6 kiểu người phải hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày
(trithuc.net)
(ảnh: BigStock)
Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo lượng muối ăn như
sau: từ 14 tuổi trở lên không quá 2,3g mỗi ngày, đối với người từ 14 tuổi trở
xuống thì ít hơn.
Mới đây tòa án New York đã bác bỏ một vụ kiện. Nguyên nhân là
thành phố New York ra quy định các chuỗi nhà hàng phải đánh dấu lên tất cả
những thực phẩm có chứa hàm lượng natri vượt mức, nhưng một số doanh nghiệp
phản đối bằng việc khiếu kiện. Tòa án đã phán quyết rằng quy định này là hợp
pháp và hữu ích.
Nghiên cứu cho thấy rằng, ăn quá nhiều muối, ngoài gây ra cao
huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ… thì còn tăng áp lực cho thận. Ăn nhiều muối
lâu ngày có thể dẫn đến phù, mập ra.
Thực tế vẫn luôn có người nghiện ăn muối, nếu món ăn nấu nhạt quá
thì sẽ không ăn nổi, thế nhưng trong vấn đề sức khỏe, các chuyên gia nhắc nhở
rằng có 6 kiểu người nhất định nên hạn chế ăn muối.
1. Người có vấn đề về thận
Muối ăn có công thức là NaCl, còn thận chịu trách nhiệm điều tiết
sự cân bằng natri trong cơ thể. Đối với những người bị bệnh về thận, chức năng
điều tiết sẽ giảm, nếu lượng natri quá nhiều và không thể bài tiết ra khỏi cơ
thể, lâu dần sẽ dẫn đến các triệu chứng như cao huyết áp, phù nước. Đồng thời,
ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng áp lực lên thận, dẫn đến bệnh nặng hơn.
2. Người hay bị phù
Những người thường xuyên bị phù cũng đừng nên ăn những món quá
mặn. Lượng natri quá cao sẽ khiến cơ thể bị giữ nước, còn khi ăn quá mặn,
bạn sẽ có xu hướng uống nhiều nước. Điều này có thể dẫn đến triệu chứng phù
nặng hơn.
3. Người cao huyết áp
Ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước trong cơ thể, làm tăng thể tích máu,
khiến cho huyết áp tăng cao. Vì vậy những người bị cao huyết áp nên cố gắng
kiểm soát lượng muối hấp thu vào cơ thể.
Người châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc có thói quen dùng
nhiều mì chính (bột ngọt) khi nấu ăn. Trong mì chính (monosodium glutamate) có
chứa Natri, bản thân mì chính cũng khiến huyết áp tăng lên, do đó ai có vấn đề
tim mạch, huyết áp cao thì càng phải chú ý giữ gìn, không lạm dụng mì chính.
4. Người có làn da xấu
Ăn quá nhiều muối, bên trong da sẽ giữ quá nhiều nước, điều này có
thể dẫn đến phần mặt bị phù, bọng mắt to hơn. Lượng nước trong tế bào biểu bì
lại bị hút đi khiến da trở nên khô ráp, thiếu nước, tạo ra nếp nhăn, lượng nước
và dầu trên da không cân bằng còn gây ra bí dầu trên da và dẫn đến mụn.
5. Người có dạ dày không tốt
Muối có chứa natri và clo, hàm lượng clo quá cao sẽ kích thích dạ
dày tiết nhiều axit dẫn đến trào ngược dịch dạ dày. Và axit dạ dày quá nhiều
cũng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra viêm loét hoặc các bệnh khác
về đường tiêu hóa.
6. Người bị loãng xương
Đối với những người bị loãng xương, có một điều rất quan trọng,
chính là phải bổ sung canxi, ngăn chặn thất thoát canxi. Nếu ăn quá nhiều muối,
thận nỗ lực để bài tiết natri, đồng thời cũng sẽ bài tiết nhiều canxi khiến
bệnh loãng xương nặng hơn. Ngược lại, nếu ăn ít muối sẽ có thể ổn định thận,
giảm sự thất thoát canxi.
—***—
4 phương pháp giúp bạn hạn chế muối khi nấu ăn
Một số loại thực phẩm không hề mặn nhưng vẫn có hàm lượng muối ăn
cao
Những cách sau đây không chỉ giảm sử dụng muối mà còn khiến món ăn
ngon miệng hơn:
1. Dùng các loại gia vị khác để nêm nếm
Sử dụng nước tương để nấu ăn.
20g nước tương chỉ có khoảng 1g muối nhưng món ăn làm ra sẽ ngon
hơn khi dùng muối trực tiếp. Lúc nấu ăn, bạn có thể dùng các gia vị như ngọt,
chua, cay để nêm nếm, ví dụ như tương ớt, hành, gừng, tỏi… bằng cách này không
chỉ khiến cho vị, mà sắc của món ăn cũng phong phú hơn, đồng thời có thể giảm
hấp thu muối.
2. Phát huy vị vốn có của thực phẩm
Rất nhiều loại thực phẩm có vị đặc trưng riêng như cà chua, nấm
hương, khoai lang, nếu nêm nếm quá nhiều sẽ át đi vị vốn có của nguyên liệu. Ví
dụ như trứng cà chua, nếu nêm một chút muối và đường, làm thành sốt cà chua với
lửa lớn, sau đó cho trứng vào, món ăn sẽ có vị chua chua ngọt ngọt vốn có của
cà chua.
Ngoài ra, nếu cho quá nhiều muối vào các loại rau xanh thì sẽ dễ
ra nước, dẫn đến mất đi các loại vitamin tan trong nước.
3. Thay đổi cách nấu ăn
Các món xào luôn phải dùng nhiều muối và dầu. Hãy thử những cách
nấu khác như hầm, hấp và nộm, chúng cũng sẽ làm cho bàn ăn đa dạng phong phú hơn.
4. Dùng nguyên liệu tươi mới
Khi nấu ăn tốt nhất là nên dùng các loại rau và thịt tươi sống. Đồ
hộp và các món muối có thể để được lâu, nhưng lượng muối thường rất cao. Lại
thêm thói quen nêm muối khi nấu ăn sẽ rất dễ khiến chúng ta ăn quá lượng muối
cho phép
Những món ăn có chứa nhiều muối
nhất
Dưới đây là một số món có hàm lượng muối ăn cao, cần lưu ý hạn
chế:
·
Món ăn đông lạnh, thịt xông khói, xúc xích
·
Các món ăn vặt, bim bim, hạt rang muối
·
Bánh mì, mì ăn liền
·
Phomai, đặc biệt là loại phomai xông khói dạng sợi khô
·
Một số loại dưa muối, cà muối, kim chi
Đương nhiên, ít ăn muối không có nghĩa là không ăn muối. Nếu hấp
thu quá ít muối thì cơ thể sẽ cảm thấy mất sức, chóng mặt, hoa mắt, không thèm
ăn, thậm chí xuất hiện triệu chứng “sốt co giật” ở tay chân, cơ bắp, nếu nặng
thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hãy dùng muối ăn tùy theo tình trạng của cơ
thể, vừa có thể giữ gìn sức khỏe, lại vừa không làm mất khẩu vị, đây là cách
làm thông minh nhất.
Ngọc Trúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét