Dễ dàng nổi nóng hãy cẩn thận bệnh gan
Mộc
Lan•Thứ Sáu, 22/04/2022
Trong cuộc sống, có nhiều
người quả thật rất dễ nổi nóng, phát hỏa. Trong đó, một số người là sau khi bị
bệnh thì tâm tính đột nhiên thay đổi, cũng có một số người là do gặp chuyện
kích động nào đó, cũng có những người hễ gặp chuyện không vừa ý, dù là nhỏ nhặt
cũng rất dễ nổi nóng. Có thể những người này nghĩ rằng họ rất khỏe mạnh, kiểm
tra sức khỏe cũng không có vấn đề gì lớn, tuy nhiên theo quan điểm của Trung y,
họ hẳn là đã mắc bệnh.
Người hay nổi nóng có thể
nghĩ rằng mình khỏe mạnh, kiểm tra sức khỏe không có bệnh, nhưng theo quan điểm
của Trung Y, họ hẳn là có bệnh. (Ảnh: Pixel-Shot/ Shutterstock)
Tính tình nóng nảy vô cớ,
dễ tức giận, không làm chủ được bản thân, phần lớn liên quan đến tạng can.
Ngoài chức năng tiêu hóa, chuyển hóa và giải độc, can trong Trung Y còn bao gồm
một phần chức năng hệ thần kinh và tinh thần, tức là bao gồm chức năng điều hòa
khí cơ (cơ chế khí) và điều hòa cảm xúc. Do vậy, không có gì lạ khi người ta gọi
cơn nóng giận là “động can hỏa”.
1. Tạng can
là gì?
Tạng can là một trong ngũ
tạng của cơ thể, là một tạng thuộc hành mộc. Trong đông y, tạng can chủ sơ tiết,
tàng huyết, chủ cân, và khai khiếu ra mắt. Trong y học hiện đại, tạng can được
gọi là gan. Tạng can trong đông y chứa và lưu giữ được huyết hữu hình, lại có
thể sơ tiết được khí vô hình. Lấy huyết là thể và lấy khí làm dụng. Tính chủ
thăng phát và thích được điều đạt, cần được sơ tiết. Chí là giận, chủ việc mưu
lự và tàng hồn, là nguồn gốc của sự bại cực. Trong chứng tướng hỏa và lưu thông
với phong khí. Đường kinh mạch đi qua âm bộ di chuyển tới bụng dưới và phân bổ ở
hai bên mạng sườn đi lên đỉnh đầu.
2. Các chức
năng của can:
2.1 Can chủ sơ tiết:
Sơ tiết là sự thư thái,
thông xướng, còn gọi là sự “điều đạt”. Can khí chủ sơ tiết giúp cho khí của
các tạng được vận hành dễ dàng thông suốt, thăng giáng được điều hoà. Can khí
sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện bệnh lý, đặc biệt ở tình chí và tiêu hoá:
– Về tình chí: Chí của
can là giận. Can hoả thịnh thì tính nóng, dễ giận, hay cáu gắt.
– Về tiêu hoá: Sự sơ tiết
của can ảnh hưởng đến sự thăng giáng của tỳ vị. Nếu can khí uất kết hay can khí
hoành nghịch có thể thấy các chứng đau mạng sườn, đau thượng vị, ăn kém, ợ hơi,
ợ chua, ỉa lỏng, gọi là chứng “can tỳ bất hoà” hay “can vị bất
hoà”.
2.2 Can chủ tàng huyết:
Tức là tàng trữ và điều
tiết lượng huyết trong cơ thể. Lúc nghỉ ngơi nhu cầu huyết dịch ít thì huyết được
tàng trữ về can. Khi hoạt động can lại bài xuất huyết dự trữ để cung cấp kịp thời
cho cơ thể. Khi chức năng tàng huyết của can bị rối loạn thì sẽ ảnh hưởng đến
các tạng phủ khác và sinh các chứng bệnh như:
– Can huyết hư: thì mặt
vàng môi nhạt, móng không tươi, chóng mặt, tóc rụng, tay chân tê, gân thịt máu
dật, gầy rộc, chất lưỡi nhợt, mạch tế.
– Can huyết ứ: thì sườn
đau như đâm, dưới sườn có khối đầy.
2.3 Các chức
năng khác:
– Can chủ mưu lự: Bệnh
can thì hay nghĩ, hay lo xa, nghĩ vớ vẫn.
– Can là gốc của sự bại cực:
can bệnh thì mệt sức không chịu được khó nhịn.
– Can tàng hồn: hồn
không tàng thì mất ngủ, hay mê, dễ kinh sợ.
– Trong can chứa tướng hoả: hoả
nghịch lên thì đầu chướng, mặt nóng, mắt đỏ, miệng khô đắng.
– Can thông với phong
khí: Can dương cang lên, nhiệt nhiều huyết hư thì có thể sinh phong, xuất
hiện chứng chóng mặt chân tay tê, co giật, lưỡi run.
2.4 Kinh mạch:
Theo bộ vị kinh mạch tuần
hành, có thể xuất hiện các chứng đau ở đỉnh đầu, ngực sườn, bụng dưới chướng
đau tràng nhạc ở cổ, nách sa hòn dái, hòn dái sưng đau.
Những người hay nóng giận
thường gặp 4 tình huống sau:
Can khí uất
kết và can khí hoành nghịch
– Chứng can khí uất kết
là những triệu chứng vì can sơ tiết không kịp, khí cơ không thông lợi mà biểu
hiện ra.
– Chứng can khí hoành nghịch
là chứng do can sơ tiết thái quá, khí cơ hoành nghịch mà biểu hiện ra. Mỗi khi
tình chí uất ức hoặc vì những nguyên nhân khác mà làm cho can mất tính sơ tiết
thì sẽ gây nên 2 chứng này (Thuộc bệnh SNTK do Stress, các bệnh lý gan mật).
Can có tính chủ là thăng
phát, thích điều đạt, cần được sơ tiết, vì mộc vốn tính thẳng, tính muốn vươn
dài, duỗi ra, có hơi chút uất ức (ấm ức), bế tắc thì sẽ không đạt được sự thông
suốt. Những lý do như tình cảm không được toại nguyện, suy nghĩ quá độ, ước
nguyện không đạt được, đều có thể khiến can uất ức khó chịu, can khí thượng nghịch,
sinh ra tức giận.
Chứng trạng biểu hiện ra
là : Tinh thần uất ức thiếu vui, dễ giận, tính nóng, ngực sườn đầy tức hoặc chướng
đau, trong họng có vướng mắc (mai hạch khí), hoặc cổ gáy nổi bướu, tràng nhạc,
ăn uống kém, hay chiêm bao, dễ kinh sợ, 2 vú chướng đau, kinh nguyệt rối loạn,
đau xuống bụng dưới, sườn bụng có khối cứng, mạch huyền.
– Chứng can khí uất kết:
uất ức không vui, ngực sườn tức đầy.
– Chứng can khí hoành nghịch:
dễ giận, 2 sườn chướng đau, hoặc đau xuống bụng dưới, hay chiêm bao, dễ kinh sợ.
Về điều trị thì có thể
dùng ‘thanh can đạt uất thang’. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn điều trị của thầy
thuốc thì cần học cách điều hòa tính khí của bản thân, học thiền định có thể sẽ
giúp ích được nhiều đối với trường hợp này.
Người mẫu, diễn viên
Victoria Ledwidge tập bài thiền định và thực hành nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”.
(Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.)
Can đởm hỏa vượng
Người bị can khí uất kết
lâu ngày sẽ dễ sinh hỏa, có người do uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ cay khiến
can đởm hỏa vượng. Do đó, ngoài các biểu hiện của can khí uất kết, những người
này còn có các triệu chứng khác như: nhức đầu, người bứt rứt, dễ cáu gắt, mặt đỏ,
mắt đỏ, miệng khô và đắng, táo bón, ù tai, ngủ ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi dày, vàng,
mạch phù huyền, sác.
Về điều trị, có thể dùng
‘long đởm tả can thang’ để nhuận tràng và thanh nhiệt gan mật.
Tỳ hư can vượng
Nguyên nhân chính là do
can uất khí trệ, can khí lấn tỳ thổ, tỳ mất sự kiện vận, hoặc do tỳ hư thấp tà
ấp ủ, làm cho thổ ủng tắc. Mộc bị uất, dẫn đến công năng của hai tạng can và tỳ
không điều hòa mà sinh bệnh. Bệnh phần nhiều do uất ức, cáu giận làm tổn hại đến
can, dẫn đến ăn uống kém, mệt nhọc, tư lự quá độ làm tổn thương tỳ mà sinh ra bệnh.
Tỳ thuộc hành thổ, can
thuộc hành mộc, theo nguyên lý ngũ hành thì mộc sẽ khắc chế thổ. Thông thường,
tỳ thổ phụ thuộc vào sự điều hòa nhịp nhàng của khí cơ can mộc, để duy trì sự vận
chuyển và chuyển hóa bình thường. Nếu can mộc quá vượng hoặc tỳ thổ vốn yếu hơn
dẫn đến hiện tượng tỳ hư can vượng, mộc khắc chế thổ.
Biểu hiện: Bệnh nhân hay thở dài, tinh thần ức chế,
ngực sườn trướng đầy đau, hay thở dài, hoặc tâm phiền dễ cáu giận, miệng đắng họng
khô, ăn uống kém, bụng trướng đầy, đại tiện phân nhão, sôi bụng, hay trung tiện,
hoặc đau bụng tiêu chảy, rêu lưỡi trắng hoặc nhớt, mạch huyền.
Về điều trị nên dùng
‘hương sa lục quân thang’ trị đau nhức, tiêu chảy,… để giúp sinh thổ, trấn áp mộc.
Trên lâm sàng, có rất nhiều bệnh nhân mắc chứng “đại tràng kích táo”, thường là
do nhân tố tinh thần, buồn bực mà ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, cũng nên điều
trị theo hướng này.
Can thận âm
hư
Chứng can thận âm hư là
những triệu chứng vì 2 tạng can thận âm dịch không đủ mà gây ra. Người tuổi già
thận suy, người bệnh lâu không khỏi, người tình chí không thoải mái, phòng thất,
lao thương đều có thể gây ra chứng này.
Tạng thận thuộc hành thủy.
Trung Y cho rằng can và thận có nguồn gốc như nhau, nếu thận âm bất túc thì thận
thủy không sinh ra được can mộc, do đó có các triệu chứng như choáng váng, tai
vù, hay quên, mất ngủ, họng khô, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt,
đau 2 bên mạng sườn, eo lưng, đầu gối mỏi đau. Nam giới di tinh, nữ giới kinh
ít. Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Về điều trị có thể dùng
‘kỷ cúc địa hoàng hoàn thang’ để bổ can thận.
Tính tình hòa nhã đương
nhiên có lợi cho sức khỏe. (Ảnh: Shutterstock)
Không ai thích kết thân với
người hay nổi nóng, càng không ai muốn trở thành người dễ nổi nóng. Người hay nổi
nóng thực ra cũng có nỗi khổ riêng, ngoài “thói quen” đã ăn sâu, còn có thể do
sức khỏe kém, gặp nhiều chuyện không vừa ý. Muốn hết tính khí xấu thì phải thân
tâm hòa hợp, không những cần tu tâm dưỡng tính, khi có những khó chịu khác
trong cơ thể, nên nhờ bác sĩ giúp đỡ để chăm sóc cho sức khỏe tốt hơn.
Tính tình hòa nhã, tự
nhiên có lợi cho sức khỏe, cũng như vậy, sức khỏe tốt thì sẽ bớt nóng nảy, quả
là một vòng tuần hoàn tốt đẹp! Tính tình tốt, người xung quanh đều cảm nhận được,
cuộc sống gia đình nhất định hạnh phúc ấm êm, công việc làm ăn nhất định phát đạt,
có như vậy mới gọi là cuộc sống đầy đủ, sung túc.
Mộc Lan (t/h)
Lưu ý: Các bài thuốc nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, khi
nhận thấy có các triệu chứng tương tự, cần đến thầy thuốc khám bệnh để được tư
vấn chuẩn xác hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét