Sức hùng cường hiển hách của dân chính là Ngài, hồng ân Ngài làm nổi bật uy thế chúng con. Đấng bảo vệ chúng con là người của Đức Chúa, vua chúng con thuộc quyền Đức Thánh của Ít-ra-en” (Tv 89:16-19). Có Chúa trong lòng thì an tâm, chẳng lo sợ gì, và hơn thế nữa, chúng ta còn có thể làm được những điều phi thường, bởi vì chính Chúa Giês
u đã xác định: “Ai tin vào Thầy thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (Ga 14:12).

Mặc dù mang thân phận cát bụi và vướng “nghiệp chướng” tội lỗi, nhưng chúng ta đã được tái sinh trong Nước và Thánh Thần. Chúng ta thực sự là con cái của Thiên Chúa. Và rồi chúng ta còn được tẩy rửa trong Máu và Nước chảy ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhờ đó chúng ta lại được cải tử hoàn sinh. Thánh Phaolô nói: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6:3-4). Thật vậy, chúng ta không chỉ được sống mà còn được sống dồi dào trong Đức Kitô (Ga 10:10). Trên cả tuyệt vời rồi đấy!

Cuộc sống luôn có những cái “nếu”. Có cái nếu không nên đặt ra, nhưng cũng có những cái nếu nên đặt vấn đề. Thánh Phaolô đặt ra cái nếu cần thiết và phân tích: “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 6:8-11). Đó là đại phúc cho chúng ta. Và chắc chắn chúng ta không thể nhờ vào ai ngoài Đức Giêsu Kitô, vì Ngài đã xác định: “Thầy là con đường, là sự thật, và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:5).

Hôm nay – và năm A này, trình thuật Tin Mừng theo Thánh sử Matthêu là giáo huấn ngắn gọn của Chúa Giêsu, nhưng lại có sức chuyển tải triết-lý-sống sâu sắc. Có thể tạm chia lời dạy này làm hai phần.

1. SỰ TỪ BỎ MÌNH. Đây là một việc làm không dễ chút nào, thế nhưng chúng ta phải làm, nghĩa là chúng ta phải “chết dần”, cứ “chết” từng ngày: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10:37-39).

2. LÒNG YÊU THƯƠNG. Chúa Giêsu nói: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính. Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mt 10:40-42).

Chén nước lã chỉ là thứ tầm thường nhưng lại có thể trở thành khác thường, được Chúa Giêsu “chấm công” nếu chén nước lã đó chứa “chất yêu thương”, được chúng ta trao cho người khác vì lòng thương xót, nếu không thì cũng chỉ luốn công vô ích. Hãy cùng nhau tâm niệm: Làm những việc bình thường một cách phi thường!

Dạng khát nào cũng mãnh liệt, nhưng mãnh liệt và cấp bách nhất phải là KHÁT CHÚA. Nhưng không ai có thể “giải khát” chúng ta ngoài Đức Kitô – Đấng là nguồn nước trường sinh. Ước gì mỗi chúng ta đều thực sự biết KHÁT CHÚA trong suốt cuộc đời, như Thánh Vịnh gia đã bày tỏ niềm khát khao đó: “Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước” (Tv 63:2). Mỗi sáng thức dậy, việc “dâng ngày” là điều rất cần thiết, và phó thác mọi việc “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa”. Đó là lương thực bổ dưỡng cần được “điểm tâm” để đủ sức sống thêm một ngày mới.

Thánh Georgius nhận định: “Đức ái không ghen ghét, bởi vì nó không những không khát vọng mà lại còn xem nhẹ tất cả, kể cả địa vị cao quý của người thế tục”. Chỉ có “nước yêu thương” mới thực sự luôn cần thiết và có thể giải khát mọi người.

Lạy Thiên Chúa hằng sinh, Nguồn Mạch Trường Sinh, xin giúp con không ngừng khát khao Ngài, luôn tín thác vào Ngài và quyết tâm thực hành yêu thương như Ngài mong muốn. Xin cho con được no thỏa ân tình Ngài, xin giải khát con mọi nơi và mọi lúc, và xin giúp con cũng biết “giải khát” tha nhân bằng tình yêu của Ngài. Con tha thiết cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.


TRẦM THIÊN THU

KHIÊM NHƯỜNG

KHIÊM  NHƯỜNG
(Thứ tư - 28/06/2017+ ĐGM GB. Bùi Tuần)



1.
Đã từ lâu rồi, tôi cảm thấy mình xuống cấp. Thân xác thì đau hết chỗ này đến chỗ khác; tâm hồn thì sợ hãi trước những yếu đuối này đến những yếu đuối khác.
Nếu để tự sức mình, tôi sẽ mất sự bình an. Từ đó sẽ vấp phạm từ lỗi lầm này đến lỗi lầm khác.

Tôi tha thiết cầu xin Chúa xót thương tôi.

2.
Thực sự, Chúa đã xót thương tôi bằng nhiều cách. Đặc biệt, Chúa nhắc cho tôi nhớ đến sự khiêm nhường. Khiêm nhường phải là cụ thể, theo gương Chúa Giêsu.

Thánh Phaolo viết:
“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.

Nhưng Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.

Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá.

Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu, trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Philipphê 2, 6-9).

3.
Khi những lời trên đây vẫn chỉ là những lời Kinh Thánh gửi đến tôi, tôi nghe, mà đã thấy sợ, vì đòi hỏi khó quá. Đến khi chính Chúa Giêsu đến trước mặt tôi với sự khiêm nhường, mà Người đã sống như được mô tả, thì tôi càng sợ. Tôi xin Người thương tôi. Người trấn an tôi. Tôi đón Người vào hồn tôi.

4.
Trong tôi Chúa Giêsu dạy tôi xác tín ba điều sau đây:

Một là Chúa Giêsu cứu con người khỏi tội và lửa hỏa ngục, nhờ sự khiêm nhường của Người.

“ Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế.” Người bước xuống rất sâu, đó là một sự khiêm nhường sâu thẳm để cứu con người.

Tôi muốn được Chúa cứu, thì càng phải khiêm nhường.

5.
Hai là để trở thành người môn đệ Chúa Giêsu một cách đích thực, thì phải khiêm nhường một cách đích thực, theo gương của Chúa Giêsu.

Tôi muốn làm linh mục, nghĩa là muốn trở thành muôn đệ Chúa Giêsu một cách đặc biệt, thì phải coi khiêm nhường là điều rất quan trọng, phải nhìn khiêm nhường là vẻ đẹp của mình, phải nhận khiêm nhường là sức mạnh của mình.

6.
Ba là để có sự khiêm nhường đích thực, thì phải có ơn Chúa. Bởi vì để sống khiêm nhường, thì phải vượt thắng rất nhiều cơn cám dỗ về kiêu ngạo. Kiêu ngạo là một sức mạnh dữ tợn đến từ nhiều phía do xác thịt, thế gian và ma quỉ. Kiêu ngạo theo ta suốt cuộc đời, mọi lúc mọi nơi dưới nhiều hình thức tinh vi. “Mặc dầu tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác thì lại yếu đuối. Nên phải nhờ ơn Chúa, do “ Cầu nguyện và tỉnh thức” (Mc 14,38-39).

7.
Do vậy, tôi không bao giờ coi khiêm nhường là kết quả của các cuộc hội thảo và của các hình thức lễ nghi, mà phải coi khiêm nhường là kết quả của cầu nguyện và tỉnh thức kiên trì. Nghĩa là phải dựa vào ơn Chúa.

8.
Nhờ cầu nguyện và tỉnh thức, tôi vừa nhận ra sự yếu đuối của tôi, vừa nhận ra sức mạnh của ơn Chúa. Lòng tôi nhờ đó, mà biết đau đớn và hối cải. Nhờ vậy mà được bình an.

9.
Nhờ cầu nguyện và tỉnh thức, mà tôi hy vọng được chở che khỏi những khoe khoang tự hào về những việc lành tôi làm.

10.
Nhờ cầu nguyện và tỉnh thức, mà tôi mong nhận thức đúng về lời thánh tiên tri Isaia đã nói xưa: “ Tất cả chúng ta đều dơ bẩn, tất cả những việc ta làm, gọi là công chính cũng đều là những vải dơ nhớp” (Isaia 64,5).

11.
Nhờ cầu nguyện và tỉnh thức, mà tôi tha thiết được sống với những người xung quanh một cách bao dung, hiền từ, khiêm tốn. Đặc biệt, tôi sung sướng được coi mọi người yếu đuối và tội lỗi là những người mà tôi cần phải yêu thương một cách khiêm nhường, đó mới là cách cộng tác vào sự cứu rỗi họ.

12.
Thế nhưng, cầu nguyện và tỉnh thức lại chính là những điều không dễ. Bởi vì tôi là kẻ tội lỗi yếu đuối lắm. Nhận thức được sự thực đó đã được Chúa coi là điều tốt. Thì ra khiêm nhường luôn là điều kiện để được gặp gỡ lòng thương xót Chúa.

13.
Mới rồi, một buổi chiều mưa, khi tôi đang mải miết đọc sách thì trời nổi cơn bão, sét đánh, mưa to, gió mạnh, trời tối sầm. Tự nhiên, tôi nhớ lại lời Đức Mẹ cảnh báo tại Fatima cách đây đúng 100 năm. Mẹ cảnh báo sẽ xảy ra đại họa cho thế giới nói chung, nếu không có sự hối cải thực sự.

Tôi có cảm tưởng là lời Đức Mẹ cảnh báo cách đây 100 năm tại Fatima, nay đang được nhắc lại một cách khẩn thiết. Nếu cầu nguyện và tỉnh thức, thì thấy tính cách khẩn thiết là rất thiết tha.

14.
Phải làm gì để đáp ứng lời Đức Mẹ cảnh báo?

Thiết tưởng phải:

+ Hối cải với lòng khiêm nhường.
+ Lần chuỗi mân côi với lòng khiêm nhường.
+ Tôn sùng trái tim Mẹ với lòng khiêm nhường.
+ Tin yêu với lòng khiêm nhường.
+ Phục vụ bác ái với lòng khiêm nhường.

15.
Khiêm nhường, khiêm nhường: Đó là lời khuyên vắn tắt, Chúa gửi tới tôi. Đó là lời nhắn nhủ thân thương Đức Mẹ dặn dò tôi. Đó là lời chào chúc thân tình tôi được hân hạnh nói với từng người anh chị em.

Khiêm nhường và rất khiêm nhường, đó là tâm tình tha thiết tôi gói ghém trong việc tạ ơn và phó thác, mà tôi dâng lên Chúa hôm nay và mãi mãi. Amen


Long Xuyên, ngày 28.6.2017

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Đặt 3 miếng vỏ dưa chuột vào góc nhà, điều bất ngờ sẽ xảy ra với lũ gián

Đặt  3  miếng  vỏ  dưa  chuột  vào  góc  nhà, 
điều  bất  ngờ  sẽ  xảy  ra  với  lũ  gián
 (cđtg)

Chắc bạn không thể ngờ chỉ cần đặt vỏ dưa chuột vào một góc nhà cũng đem lại lợi ích bất ngờ như thế này đâu.
Gián là một loại côn trùng vô cùng bẩn thỉu, có mùi hôi khó chịu gây cảm giác khó chịu cho con người. Ngoài ra, loài vật này là loài vật gặm nhấm nên có thể gây bệnh nếu con người vô tình ăn phải thực phẩm mà gián bò qua.
Loài động vật này sinh sản rất nhanh và thường ẩn nấp ở những nơi mà con người khó phát hiện ra. Vì thế, không có cách nào khác ngoài việc sử dụng mẹo vặt để xua đuổi lũ gián ra khỏi ăn nhà của bạn.

Vỏ dưa chuột.


Rắc khoảng 3 thanh vỏ dưa chuột vào những ngóc ngách nhà sẽ khiến lũ gián chẳng bao giờ dám xuất hiện trước mặt bạn nữa.

Sử dụng nước chanh.


Gián rất ghét và sợ những thứ có tính axit. Và chanh là một lựa chọn hợp lý để loại bỏ lũ gián ra khỏi nhà. Vắt nước cốt chanh hòa chung với nước lã và cho bình, xịt ở mọi ngóc ngách mà gián lui tới để xua đuổi hạn chế sự quay lại của chúng.
Xà phòng và nước: tương tự như axit của chanh, xà phòng cũng là một chất mà gián rất sợ. Sử dụng hỗn hợp này để phun vào những nơi gián hay đi qua, chắc chắn chúng sẽ không dám quay lại lần nữa.

Axit boric và bột.


Mặc dù axit boric không độc hại cho người hoặc vật nuôi nhưng có thể gây kích ứng cho loài gián khi tiếp cận.
Trộn axit boric với bột đường theo tỉ lệ 3:1 và rắc nó dưới và phía sau tủ lạnh, bếp và máy rửa chén, dưới bồn rửa hoặc bất cứ chỗ nào bạn thấy gián hay xuất hiện.

Cà phê nghiền.


Mùi thơm của cà phê thu hút gián và một số chuyên gia cho rằng caffeine trong cà phê có thể giết chết gián.
Để làm hỗn hợp này, bạn cần nghiền cà phê và đảo chung với nước trong một chén nhỏ. Sau đó chia nhỏ hỗn hợp này vào những chiếc lọ nhỏ. Lũ gián sẽ bị thu hút bởi thứ mùi này nên sẽ chui vào trong lọ và có thể chết trong đó.

Nước xả vải.


Bạn có biết rằng những con gián không thể chịu đựng được mùi thơm? Bất kể mùi thơm đều khiến chúng bị nghẹt thở và từ từ bị chết. Vì thế, hãy pha một nắp của nước xả vải với nửa cốc nước. Đổ dung dịch này vào bình xịt và xịt vào những nơi gián hay đi qua.

Lá dứa.


Lá dứa như một thảo mộc thơm được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn. Nó cũng được dùng như thuốc chống gián. Cắt một lá dứa và buộc chúng lại, đặt xung quanh tủ, ngăn kéo, dưới bàn ăn, phòng, tủ quần áo vừa để đuổi gián vừa giữ cho ngôi nhà của bạn có mùi thơm phức.

Ớt, tỏi và hành tây.


Đây là một thuốc chống diệt gián tự nhiên khá hiệu quả.
Cho một ít tỏi nghiền nát, một củ hành tây nghiền và một muỗng cà phê ớt vào nồi nước sôi. Sau đó dùng nước này để xịt mọi ngóc ngách trong nhà, gián sẽ không dám tới gần.

Xịt gôm.


Xịt tóc cũng là một loại thuốc có thể giúp đuổi lũ gián ra khỏi nhà.

Baking soda và đường.
Trộn hỗn hợp đường và baking soda bằng nhau. Rắc hỗn hợp này ở một số nơi gián thường đi qua.



VietBao.vn


Chuyện phiếm: Đàn bà con gái

Chuyện  phiếm:  Đàn  bà  con  gái
Gã Siêu



Lâu lắm rồi, gã được nghe một câu nói thuộc hạng danh ngôn, đại khái như thế này:

 Đàn bà con gái giống như con mèo, nếu con mèo ngoáy cái đuôi bên trái, thì chắc chắn nó sẽ nhảy sang bên phải.

Cũng trong chiều hướng ấy, gần đây ở Việt Nam giới choai rất khoái một bài hát mang tựa đề là “đừng nghe những gì con gái nói”.

Bài hát này được liệt vào “tốp ten” nghĩa là mười bài hát được thiên hạ ưa chuộng nhất với những lời lẽ thật dí dỏm và dễ thương.

“Con gái nói có là không, con gái nói không là có. Con gái nói một là hai, con gái nói hai là một.Con gái nói ghét là thương, con gái nói thương là ghét. Con gái nói giận là yêu, con gái nói yêu là giận. Đừng nghe những gì con gái nói. Đừng nghe những gì con gái nói. Con gái nói không biết ghen là ghen như điên đấy nhé. Con gái nói không biết yêu là yêu tới quên đường về. Đừng nghe những gì con gái nói. Đừng nghe những gì con gái nói....”

Gã có một thằng bạn, thâm niên quân vụ về cái khoản đàn bà con gái. Sau nhiều phen bị các nàng đá lên đá xuống, nó đã tích lũy được một số vốn kinh nghiệm khá đồ sộ, đáng mặt sư phụ.

Ngày kia vị sư phụ này đã truyền cho đệ tử bài học vỡ lòng về tâm lý con gái như sau:

-         Con ơi, con nên nhớ rõ điều này: khi cô nàng nói với con “ghét anh ghê...à”, nhất là lại kèm theo một cái liếc nhìn, nheo mắt có đuôi, thì con có thể yên chí nhớn mà hét toáng lên rằng: ôi sung sướng quá nhẽ vì đời toàn là màu hồng. Bởi vì đó chính là lúc cô nàng  đã chịu đèn, yêu con khủng khiếp. Con hãy nhào vô liền tù tì để kiếm chút cháo, kẻo dịp may qua đi thì khó mà trở lại đó, ngốc ạ!

Đối với một tên đại ngố như gã, thì đàn bà con gái quả thật là một mầu nhiệm, toàn là những chuyện ngược đời và nghịch lý, nhiều kiểu rắc rối, đến quỷ thần cũng không lường nổi.

Đọc lại sách Sáng thế ký, gã nhận thấy ban đầu, thượng đế lấy bùn đất nhào nặn mà làm thành Adong. Sau khi ban cho Adong sinh khí bằng cách thổi hơi vào lỗ mũi, Ngài đã cho Adong sống trong vườn địa đàng. Với khu vườn kỳ diệu này, dù chim hót có véo von, cây cối có trổ bông khoe sắc, thì Adong cũng chỉ cu ki một mình, lặng lẽ đếm từng bước chân âm thầm.

Chính thượng đế cũng cảm cảnh trước sự cô đơn đậm đặc ấy, Ngài thầm nghĩ:

-         Người đàn ông ở một mình không tốt, Ta sẽ dựng nên một người nội trợ giống như nó.

Nói là làm. Thượng đế chờ cho tới lúc Adong ngủ say, bèn rút  một chiếc xương sườn của Adong mà dựng nên Eva, rồi dẫn Eva tới ra mắt Adong.

Thoạt nhìn thấy Eva cặp mắt Adong long lên còng cọc và miệng ông sững sờ kêu to:

-         Này đây xương tôi và thịt bởi thịt tôi.

Nếu lúc bấy giờ Adong biết dùng tiếng Việt Nam để diễn tả ý tưởng tuyệt vời này, thì hẳn ông chỉ cần rên lên hai tiếng ngắn gọn:

-         Mình ơi!

Bởi vì chữ “mình” vừa là thân xác, vừa là anh, vừa là em, vừa là chúng ta nữa. Ôi hai tiếng “mình ơi” sao mà ngọt như đường cát, mát như đường phèn, thấm tới lục phủ ngũ tạng, làm chết lịm cả con tim. Ôi, mình ơi!

Thế nhưng, đời không như là mơ. Sau cái phút gặp em tinh tú quay cuồng, “sau cái” thuở ban đầu lưu luyến ấy, sau cái cảm giác ngọt lịm của hai tiếng “mình ơi” và bốn mắt liếc nhìn nhau, thì khởi sự cho những ngược đời và nghịch lý, những nhiêu khê và rắc rối.

Trước thái độ chưng hửng ấy, Tây Thi đã phát cười nắc nẻ. Nhưng rồi khi địch quân vây hãm thực sự, dù lửa báo động đã nổi lên, thì cũng chẳng có ma nào đến tiếp cứu, khiến Ngô Phù Sai phải thua chạy.

Từ những bằng chứng cụ thể ấy thiên hạ đã kết luận:

-         Vua nghe vợ, mất nước.

Một chính trị gia mà lem nhem, gây nên sì căng đan với đàn bà con gái, thì chỉ có nước thân bại danh liệt mà thôi.

Bình thường chúng ta gọi  đàn ông là phái mạnh đàn bà là phái yếu. Thế nhưng nếu đem ra cân đong đo đếm, chưa chắc đàn ông đã ăn được đàn bà và phái nam chưa chắc đã xơi tái được phái nữ.

Thực vậy, đàn ông phải thức trắng một vài đêm, thì tứ chi bải hoải, ngồi đâu ngáp đấy. Trong khi đó, làm sao có thể kể hết những giấc ngủ đứt đoạn và những đêm thức trắng của các bà mẹ để chăm sóc cho đứa con của mình.

Xét về góc cạnh bền bỉ, dẻo dai để chịu đựng, thì đàn bà hơn hẳn đàn ông. Vì thế, đàn bà con gái thường sống thọ hơn đàn ông con trai. Nói cách khác, các ông thường ngủ sớm hơn các bà. Sự kiện này để lại một hậu quả trầm trọng, đó là số đàn bà góa chồng đông hơn số đàn ông góa vợ bội phần.Chẳng biết có ai đã lưu tâm tìm cách giải quyết vấn đề xã hội này chưa?

Bình thường đàn bà con gái vốn dịu hiền và tế nhị, thế nhưng hãy đợi đấy. Nói vậy mà hổng phải vậy đâu. Con mèo tuy hiền thật, nhưng khi nó chỉ cào cho một phát, là toặc da và vãi máu, vì móng của nó rất nhọn và răng của nó rất sắc.

Đàn bà con gái một khi đã nổi máu tam bành thì hiền cũng hóa dữ. Gã đã từng chứng kiến những cô em bé bỏng tựa như nai vàng ngơ ngác, dịu hiền như ...ni cô, hổng dám như ma xơ đâu, thế mà khi cơn giận bừng bừng bốc lên, tẩu hỏa nhập ma, cũng lồng lộn như con bò điên nước Ăng lê, cũng xỉa xói như con choi choi, cũng chửi rủa có bài có bổn như mấy cô đào cải lương ca sáu câu vọng cổ thật mùi.

Gã xin đưa ra một vài nạn nhân của quý bà chằng lửa:

Trước hết là Socrate. Ông là triết gia nổi tiếng của Hy Lạp, một bậc thầy trong thiên hạ, nhưng oái oăm thay, ông lại là nạn nhân của bà vợ. Bà khinh bỉ ông là thứ trói gà không chặt. Ngày kia, ông định đi ra phố, thì liền bị bà tặng  cho một chậu nước dơ vào mình sau cơn giận lôi đình.

Thế nhưng, ông vẫn bình tĩnh nói:

-         Có sấm có sét, ắt trời phải đổ mưa.

Và ngán ngẩm trước mụ vợ đanh đá, ông đã phát biểu một cách chua chát:

-         Trời sinh ra biết bao thú dữ, nhưng đàn bà mới thật là con thú dữ đáng sợ nhất.

Đó là chuyện bên Tây, còn chuyện bên Đông thì kể lại:

Thi hào Tô Đông Pha có một người bạn là Trần Qúy Thường. Qúy Thường có người vợ hay ghen tức và hung dữ. Mỗi lần Tô Đông Pha đến chơi, đều bị nghe những tiếng chửi bới la hét ầm ĩ. Thấy vậy, họ Tô bèn làm thơ chế diễu như sau:

“Hốt văn Hà Đông sư tử rống.
Trụ trượng lạc thủ tâm mang mang.”

Có nghĩa là:

-                            Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
          Tay run gậy rớt lòng kinh hãi.

Từ đó, bốn chữ “sư tử Hà Đông” thường được dùng để chỉ người vợ có tính tình hung dữ. Tuy nhiên, Hà Đông ở đây là Hà Đông bên Tàu, chứ không phải Hà Đông bên Ta, vì thế quý bà quý cô gốc Hà Đông, đừng vội lòng động lòng lo mà sinh ra buồn bã.
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………....
GS


Nguồn:  vuisongtrendoi@gmail.com