Dân riêng Thiên Chúa và nạn tục hoá
8/7/2022
Có những hiện tượng vừa xảy
ra khiến người Công giáo chúng ta không khỏi đau lòng và có lẽ cũng khó thể…tưởng
tượng! Có ông linh mục cởi trần, mặc quần sà lỏn dâng Thánh Lễ tại bờ biển bên
Mỹ và trong một nhà thờ ở Ucraine có ông linh mục còn cầm cây thánh giá bằng sắt
đuổi đánh vị linh mục chủ tế vì vị này trong bài giảng đã có lời …xúc phạm đến
tổng thống Pu Tin của Nga!!!
Những hiện tượng có thể
nói là…đại nghịch bất đạo ấy xảy ra lúc này không phải là hiếm nhưng vấn đề còn
nghiêm trọng hơn cho giáo hội đó là việc xóa bỏ vai trò của hàng tư tế Linh Mục:“
Nếu bạn không phải là nhà báo chuyên về Vatican, thông báo liên quan đến đề xuất cải cách của giáo triều Ro Ma vào ngày 17/3/2022 có thể
chỉ là một thứ ngôn ngử đao to búa lớn của người Công giáo. Giáo triều Ro Ma là
gì? Và tại sao tôi nên quan tâm đến việc quản trị của giáo triều?
Nhưng giữa lúc tài liệu cải
tổ được công bố (Vốn là một tài liệu quan trọng vì nhiều lý do). Các chuyên gia
của Vatican nhận định rằng nó đã thay đổi nhiều thứ một cách sâu rộng và to lớn.
Theo như một chuyên gia thần học, người ta đã soạn thảo tài liệu này có nói:
Vatican dường như đang muốn phát đi
thông điệp rằng: Quyền quản trị trong giáo hội không đến từ Bí Tích Truyền Chức
Thánh mà là từ sứ mạng của một người
trong giáo hội. Có nghĩa là các vị trí lãnh đạo trong giáo hội không cần
đến cổ cồn, chức Thánh hay người nam…
…Nếu cách giải thích này
diễn tả chính xác ý định của Vatican thì điều đó có nghĩa rằng, không chỉ các
phòng ban trong các hội trường bụi bặm được trang trí đẹp mắt của giáo triều Ro Ma có thể sẽ được điều hành
bởi phụ nữ và nam giới không phải là linh mục; mà các giáo xứ và giáo phận địa phương cũng sẽ như thế. Chị em gái của bạn
có thể được giao phụ trách xứ nơi tôi
dâng lễ, dì hay bác của tôi thậm chí có thể tham gia điều hành giáo phận vào một
ngày nào đó và họ…sẽ làm tốt ! (Nguồn Bản Tin Hiệp Thông của HĐGM VN số 86 ngày
05/01/2022 – Có phải Đgh Phan Xi Cô đang
chuẩn bị cho ngày chung thẩm của giáo hội ? ).
Cái viễn cảnh xóa bỏ chức
Tư Tế Linh Mục tuy mới chỉ là đề xuất của giáo triều Ro Ma nhưng nó đã và đang
hiện thực qua cái gọi là Tiến Trình Công nghị Đức coi chức Tư tế như là một
nhân viên xã hội: “ Đức hồng y Gerhaard Muller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức
Tin nhận xét rằng những người chủ trương
Tiến Trình Công Nghị muốn tiêu diệt chức Tư Tế Bí Tích, trước hết bằng cách chống
lại Luật Độc Thân Linh Mục và sau đó phủ nhận tính cách siêu nhiên của Bí Tích này. Họ muốn tương đối hóa chức
Tư Tế thành “Nhân Viên Xã Hội” khiến căn tính Linh Mục bị trống rỗng và dễ bị
phá vỡ. Vào ngày 04/2, Tiến Trình Công Nghị của Đức cũng ủng hộ lời kêu gọi nới lỏng luật độc
thân linh mục đối với các linh mục trong GH La Tinh, thúc giục đưa ra chủ đề
này trong một Công Đồng Đại Kết trong tương lai” ( Nguồn Vietcatholic News
13/2/2022 – Đặng Tự Do – Đối với những người CG trung thành, đây là thời gian
đau khổ và bị khủng bố tâm lý ).
Xóa bỏ chức Tư Tế Linh Mục
( Bí Tích ) có nghĩa là xóa bỏ Giáo Hội Công Giáo Tông Truyền hiểu như là Dân
Riêng Thiên Chúa đã được thiết lập từ thời tổ phụ Apraham: “Ta sẽ lập giao ước
cùng ngươi, làm cho dòng dõi ngươi thêm nhiều quá bội, Apraham bèn sấp mình xuống đất, ĐCT phán cùng người rằng: Này phần Ta
đây Ta đã lập giao ước cùng ngươi. Vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc.
Thiên hạ sẽ chẳng còn gọi ngươi là Apram nữa nhưng tên ngươi sẽ là Apraham vì
Ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc, Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều,
làm cho ngươi thành nhiều nước và các vua cũng do nơi ngươi mà sanh ra. Ta sẽ lập
giao ước cùng ngươi và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời hầu cho Ta làm ĐCT của
ngươi và của dòng dõi ngươi, Ta sẽ cho ngươi xứ mà ngươi đang kiều ngụ tức toàn
xứ Canaan làm cơ nghiệp đời đời. Vậy Ta sẽ làm ĐCT của họ” (St 17, 2-8).
Mục đích việc thiết lập
Giao Ước là để Thiên Chúa được thờ phượng bởi một dân gọi là Dân Riêng. Dân
Riêng ấy người ta vẫn hiểu đó là dân Do Thái, tuy nhiên nếu hiểu như thế thì
quá ư hẹp hòi bởi lẽ Đức Chúa Giehova đã hứa với Apraham sẽ là tổ phụ của nhiều
dân tộc có nghĩa không phải chỉ có dân Do Thái. Lời hứa ấy rõ ràng đã và đang
thể hiện nơi Đạo Công giáo là đạo mang tính toàn cầu không dành riêng cho dân tộc, quốc gia hay chủng
tộc nào…
Tuy mang tính phổ quát
như thế nhưng vẫn là một Dân Riêng hiểu như cùng chung tổ phụ đức tin là
Apraham: “Vậy anh em phải biết rằng: Kẻ nào có đức tin đều là con cái của tổ phụ
Apraham” (Gal 3, 7). Tất cả những ai có đức tin đều là con cái của tổ phụ
Apraham nhưng đó là đức tin nào và đây là vấn đề hết sức quan trọng bởi nếu
không xác định được đức tin ấy, chúng ta vẫn sẽ còn…mơ hồ và không hiểu gì về
Dân Riêng Thiên Chúa. Thật vậy, tin ở đây là tin vào Lời Hứa cho tổ phụ: “Vì những
kẻ ra từ Itsraen chẳng phải hết thảy đều là người Itsraen đâu. Cũng không phải
vì họ là dòng giống Apraham mà hết thảy đều là con cái đâu bởi duy kẻ ra từ
Isaac mới gọi là dòng giống ngươi. Nghĩa là chẳng phải con cái thuộc xác thịt
là con cái của ĐCT, duy con cái thuộc lời hứa mới được kể là dòng giống vậy” (Rm
9, 6-8).
Duy
kẻ ra từ Isaac mới là dòng giống bởi vì Isaac là con của bà chánh thất Sa Ra,
Còn Ismael là con của người nô lệ Aga không thuộc dòng giống có nghĩa đó là con
cái xác thịt…
Cần phân biệt con cái của
Lời Hứa và con cái xác thịt. Con cái của Lời Hứa thì tin vào Lời Hứa đồng thời
tuân giữ các mạng lịnh và giới răn của Thiên Chúa: “ Đức Chúa Giehova lại phán
cùng Moise rằng: Hãy nói cùng dân Itsraen rằng: Ta là Giehova ĐCT các ngươi.
Các ngươi chớ làm theo những điều người ta làm hoặc tại xứ Edipto là nơi các
ngươi kiều ngụ hoặc tại xứ Canaan là xứ Ta dẫn các ngươi đến. Chớ đi theo thói
tục của họ. Các ngươi hãy tuân mạng lịnh Ta, gìn giữ luật pháp Ta đặng noi theo
Ta là Giehova ĐCT các ngươi. Vậy hãy giữ luật pháp và mạng lịnh Ta, người nào
làm theo thì sẽ nhờ đó mà được sống” (Lv 18, 1 -5).
Các giới răn Thiên Chúa gồm
tóm trong Mười Điều Răn mà Moise đã lãnh nhận trên núi Si Nai. Đó là những điều
răn căn bản nhất của Đạo Chúa. Còn một giới răn quan trọng khác đó là không được
thờ lạy các thần tượng. Đức Chúa nói với dân Itsraen trước khi vào Đất Hứa
Canaan: “Trước mặt Người, ngươi khá giữ mình, phải nghe lời Ta chớ nên phản nghịch.
Người sẽ chẳng tha tội cho ngươi đâu vì Danh Ta ngự trong mình ngươi. Nhưng nếu
ngươi chăm chỉ nghe lời Người cùng làm theo mọi lời Ta phán, Ta sẽ thù nghịch
cùng kẻ thù nghịch và đối địch với kẻ đối địch ngươi. Vì thiên sứ Ta sẽ đi trước
mặt, đưa ngươi vào xứ của dân Amorit, dân Hetit, dân Pheresit, dân Canaan, dân
Hevit và dân Giebusit rồi ta sẽ tiêu diệt chúng nó. Ngươi chớ quỳ lạy và hầu việc
các thần chúng nó. Chớ bắt chước công việc họ nhưng phải diệt hết các thần đó và đập nát các pho tượng đó đi” (Xac
23, 21 -25).
Các dân tộc lân bang với
Itsraen đều là những dân tộc thờ bái ngẩu tượng. Bởi vậy mạng lịnh của Đức Chúa
là phải tiễu trừ tất cả thần tượng để chỉ phụng thờ duy nhất một Thiên Chúa. Thế
nhưng sự ngăn cấm ấy rút cục dân Itsraen đã không tuân thủ bởi vì đầu óc hướng
ngoại của họ. Chính cái óc hướng ngoại cầu tìm ấy họ đã không tin vào sự dẫn dắt,
cai quản của Thiên Chúa để đòi phải có cho mình… một vì vua: “ Hết thảy trưởng lão đều hiệp lại đến
tìm Samuel tại Ra Ma và nói rằng: Kìa ông đã già yếu, còn các con trai ông lại chẳng noi gương ông. Bây giờ xin hãy lập
trên chúng tôi một vua, đặng đoán xét chúng tôi y như các dân tộc khác đã làm rồi…
…Samuel buồn lòng về việc
thỉnh nguyện ấy nên đã đến kêu cầu với Đức Chúa và Ngài phán: “Hãy nghe mọi lời
dân sự nói cùng ngươi. Ấy chẳng phải chúng nó từ chối ngươi đâu bèn là từ chối
Ta đó, hầu cho Ta chẳng còn cai trị chúng nó nữa”.
Lại
một lần nữa Samuel nói với dân Itsraen nhưng họ vẫn khăng khăng: “Dân sự từ chối
không nghe lời Samuel mà nói rằng: Không! Phải có một vua trên chúng tôi. Chúng
tôi muốn như các dân tộc khác, vua chúng tôi sẽ đoán xét chúng tôi, đi trước đầu
chúng tôi mà đánh giặc cho chúng tôi” (Sm 8, 4 -20 ).
Thay vì Thiên Chúa là Đấng
cai quản, dẫn dắt Dân Người bằng các mạng lịnh, giới răn với sự lãnh đạo của
các thủ lãnh (Quan Án ) thì nay dân Itsraen lại khăng khăng đòi có cho mình một
vị vua để cai trị. Đây chính là khởi đầu cho việc Tục Hóa để rồi từ đó
con đường phản bội đã dẫn tới những cơn khủng hoảng triền miên không sao
tránh khỏi. Trước khi qua đời, Moise cho nhóm họp các trưởng lão và nói: “Vì ta
biết rằng sau khi ta qua đời, các ngươi hẳn sẽ bại hoại, trở bỏ con đường ta đã
truyền dạy cho các ngươi. Trong ngày sau rốt, tai họa sẽ xông hãm các ngươi bởi
các ngươi làm điều ác trước mặt Đức Giehova, lấy những công việc của tay mình
làm mà chọc giận Ngài” (Đnl 31, 29).
Tục hóa tức Giải Thiêng (Desacralisation)
tức đã rời bỏ con đường Nên Thánh là đường dẫn đưa con người về nơi Đất Hứa
cũng là Chốn Nghỉ Ngơi Đời, Thiên Chúa đã hứa ban cho các tổ phụ: “Vậy đã có lời
hứa để lại về việc vào sự nghỉ ngơi của Ngài thì chúng ta hãy lo sợ kẻo e có ai
trong anh em dường như bị hụt đi chăng ? Vì thật Tin Mừng đã giảng cho chúng ta
cũng như cho họ nhưng đạo họ đã nghe đó không ích chi cho họ bởi vì đạo ấy không
nhờ đức tin mà được dung hiệp với kẻ nghe. Vì chúng ta là kẻ đã tin đều được
vào sự nghỉ ngơi ấy chánh như ĐCT đã phán:
“Ta bèn thề trong sự thịnh
nộ Ta rằng: Họ sẽ chẳng thể vào sự nghỉ ngơi của Ta, dẫu công việc đã xong từ
buổi sáng thế” ( Dt 4, 1 -3). Kẻ không có đức tin sẽ không vào được Sự Nghỉ
Ngơi tức Nước Trời Mầu Nhiệm dẫu công việc đã xong từ buổi Sáng Thế. Điều này
có nghĩa Nước Trời vẫn hằng hữu ở nơi mỗi người từ thuở đời đời, chỉ cần hết
lòng tin nhận cùng với lòng ăn năn, sám hối: “Thời đã mãn, Nước Trời đã gần đến.
Các ngươi hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1, 15).
Ăn năn, sám hối và tin
vào Tin Mừng của Đức Ki Tô đó là hai điều kiện tối thiết để vào được Nước Trời.
Giữa lòng tin và sự ăn năn, sám hối luôn luôn bổ túc cho nhau. Càng sám hối chừa
cải tội mình bao nhiêu thì lòng tin vào Tin Mừng càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Thế
nhưng để có thể đáp ứng được hai điều kiện ấy thì không thể không có Giáo Hội
Công Giáo Tông Truyền do Đức Giê Su Ki Tô thiết lập. Sau khi chấp nhận lời
tuyên xưng của Thánh Phê Rô, Chúa Giê Su phán: “Simon con Giona, ngươi có phước
đó vì chẳng phải thịt và huyết bày tỏ cho ngươi đâu bèn là Cha Ta ở trên trời vậy.
Còn Ta lại bảo ngươi rằng: Ngươi là Phê Rô, Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên vầng đá
này, Cửa Hỏa Ngục cũng chẳng thắng được nó. Ta sẽ giao chìa khóa Nước Trời cho
ngươi. Điều gì ngươi cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc. Điều gì
ngươi cởi mở dưới đất thì trên trời cũng cởi mở” (Mt 16, 17 -19)
Đức Ki Tô chỉ trao chìa
khóa Nước Trời cùng với năng quyền tuyệt đối cho một mình Thánh Phê Rô, vị giáo
hoàng tương lai. Điều này hẳn nhiên là phải có mục đích của nó. Vậy mục đích ấy
là gì nếu chẳng phải là để bảo đảm con đường đi sâu vào nội tâm nơi hiện hữu của Nước Trời mầu nhiệm hay sao
? “Người Pharisi hỏi Chúa Giê Su về Nước ĐCT chừng nào đến thì Ngài đáp: Nước
ĐCT không đến cách mắt thấy được. Người ta cũng sẽ không nói được: Đây này hay
đó kia vì này Nước ĐCT ở trong các ngươi” (Lc 17, 20 -21).
Không thể nói đây này hay
đó kia bởi vì Nước Trời là một Thực Tại Tâm sâu kín, ngôn ngữ không cách chi diễn
tả được. Với một Thực Tại Tâm như thế thì không thể nhận biết bằng Lý Trí mà cần
có lòng tin cùng với lòng ăn năn sám hối tội mình. Thế nhưng làm sao để có được
lòng tin và sự sám hối ăn năn nếu không có giáo hội cùng với các Bí Tích? Chính
Đức Ki Tô đã thiết lập nên các Bí Tích với
mục đích để cho các tín hữu có thể phát khởi cũng như duy trì đức tin của mình.
Nói đến giáo hội tức Hội Thánh Chúa thì không thể không nói đến thiên chức Linh Mục, đó là điều hết sức phi lý. Tại sao? Bởi vì Linh Mục chính là một…Ki Tô Khác (Alter Christus). Chỉ với tư cách của… Ki Tô Khác như thế, các Linh Mục mới có quyền ban các Bí Tích. Mặt khác quyền ấy hoàn toàn không phải do tài năng hay đức độ nhưng là bởi Đức Ki Tô: “ Chẳng phải các ngươi đã chọn Ta bèn là Ta đã lựa chọn và lập các ngươi để các ngươi đi mà kết quả và hoa trái các ngươi còn luôn” (Ga 15, 16 )
Mặt khác các Linh Mục chỉ
có thể thể hiện chức năng của mình một khi được sai đi và sự sai đi ấy phát xuất
từ chính Đức Ki Tô, Ngài cũng đã được sai đi bởi Cha: “Như Cha đã sai Con đến
thế gian thì Con cũng sai họ đến thế gian. Con vì họ đã biệt ra Thánh hầu cho họ
cũng nhân lẽ thật mà được nên Thánh vậy” (Ga 17, 18 -19).
Đạo Công giáo là con đường
Nên Thánh và con đường này chỉ có thể thông qua giáo hội hiểu như Thân Mầu Nhiệm
Chúa Ki Tô: “Ta là cây nho, các ngươi là cành (nhánh). Ai cứ ở trong Ta và Ta ở
trong họ thì nấy kết quả nhiều vì ngoài Ta các ngươi không thể làm chi được. Nếu
ai chẳng cứ ở trong Ta thì bị ném ra như nhánh kia khô héo. Rồi người ta lượm lấy
quăng vào lửa mà đốt đi” (Ga 15, 5 -6).
Ở trong Chúa có nghĩa là…ở
trong đường lối của Ngài: “Ta là đường là sự thật và là sự sống. Không ai đến
được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6). Sở dĩ Đức Ki Tô cần khẳng định mình
là con đường duy nhất đến với Đấng Cha bởi
vì Đấng ấy… nội tại trong mỗi người. Cũng chính là với Đấng Thiên Chúa nội tại
như thế, giáo hội Công giáo trước đây mới có lời xác tín: “Ngoài Hội Thánh
không có Ơn Cứu Độ” (Extra Ecclesiam
nulla Salus )
Sao có thể nói: Ngoài Hội
Thánh không có Ơn Cứu Độ? Bởi vì Hội Thánh chính là Dân Riêng đặt lòng tin nơi
Thiên Chúa ở nơi chính mình nhờ Đức Giê Su Ki Tô: “Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng
ngươi và ở trong lòng ngươi tức là Đạo Đức Tin mà chúng tôi rao giảng đây. Vậy
nếu ngươi thừa nhận Giê Su là Cứu Chúa và lòng ngươi tin ĐCT đã khiến Ngài từ kẻ
chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu” (Rm 10, 6 -9).
Nhờ Đức Giê Su Ki Tô,
chúng ta được làm hòa với Đấng ở nơi mình đó là toàn bộ Con Đường Cứu Độ và con
đường này chỉ có thể thực hiện bằng con đường Bỏ Mình theo Chúa: “Ai muốn theo
Ta thì hãy từ bỏ mình, hàng ngày vác thập tự giá mình mà theo. Vì hễ ai muốn cứu
mạng sống mình thì sẽ mất. Còn ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì sẽ tìm lại
được. Bởi chưng được lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì?”
(Lc 9, 23 -25 ).
Lời Chúa là lời chân thật
và cũng chính nhờ tin tưởng như thế mà đã có biết bao con người được cứu thoát
khỏi nanh vuốt của Sa Tan, đứa lừa dối, có lần đã bị Chúa Giê Su vạch mặt chỉ
tên. Chúa Giê Su nói với những người Do Thái tỏ ý không tin Ngài: “Các ngươi ra
từ cha các ngươi là ma quỷ và các ngươi muốn làm theo tư dục của cha các ngươi. Từ ban đầu nó là kẻ
giết người chẳng đứng trong lẽ thật vì trong nó không có lẽ thật đâu, khi nó
nói dối thì tự mình nó nói vì nó vốn là kẻ nói dối cũng là cha của sự ấy” (Ga
8, 44).
Từ ban đầu Sa Tan đã là kẻ
dối trá khi cám dỗ Eva: “Hai người chẳng có chết đâu nhưng ĐCT biết rằng hễ
ngày nào hai người ăn trái cây đó mắt mình mở ra sẽ như ĐCT biết điều thiện, điều
ác” (St 3, 4 -5). Sự lừa dối và nghe
theo của Eva cuối cùng cả hai đã bị đuổi
ra khỏi Vườn Địa Đàng và sẽ không bao giờ có ngày trở lại nếu không trải qua một
cuộc chiến cam go do Người Nữ Maria lãnh đạo: “Ta sẽ làm cho mày cùng cùng Người
Nữ. Dòng dõi mày cùng dòng dõi Người Nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu
mày còn mày thì sẽ rình cắn gót chân Người” (St 3, 15).
Người Nữ chính là Đức
Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội còn con rắn tượng trưng cho Lý Trí Phân Biệt. Cuộc
chiến giữa Người Nữ Maria và rắn Sa Tan tượng trưng cho Lý Trí đã diễn ra sau khi nguyên tổ bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng.
Tuy nhiên cuộc chiến ấy chỉ mới thực sự bắt đầu với sự ra đời của Đấng Cứu Thế
Giê Su. Trước khi ra công khai giảng đạo, Chúa Giê Su đã trải qua ba cơn cám dỗ của Sa Tan về thực
phẩm trần gian về quyền lực và về vinh hoa thế tục. Chúa Giê Su đã chiến thắng
cả ba cơn cám dỗ ấy và vì thế Ngài đã trở nên căn nguyên Ơn Cứu Chuộc. Nếu
Chúa Giê Su còn bị Sa Tan cám dỗ nặng nề
như thế thì giáo hội của Ngài làm sao có thể tránh thoát ?
Thực tế giáo hội trải suốt hai ngàn năm đã phải chống đỡ với biết bao cơn sóng gió bão bùng nhưng không có cơn cám dỗ nào dữ dội cho bằng nạn Tục Hóa đã tác động vào Công Đồng Vatican II qua chủ trương Đại Kết. Thực vậy, với Đại Kết, giáo hội đã không còn là Dân Riêng Thiên Chúa để đi đến chỗ thỏa hiệp với thế gian hầu xây dựng một thứ Nước Trời…ảo tưởng: “Loan báo Tin Mừng cũng là một thành phần của công trình giải thoát. Nội dung của nó à Nước Thiên Chúa đã đến, đến cho người nghèo khổ và bị áp bức. Nền tảng của nó là các mối phúc. Nước Thiên Chúa này ở ngay giữa thế gian khi người nghèo không còn nghèo, người bị áp bức thoát ách khốn khổ” (Đgm Phao Lô Bùi Văn Đọc và các linh mục khác – Đức Ki Tô Hôm Qua, Hôm Nay và Mãi Mãi ).
Với sự thỏa hiệp với thế
gian như thế, số phận của giáo hội sẽ ra sao trong ngày chung thẩm? “Vì ngày thạnh
nộ lớn của Ngài đã đến, ai có thể đứng nổi? (Kh 6, 17 )./.
Phùng Văn
Hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét