Đứng trước mỗi việc nhất định phải “bình tâm tĩnh khí”
(trithucvn.net)
(Hình minh họa: Qua Kknews.cc)
Vì sao đứng trước mỗi việc phải “bình tâm tĩnh khí”? Có thể thấy,
từ xưa đến nay, bất kể trường phái, lĩnh vực nào cũng đều tôn sùng, đề cao
“tĩnh khí”, sự tĩnh lặng. Như vậy, ắt hẳn “tĩnh khí” phải có tầm quan trọng rất
to lớn?
Phật gia, Nho gia, Đạo
gia giảng về “tĩnh”
Trong cả Phật gia (Đạo Phật nói chung), Đạo
gia và Nho gia đều có nhắc đến “tĩnh khí”. Trong Phật gia có câu: “Do giới nhi định, định năng sinh tuệ”, ý nói
rằng từ “giới” mà có thể định lại được, định lại được rồi có thể sản
sinh ra trí tuệ.
Đạo gia có câu: “Thục năng trọc dĩ chỉ, tĩnh chi từ thanh; thục năng an dĩ cửu,
động chi từ sinh.” Tức là, ai có thể làm được cái đục yên tĩnh
lắng dần xuống thành trong; ai có thể làm cho cái yên tĩnh kéo dài, dần
trở nên động.
Nho gia giảng: “Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu
năng lự, lự nhi hậu năng đắc”, ý tứ rằng, biết đến cùng rồi mới
định được, định mới có thể tĩnh, tĩnh rồi mới có thể suy nghĩ tinh tường, suy
nghĩ tinh tường rồi mới có thể lĩnh ngộ được.
Trong y học, võ thuật, trị quốc cũng đều đề cao
“tĩnh khí”. Y học có câu: “Tinh thần nội thủ, bệnh tòng
an lai”, ý nói, tinh thần mà giữ cho được nguyên vẹn, thì sẽ
không có bệnh tật.
Quyền thuật cũng nói rằng: “Động tắc như long hổ, tĩnh do cổ phật tâm”, tức
là động tác như rồng hổ, tâm tĩnh như tâm Phật.
Binh gia có câu: “Vi tương
chi đạo, đương tiên trì tâm. Thái sơn băng vu tiền nhi diện bất cải sắc, mi lộc
hưng vu tả nhi mục bất thuấn, nhiên hậu khả dĩ chế lợi hại, khả dĩ đãi
địch”. Ý tứ chỉ đạo làm tướng, trước hết phải giữ được tâm, núi
Thái Sơn sụp đổ ngay trước mắt mà sắc mặt không thay đổi, con nai có nhảy múa
bên cạnh thì mắt vẫn không liếc. Văn nhân cũng nói: “Tĩnh quan vạn vật”, ý nói tĩnh lặng mới quan sát
được vạn vật.
(Hình minh họa)
Tầm quan trọng của “tĩnh” trong các trường phái
Như vậy có thể thấy rõ tầm quan trọng của “tĩnh” trong các trường
phái và lĩnh vực khác nhau. Nhờ “tĩnh khí” có thể khiến người tu luyện
Phật gia đạt tới cảnh giới “tứ thiền bát định”. Dựa vào “tĩnh khí” khiến cho
người tu Đạo gia, khai huệ khai ngộ, nhập tĩnh mà thành “kim đan đại đạo”.
“Tĩnh khí” khiến cho người của bên Nho gia đạt được “nhìn xa trông rộng”, hoàn
thành tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ.
Đối với người bệnh, “tĩnh khí” giúp họ đạt được thân thể khỏe
mạnh, sống lâu. “Tĩnh khí” khiến người học quyền dưỡng thành cảnh giới tinh
thần “thanh dục đại dũng”. “Tĩnh khí” khiến cho người điều binh có thể thắng
địch mà không cần phải đánh. Đối với văn nhân, “tĩnh khí” giúp họ có được
linh cảm sáng tác.
Có thể thấy, “Tĩnh” không chỉ là một loại du dưỡng, là một loại
trí tuệ mà cũng là một loại sách lược. Đứng trước một việc, người có “tĩnh khí”
gặp nguy mà không loạn sẽ tự có thể sản sinh ra trí huệ mà hóa giải khó
khăn. Người “loạn khí” đứng trước một việc sẽ chẳng những không giải
quyết được vấn đề mà còn làm hỏng việc.
(Hình minh họa)
“Đạm
bạc để sáng chí, tĩnh lặng để nhìn xa”
Năm xưa Gia Cát Lượng đã từng dạy con trai 8
tuổi là Gia Cát Chiêm thông qua một bức thư viết: “Phu quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức. Phi đạm
bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn”. Ý nói cái
hành của người quân tử là lấy tĩnh lặng để tu thân, lấy cần kiệm để dưỡng
đức, không đạm bạc thì chí không sáng, không tĩnh thì không thể nhìn xa được,
trí huệ không thể cao.
Con người thường vì những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống mà làm
vướng bận tâm, thậm chí còn suy nghĩ không ngừng, bị cái tình và dục vọng kìm
hãm, không thể dùng lý trí mà nắm giữ chính mình, không thể thấy rõ chân lý của
sự vật. Chỉ khi đạm bạc và bình tâm tĩnh khí, con người mới có thể làm chủ được
bản thân mình, mới có thể chuyên chú mà suy nghĩ vấn đề, tiếp theo mới có thể
có được trí tuệ, thay đổi thế giới khách quan.
Xã hội hiện đại ngày nay, người trẻ tuổi thường bị ảnh hưởng bởi
bạo lực, áp lực… khiến trong lòng luôn bất an. Thậm chí có người còn cho rằng,
nói mấy lời tranh cãi, dùng mấy đường võ thuật thì đã có thể tự xưng
mình là kẻ dũng cảm. Nhưng, bậc trí giả đều cho rằng, gặp chuyện mà
rút gươm thì đây là cái dũng của kẻ thất phu, không phải đại dũng. Từ xưa đến
nay, các bậc thánh hiền đều là những người đại khí, càng là gặp chuyện “kinh
thiên động địa” thì càng có thể “tĩnh tâm như nước”, bình tĩnh mà ứng phó mới
giải quyết được việc.
“Tĩnh khí” không phải tự nhiên sinh ra mà phải
trải qua quá trình tu luyện mới có được. Trong cuộc đời, đứng trước mỗi việc
phải: “ít đi một chút xao động, nhiều hơn một chút tĩnh khí” thì
mới ít gặp phải tai họa và mọi việc mới thành công.
An Hòa (dịch và t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét