Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

Aug 21, 2022 - Chúa nhật 21 thường niên năm C Ơn Cứu độ cho ai biết chọn cửa hẹp để đi!

 Aug  21,  2022 - Chúa  nhật  21  thường  niên  năm  C-

Ơn  Cứu  độ  cho  ai  biết  ch cửa  hẹp  để  đi!




Các Bạn thân mến,
Cuộc sống không chỉ ngày nay văn minh khoa học tiến bộ tột đỉnh mới cuốn hút con người, mới phục vụ mọi nhu cầu để con người sung sướng hạnh phúc, mà từ rất xa xưa, có lẽ thời nào cũng vậy, muốn chạy theo, muốn thoả hiệp theo lối sống thế gian, để được rộng rãi hưởng thụ, thỏa mãn cả những gì không cần thiết, gỉả tạo, thì người ta đều có thể thực hiện, bởi đó luôn là mong mốn của người phàm xác thịt, thích tự do, phóng túng không muốn gò bó, ép buộc, cầm hãm, ngay cả sự hy sinh, chịu đựng thích đáng...
Nhưng khuynh hướng đạo đức, tôn gíao - như những qui luật - thì lại muốn mọi người luôn hướng tới chân thiện mỹ, phải biết chọn lựa điều hay lẽ phải, rèn luyện bản thân, ép mình đi vào khuôn khổ lành mạnh, nghiêm chỉnh, đấu tranh, tránh né, giảm bỏ những sai trái, buông lỏng, dẫn đến đam mê, tệ nạn, tội lỗi... Vì thế rõ ràng chúng đối đầu nhau, cản trở nhau, chiến đấu với nhau đến độ làm con người mệt mỏi, giảm niềm tin, hồ nghi cả những điều tốt lành và lý tưởng của mình.

Người Do Thái thời Đức Giesu có lẽ cũng mỏi mệt vì phải đấu tranh trường kỳ với hằng trăm, ngàn luật lệ chi thiết tỉ mỉ bao quanh để được nên người tốt, người được Thiên Chúa hài lòng ban thưởng. Hôm nay không biết họ muốn loại dân ngoại ra, hay chỉ vì tò mò, nên hỏi Đức Giesu cho rõ rằng:”Thưa Ngài, những người đựơc cưú thì ít phải không?”

 Câu hỏi thật khó trả lời, mặc dù có lẽ nhiều ngừơi cũng thắc mắc muốn biết? Chúng ta hãy xem Đức Giesu giải quyết thế náo trước quan niệm hẹp hòi cuả họ?

1.  Ai sẽ đựơc cứu rỗi?
-  Đức Giesu không trả lời trực tiếp câu hỏi, mà Ngài khuyên cách thức để được cứu rỗi:"Hãy chiến đấu để qua đựơc cửa hẹp mà vào..."
-   Không phải Ngài muốn trấn an, mà muốn người ta sống có trách nhiệm.
-  Nghĩa là sự gia nhập Nước Trời không phải là chuyện đương nhiên, mà phải tự mình phấn đấu, phải qua cửa hẹp, lọt vào được mới chắc ăn.
-  Không thể cậy dựa vào một thế lực nào, vay mượn nào, thời gian theo đạo dài ngắn, ngay cả với Đức Giesu...
-  Cứu rỗi không thể theo số lượng, bởi như vậy sẽ có thái độ không thích hợp: nếu tất cả đều được cứu rỗi thì người ta sẽ ỉ nại, tự mãn, không cần có gắng, chẳng phải làm gì cả; còn nếu chỉ một số ít được cứu thì mọi người sẽ chán nản, vì cố gắng cũng uổng công!
-  Vì thế Đức Giesu không trả lời ngay câu hỏi, mà Ngài nói về cách thức làm sao cho mình được ở trong số lượng của những kẻ được cứu, được diễn tả bằng cách đi qua của hẹp, không phải đứng trước của hẹp.
-  Nghĩa là số lượng vào Nước Trời, thì lý lịch, thân phận, đia lý, của những người ấy đều không quan trọng, mà quan trọng là phẩm chất, phải trở nên gọn nhẹ, nhỏ bé sao cho qua được của hẹp.
-  Rồi Đức Giesu tiếp:"Thiên hạ từ Đông Tây Nam Bắc sẽ đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa", nghĩa là số đông, và không chỉ riêng ai, không ưu tiên nào, kể cả dân Do Thái là dân được xem là dân tuyển chọn.
-  Mà chỉ cho những ai biết nghe, biết sống Lời Chúa, nên có thể sẽ có nhiều cảnh bất ngờ trớ trêu xẩy ra:
          . Kẻ trước hết nên sau hết, kẻ sau lên trước.
          . Người xa lạ được đón tiếp vào nhà, còn con cái bị đuổi ra.
        . Không phải có đạo, đọc kinh, xem lễ...là đương nhiên được cứu chuộc.
       . Ơn cứu rỗi được ban cho những ai sống theo lời Chúa, dù có thể không theo đạo của Ngài.
-   Tại đây chúng ta nên hiểu thêm rằng quan niệm mới trong nền thần học ngày nay về:
          những Kitô hữu vô danh: là những người tuy không có đạo, nhưng vì cuộc sống của họ phù hợp với tinh thần Tin Mừng nên vẫn được coi là Kitô hữu, mặc dù họ không có danh hiệu Kitô hữu.
          những "Kitô hữu ngoại đạo", nghĩa là những người tuy có đạo nhưng lại không sống theo tinh thần Tin Mừng nên bị coi là ngoại đạo mặc dù họ có danh hiệu Kitô hữu.
-   Bởi danh hiệu không làm nên thực chất của người Kitô hữu, mà là cuộc sống được thể hiện qua những phản ứng của họ trước mọi tình huống trong đời.
-   Vì phản ứng thì bất ngờ, mau lẹ và thường trung thực với tâm lòng mình.
-   Đó là những phản ứng mang tính chất Kito giáo đích thực.
-   Nhưng ơn cứu rỗi chỉ dành cho bất cứ ai biết sống theo Lời Chúa và có những phản ứng hợp với tinh thần Tin Mừng.
     a) Cửa hẹp: 
-   Đây là hình ảnh được Đức Giêsu sử dụng rất quen thuộc với dân chúng vào thời đó. Họ sống ở bên trong thành phố được bao bọc bằng những bức tường.
-  Vì không có đèn đường, các cửa và các cổng dẫn vào thành phố phải được đóng chặt chẽ vào ban đêm để an toàn.
-  Những người trở về trễ, sau khi cửa đóng, thì phải khép mình chui qua một cái cửa hẹp, chỉ vừa vặn cho một người đi qua, không thể mang theo hành lý.
   * Bước qua cửa hẹp:
-  Khi Đức Giêsu nói về cửa hẹp, Ngài muốn ám chỉ việc từ bỏ mọi sự khó khăn vất vả trần gian để khi đi qua cửa chật hẹp được dễ dàng, là đời sống kỷ luật, hy sinh.
-  Bước qua cửa hẹp là giữ và sống lời Đức Giêsu một cách nghiêm chỉnh, biết nhìn vào chính con người mình vì biết Chúa hoàn toàn làm chủ cuộc sống của minh.
      b) Cửa rộng:
-  Là cửa rộng thênh thang dễ đi, dễ vào. Đa số dân chúng chọn đi con đường này vì đó là những giây phút thoải mái dễ chịu ở trần gian.
-  Nhưng nó không phải là con đường của Thiên Chúa, nên nó không dẫn tới đâu cả. Cuối cùng chỉ là sự trống rỗng.
      c) Phải vào đúng lúc:
- “Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại”. Nghĩa là cánh cửa đã khép lại và đóng chặt.
-   Cuối cùng thời gian trở nên hết sức cấp bách, phải bước vào ngay, bởi không biết giờ nào, ngày nào, còn ngày mai thì sẽ quá trễ, không thể vào được nữa.
-   Vì thế, mỗi giây phút hiện tại, mỗi biến cố xẩy đến trong cuộc đời chúng ta đều có ý nghĩa sẽ đem chúng ta vào Nước Trời hay chặn lại trước cánh cửa đang đóng.
-  Tuy nhiên ơn Chúa lại không bao giờ thiếu, chúng ta phải biết đáp ứng. Và vì không thể biết đâu là đầu, là chót, là quyết định hay không. Chính sự không biết cụ thể này càng làm cho chúng ta phải dứt khóat lựa chọn theo Chúa ngay trong mỗi giây phút hiện tại.

 2. Muốn được cứu rỗi thì phải làm gì?
-  Là "hãy chiến đấu để qua cửa hẹp” nghĩa là phải sám hối, phải uốn nắn đời sống theo những giáo huấn của Tin Mừng.
-  Phải nỗ lực cố gắng thật nhiều, phải vất vả gian nan thật lâu, thì mới vượt qua được "cửa hẹp". Nếu Chúa đã nhắc đến "cửa hẹp" thì phải hiểu là chỉ có những người“bé nhỏ” mới lách qua được.
-   Và cần biết rằng của hẹp cũng sẽ có giờ đóng lại.
-   Đó chính là lúc vô cùng bất hạnh cho những kẻ đến trễ: những kẻ mải mê tìm của cải danh vọng, thú vui phù du mà quên đi hạnh phúc vĩnh hằng.
-  Chúng ta đừng bị lôi cuốn đến cửa rộng thênh thang: là cửa tiền tài, sắc dục, hư danh; cửa dẫn vào cái chết muôn đời. Cũng đừng đến khi cửa đã đóng kín, vì sẽ không ai mở cho và sẽ bị đuổi đi.
-  Vì thế, chúng ta không thể mãi sống hưởng thụ các lợi ích, các tiện nghi hiện tại hay của những người đi trước đã xây dựng để lại, nhưng phải đóng góp phần nào vào di sản của tiền nhân để lại cho con cháu.
-  Những Lời Chúa hôm nay cho biết đó chính là những thử thách Chúa gởi đến cho chúng ta. Đó chính là cái cửa hẹp mà chúng ta cần phải qua mới vào được Nước Trời. Vậy chúng ta hãy vui lòng đón nhận tất cả những cực nhọc và đau khổ đến với mình vì lòng yêu kính Thiên Chúa.
-  Cũng cần nhớ rằng Chúa cho phép gian nan cực khổ xảy đến với chúng ta là vì Ngài biết nó có thể làm ích cho chúng ta. Giúp chúng ta tìm đến Chúa, cảm nghiệm được quyền phép Chúa, cảm nhận được tình thương của Chúa. Và khiến chúng ta biết thương xót những người gặp hoàn cảnh gian nan cực khổ như chúng ta.
-  Vì thế, đừng ngã lòng, trái lại hãy vui mừng vì biết mình được Chúa thương, mà kiên trì chịu đựng.
 
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết theo Chúa vô điều kiện, vì xác tín Chúa là Chúa trời đất, khôn ngoan, quảng đại và yêu chúng con hơn cả chúng con yêu mình.
Để chúng con dám hành động dũng cảm, trung kiên theo những đòi hỏi khắt khe nhất của Ngài. Dám hy sinh tiết giảm những nhu cầu không cần thiết. Không vì thỏa mãn xác thịt, không vì những lời khen chê hay vì sĩ diện mà a dua, thoả hiệp theo lối sống thế gian.
Ước gì khi dâng lên Chúa những hy sinh làm chúng con đau đớn, vẫn cảm nghiệm được niềm vui vì được bước qua của hẹp theo Chúa. Vì Đức Giesu Kito Chúa chúng con. Amen. 

Than men,
M.Gorettiduyenky

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét