TẠI SAO LÀ DẦU CAM TÙNG?
Fri,
15/04/2022 - Trầm Thiên Thu
Cam tùng là một loại dầu
rất đắt tiền, nhưng nó cũng có tính biểu tượng liên quan sách Diễm Ca.
Trong những ngày sắp đến
Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Chúa Giêsu, Ngài đến làng Bêtania. Trong bữa ăn tối
được tổ chức đãi Ngài, một người phụ nữ bước vào, mang theo một bình bạch ngọc
đựng dầu thơm. Cô ấy mở bình và đổ dầu lên Chúa Giêsu,theo cử chỉ truyền thống
là xức dầu. Phúc Âm Thánh Máccô nói rằng đó là một loại dầu đắt tiền, gọi là
“cam tùng.” (Mc 14:3)
Ý nghĩa của việc sử dụng
cam tùng để xức dầu cho Chúa Giêsu là gì?
Trước hết, cam tùng rất đắt
tiền. Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo giải thích:“Dầu cam tùng, một loại thuốc mỡ
vô cùng đắt tiền, được đề cập trong Mc 14:3: ‘Giữa lúc Người dùng bữa, có một
người phụ nữ đến, mang theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất
thứ đắt tiền. Cô đập ra, đổ dầu thơm trên đầu Người.’ (x. Ga 12:1-8) Dầu cam
tùng được đánh giá cao đến mức được giữ trong những chiếc bình bằng bạch ngọc,
và người Ai Cập cho rằng nó vẫn giữ được hương thơm của dầu thậm chí trong nhiều
thế kỷ.”
Dầu cam tùng có thể xuất
xứ từ Ấn Độ, khiến nó trở thành một loại dầu rất hiếm, không dễ gì kiếm được.
Tuy nhiên, có nhiều ý nghĩa về biểu tượng hơn là một loại dầu đắt tiền.
Dầu cam tùng chỉ được đề
cập trong một cuốn sách khác của Kinh Thánh. Nó xuất hiện trong sách Diễm Ca,
được viết dưới dạng thơ tình, bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Trong sách Diễm Ca, người
phụ nữ (đại diện cho chúng ta) đã tự xức cho mình bằng dầu cam tùng khi vị vua,
người yêu của người phụ nữ, đang ngả mình trên chiếc ghế dài: “Lúc quân vương
ngự giữa nội cung, dầu cam tùng của tôi toả hương thơm ngát. Người tôi yêu là
chùm mộc dược nằm gọn trên ngực tôi.” (Dc 1:12-13)
Trong bối cảnh này, có thể
dễ dàng nhận thấy người phụ nữ ở Bêtania đã đại diện cho người phụ nữ trong
sách Diễm Ca và xức dầu Chúa Giêsu yêu dấu của cô ấy.Tên phụ nữ này KHÔNG được
đề cập trong các Phúc Âm Thánh Mátthêu, Thánh Máccô và Thánh Luca, nhưng được
Thánh Gioan NÓI RÕ là Maria, em của Mácta và chị của Ladarô.
Tác giả Dom Prosper
Gueranger xác nhận bài việc đề cập “dầu cam tùng quý giá là biểu tượng của tình
yêu rộng lượng và nhân hậu.”
Khi đọc đoạn Tin Mừng
này, chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của người phụ nữ Bêtania và tự hỏi xem
chính mình có yêu Chúa Giêsu nhiều như cô ấy hay không?
Tất cả mọi thứ được đề cập
trong các Phúc Âm đều có lý do, mặc dù ban đầu chúng ta có thể không hiểu,
nhưng khi tìm hiểu sâu hơn thì chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa với nhiều cấp độ.
PHILIP KOSLOSKI
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ
từ Aleteia.org)
Tuần Thánh – 2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét