Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

TRUNG THÀNH VỚI LỜI NÓI

 

Thu, 04/08/2022 - Trầm Thiên Thu

TRUNG  THÀNH  VỚI  LỜI  NÓI


Edward “Eddie” Doherty (1890-1975) là phóng viên báo chí Mỹ, tác giả và nhà biên kịch từng được đề cử giải Oscar. Có thời ông là nhà báo được trả lương cao nhất trong nước. Năm 1943, ông kết hôn với Nam tước Catherine de Hueck, họ cùng nhau thành lập Madonna House – Nhà Đức Mẹ, trung tâm tâm linh và tĩnh tâm. Ở tuổi 78, Doherty được thụ phong linh mục trong Giáo hội Công giáo Hy Lạp Melkite theo nghi lễ Byzantine.

Một cây thánh giá bằng gỗ đơn giản đánh dấu ngôi mộ của ông tại Nhà Đức Mẹ ở Combermere, Ontario, với dòng chữ: “Mọi lời nói của tôi vì Lời Chúa.” Đó là một câu đẹp, tổ chức và sắp xếp tất cả các chữ từ ngòi bút của ông dành cho Thiên Chúa. Đó là một phương châm tốt đẹp cho bất kỳ nhà văn Công giáo nào làm theo, bởi vì có gì đáng để trung thành hơn Lời Chúa? Tôi đã từng cầu nguyện trước mộ của ông và hy vọng rằng tôi có thể thấm thía những gì về sự cống hiến của ông.

Không thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của việc sử dụng các từ theo đúng nghĩa của chúng. Chúa Giêsu cho chúng ta biết: “Đến ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình đã nói.” (Mt 12:36) Khổng Tử nói: “Nếu ngôn ngữ không chính xác thì điều được nói ra sẽ không có nghĩa. Nếu những gì đã nói không có nghĩa thì những gì phải làm vẫn bị loại bỏ.”

Từ đầu triều đại giáo hoàng, ĐGH Phanxicô nói với một phóng viên của tạp chí Dòng Tên Hoa Kỳ rằng ngài nghĩ những người bảo vệ sự sống bị “ám ảnh” bởi việc phá thai. Từ ngữ này được kết hợp với “ép buộc” và không tôn trọng công việc anh hùng mà những người bảo vệ sự sống thực hiện. Từ ngữ chính xác hơn để mô tả những người bảo vệ sự sống là “nhiệt thành,” theo ngôn ngữ của Thánh Tôma Aquinô, đó là “cường độ của tình yêu.” (Tổng Luận Thần Học, I-II, 28, 4) Thánh Phaolô khuyên: “Hãy cố đạt cho được đức mến, hãy khao khát những ơn của Thần Khí, nhất là ơn nói tiên tri.” (1 Cr 14:1)

Trong cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Hy Vọng,” sách bán chạy trên thế giới, Thánh GH Gioan Phaolô II đã ngoại lệ mạnh mẽ chống lại cáo buộc rằng những người bảo vệ sự sống có thể bị “ám ảnh” với vấn đề phá thai. Ngài nói rằng thật khó để tưởng tượng một tình huống tồi tệ hơn việc hợp pháp hóa phá thai, và “rất khó để nói về nỗi ám ảnh trong vấn đề như thế, nơi chúng ta phải đối mặt với mệnh lệnh cơ bản của mọi lương tâm tốt – bảo vệ quyền sống của con người vô tội và không có khả năng tự vệ.”

Ngài tiếp tục chỉ ra rằng chúng ta nên “ủng hộ sự lựa chọn” nhưng theo nghĩa là “can đảm ủng hộ phụ nữ.” Trong những trường hợp đó, lập trường trung thực duy nhất là hoàn toàn đoàn kết với phụ nữ, không thể để mặc phụ nữ.”

Ở phía đối lập với hình ảnh đó, một số người bênh vực việc phá thai không tôn trọng chúng ta và phủ nhận điều đó nên được sử dụng. Dân biểu Kathleen Rice đã không hiểu ý nghĩa của từ ngữ “phá thai” và cho rằng việc sử dụng nó thực sự cản trở đối thoại: “Tôi đề nghị bạn ngừng ném từ ngữ ‘phá thai’ ra xung quanh... Nếu chúng ta có sự đối thoại thực sự về điều này, chúng ta phải ngừng sử dụng ngôn ngữ ngăn cản cuộc đối thoại có ý nghĩa thực sự xảy ra.” Không thể bỏ từ ngữ “phá thai” sẽ làm sáng tỏ cuộc thảo luận về phá thai. Lời nói của Hammarskjold, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, khiến chúng ta phải suy nghĩ: “Tôn trọng lời nói là điều răn đầu tiên trong kỷ luật mà con người có thể được giáo dục để trưởng thành về trí tuệ, tình cảm, và luân lý.”

Trung thành với lời nói là cách sống trung thực với mọi người. Thậm chí người ta có thể nói rằng sự trung thành với lời nói đặt nền tảng cho công bằng xã hội. Trung thực và công bằng bắt nguồn từ tình yêu thương, vốn dĩ là trung tâm của mọi nhân đức. Thực sự từ ngữ là vật chứa đựng tình yêu thương.

TS. DONALD DEMARCO

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét