CẦN CÓ THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN VỀ TIỀN BẠC
Sun,
31/07/2022 - Lm Anmai, CSsR
Trong cuộc sống, ta vẫn nghe nói về sức
mạnh của đồng tiền. Tiền sẽ hủy diệt đời con người một cách nhẹ nhàng và êm ái.
Chính vì thế con người cấn có thai độ đúng đắn vế tiền bạc trong cuộc đời.
Người ta truyền tai nhau
“bài vè” rất châm biếm về tiền bạc, như sau:
Tiền là tiên là phật,
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của tuổi già,
Là cái đà của danh vọng,
Là cái lọng để che thân,
Là cái cân của công lý.
Ông bà ta ngày xưa còn
nói mạnh thế này: “Có tiền mua tiên cũng được”. Nói như thế để thấy rằng dường
như tiền bạc có một sức mạnh vạn năng. Vì thế mới có câu: “Mạnh vì gạo/ bạo vì
tiền” hay câu khác: “Miệng nhà giàu có gang có thép”.
Chưa bao giờ đồng tiền có
sức mạnh đáng sợ như hiện nay! Con người
đã tạo ra tiền bạc dùng để thay thế giá trị hàng hóa, làm phương tiện trao đổi
thay vì trao đổi hàng hóa với nhau như thuở trước khi đồng tiền chưa xuất hiện.
Từ xưa đến nay, đồng tiền
chưa bao giờ mất đi vị trí tối cao của nó. Không ai có thể phủ nhận vai trò của
tiền trong cuộc sống của chúng ta. Không có tiền thì làm gì cũng khó: tiền điện,
tiền nước, học phí, sinh hoạt phí… bước chân ra khỏi nhà là cần đến tiền, gánh
nặng "cơm áo gạo tiền”chi phối tất cả mọi người, cả xã hội cùng bị cuốn
vào vòng quay kiếm tiền.
Tiền quan trọng thật đấy,
nhưng tiền không phải là tất cả và càng không phải thước đo để đánh giá một con
người. Đừng bị tiền mê hoặc bởi nó cũng chỉ là thứ vật chất, rồi cũng sẽ tan biến
đi. Bạn sẽ bảo tôi mơ mộng, thậm chí điên rồ nhưng nếu bạn có tiền, hãy đầu tư
một cách thông minh, đừng lãng phí tiền vào những thứ phù phiếm mà hãy mua hạnh
phúc nhé – Hạnh phúc cho chính mình và cho người khác.
Tiền đơn giản chỉ là một
công cụ và có chức năng trao đổi hàng hóa, người ta dùng tiền để mua bán, giao
thương. Ngày nay, xã hội càng phát triển, tiền càng có thêm nhiều sức mạnh vô
hình.
Có tiền người ta thao
túng quyền hành
Có tiền người ta mua bán nhân
phẩm
Có tiền người ta vứt xó
lòng tự trọng
Có tiền người ta bán rẻ
linh hồn cho quỷ dữ
Trong một xã hội nếu như
giá trị đồng tiền chi phối tất cả thì những giá trị khác của cuộc sống dễ dàng
bị bỏ quên, bởi lúc này người ta mù quáng vì tiền. Bản thân đồng tiền không có
tội, chỉ vì sức ảnh hưởng của nó quá lớn đến độ che khuất cả tầm nhìn của chúng
ta. Nếu bị mù quáng vì sức mạnh của đồng tiền thì chúng ta không còn biết đến
những gì đáng quý và quan trọng hơn, thậm chí chúng ta có thể rơi vào sai lầm,
tội lỗi.
Tiền mạnh như thế nhưng
trước sau như một, tiền chỉ đáng là một tên đầy tớ tốt mà thôi. Nếu tiền làm chủ
ta, thống trị đời ta thì hiển nhiên là biết bao bi kịch sẽ xảy ra: vợ chồng ly
dị, con cái bất hiếu với cha mẹ, anh em ruột thịt chém giết nhau... là những bi
kịch thường xuyên xảy ra trong cuộc sống.
Riêng đối với người Ki-tô
hữu, tiền bạc cũng rất cần như bao người khác, nhưng chúng ta sống theo tinh thần
của Tin Mừng, nên sẽ có sự chọn lựa khác cho riêng mình. Đó là không ham mê tiền
bạc, không tôn thờ tiền bạc và biết khôn ngoan trong sử dụng tiền bạc.
Là Ki-tô hữu, chúng ta phải
luôn cảnh giác trước nguy cơ rơi vào cái não trạng coi tiền là tất cả, là thần-tài,
là vua, là chúa mà mình phải thờ.
“Chúng ta đều biết rằng
trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã khuyến cáo và kêu gọi thật mạnh mẽ: “Anh em không
thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16, 13). Chúa không
cấm chúng ta làm ra tiền, Chúa cũng không cấm chúng ta để dành tiền của trong
ngân hàng, mà Chúa nhắc nhở Kitô hữu luôn chú ý không được trở nên nô lệ của tiền
bạc, không để mình trở thành kẻ làm tôi của thần Mammon.
Tiền bạc không phải là thứ
toàn năng, nhưng trong cuộc sống thực tế, nó chính là phép thử lòng người, có
thể giúp đánh giá phẩm chất, giá trị của một con người.
Một người từng nói: Điều
đáng sợ nhất không phải là hết tiền, mà chính là khi hết tiền rồi thì bạn bè
cũng không còn nữa. Nhận xét này nhận được rất nhiều hưởng ứng, đồng tình. Có cả
những người kể lại những trải nghiệm mà họ từng có trong đời sống, cho thấy bản
chất của một mối quan hệ, dưới tác động của đồng tiền.
Thánh Phaolô cũng quan
tâm nhắc bảo chúng ta về vấn đề tiền bạc. Ngài viết trong thư gửi cho
Ti-mô-thê, như sau: “Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác, là lòng tham muốn tiền
bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy
bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6, 10).
Chúa Giêsu cảnh giác
chúng ta về lòng tham. Vì lòng tham thì vô đáy. Không phải người nghèo mà không
tham. Cũng không phải người giàu có là hết tham. Mọi người đều có lòng tham.
Người tham ít, người tham nhiều. Người tham cách này, người tham cách khác.
Trong Tin Mừng Luca, Chúa đã nhắc nhở thế này: “Anh em phải coi chừng, phải giữ
mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo
đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).
Lm. Anmai, CSsR
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét