Thứ Hai, 11 tháng 4, 2022

Những bộ phận dễ gặp chấn thương khi chơi thể thao

 Thứ tư, 6/4/2022, VnExpress.net

Những  bộ  phận  dễ  gặp  chấn  thương  khi  chơi  thể  thao

Người chơi thể thao thường gặp chấn thương ở vùng khuỷu tay, vai, đầu gối, số ít có thể xảy ra ở vùng đầu, ngón tay.

Với vận động viên dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư khi chơi thể thao, chấn thương là điều khó tránh khỏi. Chấn thương thể thao được chia làm hai loại, bao gồm: Chấn thương cấp tính là hậu quả của một sự cố hoặc tai nạn dẫn đến các triệu chứng đáng chú ý. Chấn thương mạn tính có thể do chơi thể thao quá sức, tình trạng này có các dấu hiệu khó nhận biết hơn và diễn ra âm thầm theo thời gian.

Chấn thương thể thao có thể do tai nạn, va đập, tập luyện kém, thiết bị không phù hợp, thiếu điều hòa hoặc khởi động không đủ và căng cơ. Hiện tượng thường gặp là bong gân và căng cơ, rách dây chằng và gân, trật khớp, gãy xương và chấn thương đầu. Không chỉ các khớp mà bất kỳ bộ phận nào của cơ thể cũng có thể bị thương khi chơi thể thao.

Chấn thương cổ tay thường gặp ở người chơi thể thao. Ảnh: Freeepik

Chấn thương cổ tay thường gặp ở người chơi thể thao. Ảnh: Freeepik

Dưới đây là một số chấn thương phổ biến cho các bộ phận khác nhau.

Đầu

Chấn thương đầu trong thể thao phổ biến nhất là chấn thương sọ não, có thể do một cú đánh vào đầu, va chạm hoặc rung lắc dữ dội. Chấn thương sọ não ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Các chấn động lặp đi lặp lại có thể gây ra các vấn đề lâu dài với trí nhớ và chức năng điều hành của não.

Vai

Vấn đề về vai phổ biến nhất là viêm hoặc rách, chấn thương khớp xoay, gân xoay. Rách gân cơ xoay hoặc viêm sẽ gây ra chứng đau vai cấp tính và mạn tính làm hạn chế sự vận động của vai. Tương tự, vận động quá sức khiến dây chằng và bao khớp vai tổn thương, rách và khớp lỏng lẻo dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội.

Khuỷu tay

Viêm bìu bên (khuỷu tay quần vợt) và viêm bìu giữa (khuỷu tay của người chơi gôn), là những vấn đề phổ biến nhất liên quan đến thể thao của khớp khuỷu tay.

Cổ tay

Gãy xương cổ tay là một trong những loại xương phổ biến nhất ở các vận động viên. Ví dụ, tay tiếp đất từ một cú ngã có thể dẫn đến gãy xương cổ tay cần được điều trị.

Môn thể thao nào cũng có nguy cơ gây chấn thương. Ảnh: Shutterstock

Môn thể thao nào cũng có nguy cơ gây chấn thương. Ảnh: Shutterstock

Ngón tay

Trật khớp ngón tay và sưng ngón tay là tình trạng phổ biến, đặc biệt là trong các môn thể thao bóng như bóng rổ và bóng đá.

Xương sống

Căng cơ lưng cho đến nay là chấn thương cột sống phổ biến nhất ở vận động viên hay người chơi thể thao không chuyên. Chấn thương cột sống khiến người chơi lo lắng đến những vấn đề nghiêm trọng do các cơ sẽ đau rất nặng và kéo dài.

Hông và háng

Người chơi thể thao thường gặp các vấn đề về hông do căng cơ như áp lực cơ đùi, rách gân. Chấn thương phổ biến nhất là căng cơ háng.

Đùi

Căng, kéo hoặc rách cơ có thể xảy ra ở gân kheo, cơ tứ đầu và cơ phụ ở đùi khi chơi nhiều môn thể thao khác nhau. Cơ gân và cơ tứ đầu đặc biệt có nguy cơ chấn thương trong các hoạt động tốc độ cao như điền kinh, bóng đá, bóng rổ và bóng đá. Tổn thương xảy ra khi cơ bị kéo căng quá giới hạn, làm rách các sợi cơ.

Đầu gối

Đau trước đầu gối, còn được gọi là hội chứng đau xương bánh chè, là tình trạng kích thích sụn ở mặt dưới của xương bánh chè gây đau và nghiến quanh xương bánh chè. Các bài tập trị liệu thường được sử dụng để điều trị chấn thương đầu gối.

Mắt cá

Cho đến nay, bong gân mắt cá chân là chấn thương phổ biến nhất của khớp cổ chân. Tình trạng bong gân mắt cá chân thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Phục hồi chức năng triệt để sau chấn thương có thể giúp ngăn ngừa việc tái tạo khớp mắt cá chân.

Bàn chân

Viêm gân bàn chân liên quan đến sự kích thích của mô dày và dai tạo ra vòm bàn chân. Mô gan bàn chân này có thể bị co lại và gây đau đớn, dẫn đến khó bước đi bằng gót chân.

Chấn thương thể thao rất phổ biến, tuy nhiên tùy vào mức độ chấn thương người chơi thể thao có thể điều trị tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ. Các chuyên gia khuyến cáo nếu chấn thương không được cải thiện với các bước điều trị đơn giản hoặc nếu tình trạng trở nên trầm trọng hơn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có đánh giá chuẩn xác.

Anh Chi (Theo VeryWellHealth)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét