VẤN ĐỀ TIỀN HÔN NHÂN
(Fri, 19/05/2017 - Trầm Thiên Thu)
Trong Truyện Kiều, cụ
Nguyễn Du đã ân cần căn dặn: “Trăm năm tính cuộc vuông tròn – Phải dò
cho tới ngọn nguồn lạch, sông”. Một lần là trăm năm. Chắc hẳn lời khuyên
của tiền nhân không bao giờ thừa! Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình êm ấm
thì xã hội cũng có thể nhờ đó mà tốt đẹp.
Như chúng ta đã biết,
tình yêu và lãng mạn là những điều quan trọng trong mối quan hệ tình cảm đôi
lứa,nhưng khi muốn kết hôn, người ta vẫn cần thực tế. Trước khi quyết định sống
chung mãn đời suốt kiếp, bạn cần “giải thoát”mọi nỗi hoài nghi vànói chuyện nghiêm
túc về sự hy vọng của mình. Trang iDiva.com đưa ra vài điều khuyên những người
yêu nhau nên thảo luận rạch ròi trước khi tự nguyện ký kết “ăn đời, ở kiếp” với
nhau.
1.
TIỀN BẠC
Xung đột dễ xảy ra từ
chuyện tiền bạc. Cách xử lý tiền bạc không đơn giản.Sau khi kết hôn, bạn sẽ xử
lý tài chính ra sao? Ai giữ tiền, ai lo phần việc nào? Nếu người này kiếm được
nhiều tiền hơn người kia, tài khoản chung hay riêng? Có vẻ “trắng trợn” chăng?
Không phải vậy. Thà mất lòng trước mà được lòng sau!
2. CON CÁI
Cả hai đều muốn có
con? Nếu muốn, khi nào sẽ cưới? Lúc nào có con và sẽ có mấy con? Làm cha mẹ và
giáo dục con cái thế nào? Cả hai cầnhợp tác khi trở nên cha mẹ và cũng nên có
kế hoạch dưỡng dục con cái. Đừng bao giờ “trống đánh xuôi” mà “kèn thổi ngược”!
3. TƯƠNG ĐỒNG
Có mối tương đồng
vềnhiều điều trong một “mối quan hệ tốt”? Bạn hy vọng gìtrong cuộc hôn nhân này
và bạn có nghĩ mình sẽ có thể cho người bạn đời những gì cần thiết? Bạn cần
biết những thú tiêu khiển, điều thích và không thích, xem có tương đồng hay
không. Cả hai cần biết linh độngvà nhường nhịn lẫn nhau.
4. GIAO TẾ
Sống trong xã hội luôn
cần giao tế. Đó là điều quan trọng vì ai cũng cần duy trìđời sống xã hội. Hãy
thảo luận trước về mức độ thời gian dành chobạn bè và người quen. Không ai được
rời xa gia đình quá lâu so với khoảng thời gian cho phép. Hãy điều hòa “tổ ấm”
kẻo nó thành “tổ lạnh”!
5. SỰ NGHIỆP
Bạn dự định nói về
công việc thế nào? Công việc có là ưu tiên số mộthaygia đình là quan trọng?
Thời gia làm việc sẽ là bao nhiêu? Nếu một trong hai ngườicó cơ hội thăng tiến
nghề nghiệpvà phải đi xa một thời gian, bạn định liệu thế nào, chấp nhận hay
không? Mức độ hoài bão có tương đồng? Chồng muốn vợ nghỉ làm để chăm sóc con
thì sao? Không thể hoàn toàn giống nhau, nhưng thực sự cần thiết phải hiểunhau
ở mức tương đồng, khả dĩ cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp. Tục ngữ nói: “Liệu
cơm mà gắp mắm”.
6. SỰ HƯNG PHẤN
Khi kết hôn,cô dâu vui
mừng đến nỗiquên rằngtuần trăng mật sẽ mau qua, bổn phận và trách nhiệm bắt đầu
đè nặng. Hãy lập kế hoạch để duy trì hạnh phúc trong hôn nhân, dự định dành cho
nhau khoảng thời gian nhất định nào đó cùng đi dạo hoặc đi đâu đó riêng hai
người, để vừa duy trì vừa hâm nóng hạnh phúc. Những điều nhỏ mà hiệu quả to.
7. SỰ THÂN MẬT VÀ TÌNH DỤC
Đây là chuyện khó nói
nhưng phải nói. Khi cảm thấy tương đồng với nhau về mọi thứ khác, cũng vẫn
cầnnói chuyện về sự thân mật phu thê. Mong chờ gì ở nhau? Nhu cầu ân ái có
tương đồng? Mức độ thân mật thế nào? Có thể tâm sự mọi điều khi chỉ có hai
người?Cần tăng hay giảm điều gì? Quan tâm chăm sóc nhau ra sao?
8. TÔN GIÁO VÀ CÁC GIÁ
TRỊ
Vấn đề tôn giáo là vấn
đề rất quan trọng, cần phải rạch ròi. Nó còn liên quan vấn đề luân lý và các
giá trị sống. Các vấn đề này càng rõ nét hơn khi có con. Bạn cần hoạch định
trước cách giáo dục con cái, để không chỉ không bị lúng túng mà còn không bị xung
đột giáo dục, như kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”.
9. VIỆC NHÀ
Rất nhiều việc không
tên cần được làm trong đời sống gia đình thường nhật. Tùy cơ ứng biến. Nếu vợ
bận việc, chồng nên làm việc nhà để chia sẻ, mà việc nhà mình chứ nhà ai?Em nấu
cơm, anh rửa chén; em lau nhà, anh xách nước; em dỗ con, anh giặt đồ.Chuyện nhỏ
chứ có gì đâu! Hãy thảo luận về những điều“dị ứng” để “hai năm rõ mười”, đừng
có đổ lỗi cho nhau. Nếu có tại ả hay tại anh thì cũng là vợ chồng chứ có ai xa
lạ chứ?
10. KHOẢNG RIÊNG
Dù là vợ chồng, nhưng
ai cũng cần có những “khoảng riêng”. Hãy tôn trọng “khoảng riêng” của nhau. Khi
còn độc thân, bạn có thểlàm điều gì đó theo sở thích riêng, nhưng khi có
vợ/chồng,bạn phải thay đổi một số điều, thậm chí còn phải hy sinh. Tất cả vì hạnh
phúc chung. Thế mới là gia đình, là tổ ấm!
o0o
Chắc chắn rằng tình
yêu và hôn nhân không thể phân tích chính xác theo khoa học, nhưng có thể kiểm
chứng cụ thể bằng cách nhận biết “mức độ yêu nhau”. Có yêu nhau thật mới thấy
xa cách là nỗi khổ sâu đậm, mới hiểu thế nào là ngày chờ tháng đợi. Và tất
nhiên, niềm thương nỗi nhớ đó được tính bằng cấp số nhân. Có thể nói đó là
nỗi-nhớ-ba-chiều.
Cũng như các lĩnh vực
khác, hạnh phúc lứa đôi thiết yếu cấu thành bằng lòng chân thành, một cuộc
tình-vì-tình (love-match) chứ không là cuộc tình-vì-tiền (money-match) hoặc vì
thứ gì khác, và chín chắn (biết rõ yếu điểm và nhược điểm của đối tượng mà vẫn
“bằng lòng” về nhau). Muốn vậy, cả chàng và nàng đều cần lần lượt bước qua 5
cung bậc để đạt sự khôn ngoan, đó là 5T:
1. THINH LẶNG: Tình sâu đậm và nồng
nàn.
2. TÌM HIỂU: Lắng nghe và cân
nhắc.
3. TÍCH LŨY: Luôn học hỏi về giới
tính để chuẩn bị hôn nhân, gọi là thời kỳ “tiền hôn nhân”.
4. THI HÀNH: Áp dụng và thi vị
hóa.
5. TẬP LUYỆN: Không ngừng học hỏi,
dù đã là vợ chồng, luôn tế nhị, ý thức, luôn “tương kính như tân”.
Tuyệt đối không bao
giờ suồng sã, cố chấp, hoặc để “người thứ ba” xuất hiện xen vào chuyện hai
người, vì đó là những loại virus có khả năng đục khoét âm ỉ hạnh phúc lứa đôi
một cách nhanh chóng và nguy hiểm. Quá bình thường, quá thực tế và quá đơn điệu
dễ gây nhàm chán, thế nên phải biết thêm “gia vị” lãng mạn, vì bản chất phụ nữ
rất lãng mạn, để thi vị hóa cuộc sống thực tế. Nên nhớ lãng mạn chứ đừng lạng
mạng, lãng quên, lãng phí hoặc lãng nhách.
Chuyện gì, dù lớn hay
nhỏ, thiết tưởng cần bàn luận để đạt được thỏa thuận chung, vì “thuận vợ, thuận
chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Đừng độc đoán, ngay cả việc “tỏ tình” hoặc
“chuyện ấy”. Khi có sự đồng tâm nhất trí rồi, việc “tát cạn biển Đông” chẳng
khó khăn chi! Hãy cùng Alexandre Mercereau “sẵn sàng hy sinh để chứng minh là
mình biết sống”. Đồng thời, vợ chồng còn phải biết CỘNG hưởng niềm vui, NHÂN
lên hạnh phúc, TRỪ bớt nhọc nhằn và đau khổ, không ngừng CHIA sẻ mà không CHIA
rẽ hoặc CHIA ly bao giờ.
Là con người, ai cũng
khao khát YÊU và ĐƯỢC YÊU. Dĩ nhiên, vì nhân vô thập toàn nên rất cần chiến
thắng chính mình, quên mình để sống vì người mình yêu. Không mù quáng, không
nhắm mắt đưa chân, nhưng yêu trọn vẹn bằng cả trái tim với một lý trí lành mạnh
và sáng suốt. Bất luận lúc nào, dù trẻ hay già, hai người đều cần có “con mắt
nhà nghề” của nghệ sĩ để “có thể thấy điều vô thường trong sinh hoạt thường
nhật”, kinh qua cuộc sống rất đời thường này. Hãy cứ ghen, nhưng ghen sao cho
có trí tuệ, bản lĩnh, tế nhị, nhẹ nhàng mà thâm thúy. Quan trọng là luôn coi
nhau bình đẳng, không thái quá về ngôn ngữ, cử chỉ và động thái. Mỗi người
không còn là MỘT mà là BA người một lúc.
Nói xa nói gần, nói đi
nói lại, chẳng qua là phải nói thật, nghĩa là phải tự nguyện chấp nhận lời Đức
Giêsu đã xác định: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được
phân ly” (Mt 19:6; Mc 10:9). Đó chính là hôn luật của Thiên Chúa.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét