Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

HÔN NHÂN KITÔ GIÁO VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

 

HÔN  NHÂN  KITÔ  GIÁO  VÀ  KẾ  HOẠCH  HOÁ  GIA  ĐÌNH

By Charles E. Curran

Chuyển ngữ do Lm Trần Mạnh Hùng và nhóm dịch thuật của Học Viện

DCCT đảm trách.


Tôi là một nhà thần học luân lý. Tôi dạy trong chủng viện. Có nhiều đêm tôi trằn trọc không ngủ được. Những vấn nạn, những nghi ngờ về giáo huấn của Giáo Hội trong việc điều hoà sinh sản cứ kéo nhau đến trong tâm  trí tôi. Mỗi lần tôi tâm sự với các linh mục về điều đó, các ngài đều luôn đưa ra những vấn đề tương tự như thế. Tại sao việc điều hoà sinh sản là sai? Chúng ta sẽ phải nói gì với các hối nhân của chúng ta đây?

Tôi nghĩ đến một cặp vợ chồng trẻ mà tôi biết. Họ có chín đứa con và sống bằng đồng lương giáo viên của mình. Sau khi họ sinh đứa con thứ tư, một linh mục đã nói với họ rằng, họ không còn lý do nào nữa để thực hiện phương pháp tiết dục định kỳ. Ngài khuyên họ nên cách ly nhau. Thế nhưng họ là vợ chồng của nhau.

Một ngày kia, họ đến và nói với tôi rằng, đêm qua họ đã cùng nhau trao đổi trong việc ái ânmặn nồng, cả hai đều căng thẳng, và người chồng trong khi khoái cảm dâng cao đã xuất tinh ra ngoài. Và họ cùng khóc.

Tôi thiết nghĩ, phần lớn, thái độ của người Công Giáo về việc điều hoà sinh sản là một thái độ tiêu cực hoàn toàn; và có nhiều người Công Giáo cũng đã có một quan niệm tiêu cực chẳng kém về đời sống hôn nhân Ki-tô giáo. Vì đối với họ, hôn nhân có nghĩa là không ly dị, không ngoại tình, không điều hoà sinh sản và phải theo chu kỳ (kinh nguyệt). Vâng, thế thì hôn nhân Ki-tô giáo là gì? Trước tiên, hôn nhân là một bí tích, và bí tích là một cuộc gặp gỡ, là một sự kết hiệp với Đức Ki-tô và Thiên Chúa. Bảy bí tích là bảy cách thế khác nhau, qua đó chúng ta được tiếp xúc với Thiên Chúa. Nơi Bí tích Thanh Tẩy, chúng ta gặp được Cha trên trời của chúng ta, qua Đức Ki-tô, người anh cả của chúng ta. Nơi Bí tích Hoà Giải, tội nhân nghiệm thấy tình yêu và lòng xót thương tha thứ của Cha. Nơi Bí tích Truyền Chức, con người được thông chia chức tư tế duy nhất của Đức Ki-tô-Đấng trung gian của Giao ước mới. Còn nơi Bí tích Hôn Nhân, dưới khía cạnh nào thì người chồng và người vợ sẽ được tiếp xúc với Thiên Chúa?

1

. Hôn Nhân Kitô Giáo và Kế Hoạch Hóa Gia Đình – “Christian Marriage and Family Planning” by Charles E. Curran, Christian Morality Today (Indiana: Fides Publishers, 1966), pp. 47-64. Chuyển ngữ do Lm Trần Mạnh Hùng và nhóm dịch thuật của Học Viện DCCT VN đảm trách.

2

Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người là một giao ước, một khế ước, giống như khế ước hôn nhân. Cựu Ước là một câu chuyện tình của Thiên Chúa, Đấng luôn trung tín với giao ước Người đã lập với Ít-ra-en. Lòng trung tín và yêu thương của Thiên Chúa đã đạt đến điểm cao tột đỉnh trong việc Người ban tặng Con Một của Người để cứu độ thế gian và để thiết lập giao ước mới - giao ước tình yêu vĩnh cửu giữa Thiên Chúa và con người.

Trong hôn nhân Ki-tô giáo, tình yêu mà người chồng và người vợ trao cho nhau đều thông chia và tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người. Lời “thưa vâng” mà vợ chồng trao cho nhau, cũng chính là lời “xin vâng” của họ đối với tình yêu Thiên Chúa. Thánh Phao-lô bảo: chồng yêu thương vợ giống như Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh của mình, và vợ yêu thương chồng giống như Hội Thánh yêu mến Đức Ki-tô - vị Hôn Phu của mình.

Như tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người, tình yêu của vợ chồng dành cho nhau cũng như thế, nó dồi dào, sáng tạo và phát sinh sự sống. Mỗi đứa con mà họ sinh ra là dấu chỉ vĩnh hằng của tặng phẩm tình yêu mà họ trao cho nhau. Tình yêu hỗ tương này tạo nên một mái trường mà nơi đó đứa trẻ được giáo dục và phát triển đời sống tự nhiên và siêu nhiên của mình; đồng thời, tình yêu hỗ tương giữa vợ chồng cũng nuôi dưỡng sự hiệp thông của họ với Thiên Chúa. Với cách thức suy nghĩ như vậy, có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng hơn để hiểu tại sao Giáo Hội luôn nhấnmạnh rằng tình yêu hôn nhân phải nhắm đến việc phục vụ cho sự sinh sản dồi dào.

Thánh Kinh thuật lại một câu chuyện tương tự như thế về hôn nhân. Trình thuật cổ xưa về việc sáng tạo trong sách Sáng Thế (có hai trình thuật) chỉ đề cập đến khía cạnh hỗ tương và tình yêu của mối tương quan giữa A-đam và E-và. Trình thuật muộn hơn lại nhấn mạnh đến phúc lành của việc sinh sôi nảy nở được ban tặng cho A-đam và E-và, để nhờ họ mà mọi người có mặt trên mặt đất. Thánh Kinh cũng như Bí tích Hôn Nhân đều cho ta thấy rằng hôn nhân là sự hiệp nhất tình yêu trong việc phục vụ sự sống. Một vài người có thể phản đối và cho rằng, việc luận xét hôn nhân như thế thì thật quá lý thuyết, quá lý tưởng, quá thiêng liêng, đó là kiểu suy tư của một nhà thơ hay một nhà thần học có đời sống khiết tịnh. Nhưng tôi tin rằng, có nhiều đôi vợ chồng hiện nay đang sống đời hôn nhân theo đường lối chính đáng này.

Đối với vợ chồng, sự thánh thiện của họ hệ tại ở tình yêu thương nhau và sự dâng hiến cho nhau và cho gia đình. Thánh thiện không đồng nghĩa với “trốn tránh thế gian”. Đối với những người lập gia đình, sự thánh thiện hệ tại ở việc hằng ngày họ noi gương Chúa Ki-tô, Đấng đã ban sự sống của Ngài cho kẻ khác. Một khi vợ chồng yêu thương nhau, và yêu mến gia đình của họ không có nghĩa là họ ít yêu mến Thiên Chúa. Không phải chính Đức Ki-tô đã hoàn toàn hiến dâng chính mình Ngài cho Chúa Cha và cho nhân loại qua cùng một thể thức và một hành động hiến tế duy nhất ấy sao?

3  

Tình yêu là nền tảng của hôn nhân, vậy mà các thần học gia lại nói về tình yêu như là một mục đích thứ yếu của hôn nhân. Tuy nhiên, có lẽ vấn đề về các mục đích của hôn nhân và quan hệ hỗ tương giữa vợ chồng hầu như chỉ là vấn đề ngữ nghĩa học. Theo các nhà thần học như Leon Joseph Cardinal Suenens, Benard Haring,

Marc Oralson và Paul Anciaux thì mục đích thiết yếu không nhất thiết là quan trọng hơn hay chiếm lĩnh vị thế cao hơn; nó chỉ đơn giản có nghĩa là đặc biệt hơn.

Có nhiều mối liên kết tình yêu, chẳng hạn như: mối liên kết yêu thương giữa anh chị em với nhau, giữa bạn bè, thậm chí cũng có mối liên kết tình yêu của một nữ tu yêu Chúa Ki-tô, vị Hôn Phu của mình. Như thế, điều gì sẽ giúp ta có thể phân biệt tình yêu hôn nhân với những mối liên kết tình yêu khác? Điều giúp ta phân biệt, đó là: tình yêu hôn nhân thì phục vụ sự sống, đặc biệt là sự sống phát sinh từ sự kết hợp giới tính của hai vợ chồng, như là một cách diễn tả bên ngoài sự kết hợp bên trong của hai tâm hồn họ. Hiến chế về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium et Spes), một cách khôn ngoan, đã tránh sử dụng thuật ngữ mục đích thiết yếu và mục đích thứ yếu.

Thật cũng cần thiết nghiêm túc nói rằng: tính dục là tốt, bởi vì bất cứ những gì do Thiên Chúa tạo nên đều là tốt. Tuy nhiên, thật cũng không thể chối cãi rằng, vào những thời điểm khác nhau của lịch sử Giáo Hội, dưới ảnh hưởng của các nhà lạc giáo, mà các vị này đã tuyên bố rằng tất cả những gì là vật chất, đặc biệt là tính dục, thì đều là xấu cả, làm cho nhiều nhà tư tưởng Ki-tô giáo có cái nhìn bi quan thái quá về tính dục. Chẳng hạn như có một số Giáo Phụ đã liên kết tính dục và khoái lạc tình dục với nguyên tội: thánh John Chrysostom đã nghĩ rằng nếu không phải vì tội nguyên tổ, hẳn Thiên Chúa đã ban phát cho con người một cách thức

khác trong việc sinh sản; còn thánh Augustine lại tin rằng sẽ mắc tội nhẹ khi quan hệ vợ chồng, trừ phi sự quan hệ ấy nhắm đến mục đích là sinh con hay thể theo đúng đòi hòi của người vợ hoặc người chồng mình và chỉ nhằm để giữ anh ấy (hay cô ấy) khỏi rơi vào tội lỗi. Ngày nay, nói chung, Ki-tô hữu đã có một thái độ quân bình và tích cực hơn đối với vấn đề tính dục, mặc dù, ở một vài nơi, những mê tín cổ hũ vẫn còn giữ lấy cái nhìn xưa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng nên nói rõ rằng quà tặng tình yêu mà vợ chồng trao cho nhau trong từng ngày được gói gém một cách đầy đủ ý nghĩa qua hành vi tính dục.

Mối liên kết giữa tính dục và sinh sản thì thật rõ ràng. Tình yêu có thể được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau: một nụ cười, một lời nói, một nụ hôn, một món quà -  nhưng không có hành vi nào khác có thể dẫn đến việc sinh sản ngoài hành vi tính dục. Khi ban cho con người cơ quan sinh dục, hẳn Thiên Chúa đã nhắm đến mục đích sinh sản. Vì thế, tính dục nên được nhìn nhận trong mối tương quan với hôn nhân toàn thể, với sự kết hợp của tình yêu trong việc phục vụ sự sống. Vào những tuần trước khi sinh con, hay những lúc chồng hoặc vợ bị bệnh, tình yêu đòi buộc rằng ở những thời điểm đó không nên có những hành vi diễn tả tính dục, chẳng hạn

như việc giao hợp. Một số người phản đối rằng bất cứ việc kiểm soát hay hạn chế tính dục nào cũng đều phá hủy tính tự phát của tình yêu, thế nhưng mọi bản năng của con người đều phải đạt dưới sự kiểm soát của lý trí.

4.

Tình yêu và những cử chỉ biểu lộ ái ân của nó phải là một sự trao ban thiết thân, chứ không chỉ là do sự thúc đẩy của bản năng. Ngang qua việc làm chủ tình cảm mà tính dục được xem là một thực tại cao cả của tình yêu. Quả thật, chính trong sự thiết thân sâu xa, đặc biệt trong mối tương quan giữa tình yêu và tính dục của con người, mà từ đó giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo đã được bắt nguồn và chúng ta dạy phải biết tiết chế trong đời sống hôn nhân gia đình.

Tiết chế tính dục thì thật cần thiết, vì một lý do thực tế, đó là những cặp vợ chồng Ki-tô giáo chỉ nên đưa vào cuộc đời những đứa con mà họ có thể chăm sóc và giáo dục đàng hoàng thành những Ki-tô hữu chân chính. Cũng vậy, họ không nên có quá nhiều con, vì như thế sẽ gây nguy hại cho sức khỏe, tinh thần, thể lý và tâm lý của họ. Sự sinh sản của con người không đơn thuần theo như khía cạnh sinh học; nó phải luôn là một sự diễn tả tình yêu đích thực. Vì thế, các đôi vợ chồng Ki-tô giáo nên cẩn trọng sắp xếp thời gian thụ thai từ đứa này đến đứa khác sao cho có một khoảng cách phù hợp.

Vậy, một đôi vợ chồng Công Giáo thì nên có mấy đứa con? Hai đứa? bốn đứa? Hay sáu đứa? Chỉ có chồng và vợ, trong cầu nguyện, đối thoại với nhau và với Chúa, mới có thể trả lời được câu hỏi đó, vì chỉ có họ mới có thể quyết định số con cái mà họ ước muốn cho chào đời mà thôi. Không một linh mục hay một cha giải tội nào có thể quyết định thay họ. Câu trả lời cho câu hỏi - phải có mấy đứa con - sẽ thay đổi theo mỗi cặp vợ chồng. Sự quảng đại không thể đo lường bằng những con số.

Cùng lúc, trong thực tế, khi tình huống xuất hiện, nó không đơn giản như người ta nói rằng một khi Giáo Hội Công Giáo đã tin vào trách nhiệm làm cha làm mẹ hay tin vào phương pháp điều hòa sinh sản, thì không nên quá tranh cãi về phương pháp hầu đạt tới mục đích thỏa đáng; cứ hình thức nào đơn giản nhất và hiệu quả nhất cho việc áp dụng phương pháp điều hoà sinh sản là cứ sử dụng. Song, giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo lại chống đối việc ngừa thai và phương pháp điều hoà sinh sản nhân tạo, bởi vì nó phá hủy hành vi hôn nhân là sự diễn tả tình yêu duy nhất trong việc phục vụ sự sống. Khi có bất cứ một thứ rào cản nào được đặt giữa chồng và vợ, thì hành vi tính dục không còn biểu trưng cho sự dâng hiến hoàn

toàn của tình yêu. Hành vi ấy không diễn tả trọn vẹn sự dâng hiến bản thân mà vợ chồng trao cho nhau như là tặng phẩm tình yêu. Khi ngừa thai, con người đã thực sự ngăn cản hành vi tính dục, đến nỗi nó không thể đưa đến việc thụ thai. Dĩ nhiên, con người không thể tự mình sinh sản. Sự hiện hữu của sự sống mới là một tặng phẩm của Thiên Chúa. Hành vi duy nhất mà con người có thể làm là mở ra cho việc truyền sinh. Quả thật, trong việc ngừa thai thì người ta đã loại trừ cái khả năng truyền sinh.

5

Con người sử dụng những hiểu biết của mình về những ấn định tự nhiên của Thiên Chúa vào phương pháp tiết dục định ky dành cho người phụ nữ, ấn định tự nhiên ấy là một người phụ nữ chỉ có thể thụ thai trong một giai đoạn ngắn của mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Ngừa thai thì không đòi hỏi phải kiềm chế hay hy sinh. Còn tiết dục định kỳ thì lại đòi hỏi phải hy sinh; chồng và vợ không thể quan hệ bất cứ lúc nào mình muốn. Tuy nhiên, Giáo Hội không kêu gọi hy sinh chỉ vì hy sinh, nhưng hy sinh vì một giá trị cao cả hơn. Tình yêu là giá trị cao nhất trong bất cứ cuộc hôn

nhân nào, và việc hy sinh một chút khoái lạc và vui thú là một phần của tặng phẩm tình yêu. Não trạng ngừa thai có thể dễ dàng nhốt con người vào trong thế giới của giác quan, mà thế giới của giác quan thì khép lại với bất cứ giá trị nào cao hơn chính nó.

Khổ chế Ki-tô giáo, cho dù nó ở trong hôn nhân hay ngoài hôn nhân, nó cũng không tiêu cực, cũng chẳng khắc kỷ. Khổ chế là sống từng ngày Bí tích Thánh Tẩy của mình, chết đối với mình và sống lại trong sự sống mới. Điều nghịch lý hơn cả của Ki-tô giáo là: chính lúc mất đi là lúc chúng ta tìm thấy, chính lúc cho là lúc chúng ta nhận, chính lúc chết đi là lúc chúng ta sống thật sự. Cây thập giá không chỉ hiện hữu bởi nó hay cho chính nó. Cây thập giá chính là con đường dẫn tới phục sinh.

Bất cứ lúc nào, khi vấn đề điều hoà sinh sản được đề cập đến, qua phương tiện truyền thông đại chúng, qua các nhà bình luận truyền hình hay các nhà báo, thì kết luận cuối cùng vẫn không bao giờ thay đổi, với việc tuyên bố rằng: mọi người đang mong chờ một ngày kia khoa học sẽ cung cấp một loại thuốc ngừa thai với giá rẻ, an toàn, đáng tin và có thể được mọi người ở mọi tôn giáo đều chấp nhận.

Niềm hy vọng này không quá đáng, tuy vậy, chúng ta cũng nên đề phòng chống lại thứ ảo tưởng cho là có những giải pháp đơn giản, dễ dàng cho mọi vấn đề của con người. Thứ phương pháp ngừa thai rẻ và hiệu quả trong các hộc tu của phòng tắm sẽ không bao giờ giải quyết được những vấn đề của hôn nhân. Ki-tô hữu, cách đặc biệt hơn, chúng ta không bao giờ nên đánh mất cái nhìn chân thực này: trong thế giới này, chúng ta là khách hành hương, đang trên hành trình tiến về cõi vĩnh hằng.

Giải pháp tối hậu cho mọi vấn đề của con người, kể cả hôn nhân, đó là thái độ sẵn sàng của Ki-tô hữu đối với việc bắt chước Chúa Ki-tô, Đấng đã hiến dâng sự sống mình cho Cha và cho nhân loại.

Tuy nhiên, có một số Ki-tô hữu dường như mắc phải lỗi ngược lại là trao phó mọi sự trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Thế nhưng, Thiên Chúa lại muốn có sự cộng tác của chúng ta trong công trình xây dựng trời mới đất mới, và vì thế, chúng ta phải sử dụng khoa học và kỹ thuật trong việc phục vụ Nước Thiên Chúa.

Lẽ ra, từ lâu, các tín hữu Công Giáo đã phải nghiên cứu một cách khoa học để có thể áp dụng và thực hiện phương pháp tiết dục định kỳ. Như hiện nay, phương pháp tiết dục định kỳ chỉ mới đang bắt đầu xuất hiện ở Giáo Hội địa phương. Và chúng càng ngày càng được nghiên cứu tới nơi tới chốn, để cuối cùng chúng ta có thể đạt đến một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề điều hoà sinh sản. Nhưng nếu giả như việc ấy có xảy ra đi chăng nữa thì hôn nhân vẫn là sự hiệp nhất tình yêu trong việc phục vụ sự sống. Thập giá của Chúa Ki-tô và sự phục sinh của Người sẽ tiếp tục ngã bóng và chiếu soi ánh sáng của nó trên mỗi cuộc hôn nhân cũng như trên

mỗi nỗ lực của con người.

NHỮNG ÁP DỤNG THỰC TẾ

Trước hết, cha mẹ và thầy cô Công Giáo phải triển khai nơi con cái mình một thái độ tích cực đối với tính dục, và xem nó như một phần của việc giáo dục hôn nhân gia đình. Tương tự như thế, giáo huấn Công Giáo và việc chuẩn bị hôn nhân phải được cân nhắc lại. At nhiên đời sống hôn nhân Ki-tô giáo thì phong phú hơn là chỉ hệ tại ở việc tuân thủ ba điều luật: không ly dị, không ngoại tình và không điều hoà sinh sản. Dựa vào đức khiết tịnh đã được vun đắp trong thời niên thiếu, các cặp đính hôn nên được trợ giúp để hiểu sự cần thiết của việc tiết dục trong hôn nhân.

Thường ai cũng bước vào hôn nhân với những ý định tốt đẹp nhất, song đa số lại không được chuẩn bị cho những vấn đề và những khó khăn mà họ sẽ gặp phải. Một đôi vợ chồng trẻ Công Giáo nên cố gắng tránh những tình trạng nan giải là có năm đứa con trong năm năm, chỉ vì sau đó họ sẽ nhận ra rằng họ không nên có con nữa, mặc dù nhiều năm sau, họ vẫn còn khả năng sinh con.

Một áp dụng thực tế cho những thiếu nữ đã đính hôn, đó là giúp họ ghi lại chu kỳ kinh nguyệt của mình, một năm trước khi kết hôn theo sự hướng dẫn của một y sĩ.

Những hướng dẫn của phòng mạch về phương pháp tiết dục định kỳ không giới hạn chỉ phục vụ cho những bà mẹ và những phụ nữ đã kết hôn, nhưng chúng cần được mở ra cho các thiếu nữ còn độc thân hay đã đính hôn, nhờ đó chúng có thể giúp các cô thu thập và lập biểu đồ. Ghi lại từ 8 đến 13 chu kỳ kinh nguyệt của mình nhằm có thể áp dụng phương pháp tiết dục định kỳ cách hiệu quả nhất. Nếu một cô gái mang thai ngay những tháng đầu khi vừa kết hôn, thì cô ta sẽ có thể không bao giờ có lại cơ hội lập biểu đồ kinh nguyệt của mình cách chính xác nữa.

Thời gian và những phiền phức cộng với việc chuẩn bị thực hiện phương pháp định kỳ nên được xem như là một cách diễn tả tình yêu của cô ấy với người chồng tương lai của mình.

Tôi biết rằng hiệu quả của việc sử dụng phương pháp tiết dục định kỳ đã được tranh luận rất sôi nổi trong giới Ki-tô giáo, và đã được Robert G. Potter, Jr. của Đại Học Brown bình luận trong tạp chí “Science” (27/3/1964): Hiệu quả của phương pháp tiết dục định kỳ “đã không được biết cách chính xác và có lẽ sẽ không bao giờ có được sự chính xác, vì những hình thức đa dạng của phương pháp này hệ tại ở việc sử dụng và động lực thúc đẩy việc thực hiện phương pháp này - hay bất cứ phương pháp ngừa thai nào khác - những thay đổi chính yếu phần lớn phụ thuộc

vào đôi vợ chồng ấy có muốn duy trì một khoảng cách trong việc thụ thai hay không, hoặc chỉ đang cố gắng ngăn chặn việc thụ thai vì họ không muốn có con. Cho đến nay, những hướng dẫn trong việc thực hiện phương pháp tiết dục định kỳ thì kém hiệu quả hơn những kỹ thuật như bao cao su hay vòng cao su và thuốc kem giết tinh trùng, nhưng chắc chắn là phương pháp tiết dục định kỳ không phải là vô hiệu quả như người ta đã ám chỉ.” Potter cũng đã trích dẫn những nghiên cứu khoa học khác mà có kết luận tương tự như trên.

Tiến sĩ John Marshall, một bác sĩ người Anh, trong một cuốn sách xuất bản gần đây “The Infertile Period” (Thời kỳ không thụ thai), đã tuyên bố rằng: “Với những con số mà chúng ta có được, đã không đề nghị là việc sử dụng thời kỳ không thụ thai nhằm tránh việc có con thì kém hơn so với các phương pháp ngừa thai khác.”

Tiến sĩ Marshall cũng đã bác bỏ khẳng định cho rằng ở người phụ nữ, việc khao khát quan hệ tính dục mãnh liệt nhất là vào thời kỳ rụng trứng. Thật lý thú để ghi lại đối chiếu giữa những lời tuyên bố thận trọng và trung dung của các nhà khoa học với những quan điểm nông cạn, vội vàng của những người không chuyên môn.

Vậy, riêng đối với những cặp vợ chồng đã kết hôn và gặp phải khó khăn trong việc sinh con có khoảng cách thì sao? Khi những người đó đến xin tôi lời khuyên, tôi thường đưa ra bốn điểm sau:

1. Hai vợ chồng phải nhận ra vị trí cao cả của tình yêu và sự cần thiết trong việc bày tỏ tình yêu của mình bằng mọi cách thế có thể. Trong khi giải tội, tôi thường hỏi người phụ nữ xưng tội rằng, chồng cô thích món tráng miệng nào nhất?

Thường cô ta ngạc nhiên trước câu hỏi đó, và cô ta ngạc nhiên hơn nữa khi tôi hỏi cô có sẵn lòng nướng cho chồng một chiếc bánh mà chồng ưa thích như là việc đền tội của mình không. Một việc đền tội như thế thì hẳn có lợi hơn so với việc lẩm nhẩm vài câu kinh, vì việc làm ấy nhắc nhở người vợ nhớ rằng suốt đời cô ta là sống cho lời thề mà cô đã hứa trong ngày kết hôn. Không phải lúc nào tôi cũng thấy được những kết quả của những việc đền tội như thế này. Nhưng vào một sáng Chúa Nhật kia, một người đàn ông đến chặn tôi ở ngoài nhà thờ để nói rằng, anh ta vừa mới mua cho vợ một máy rửa chén. Anh ta không bao giờ biết sự cực nhọc củ

việc rửa chén là gì cho đến khi tôi ra cho anh một việc đền tội là giúp vợ mình rửa chén.

2. Một cặp vợ chồng thực hiện phương pháp tiết dục định kỳ thì không thể kỳ vọng họ sống như là anh em. Ngay cả các nhà luân lý nghiêm khắc nhất cũng cho phép có “những hành vi vừa phải” giữa hai vợ chồng. Có những lúc, khi họ cảm thấy cần phải diễn tả tình yêu của mình bằng một cách thức tính dục, thì không có nghĩa là họ có ý định muốn quan hệ tính dục trọn vẹn, nhưng chỉ là những cử chỉ âu yếm thân mật như là một sự diễn tả và dấu chỉ tình yêu của họ.

Nếu như chồng đạt đến cực khoái, thì họ cũng không cần phải hoàn tất hành vi đó, nếu họ có những lý do chính đáng vì không muốn có con vào thời gian này, thì điều đó không có tội.

Trong quá khứ, nhiều người Công Giáo đã quá nhấn mạnh đến việc xuất

tinh, một phản ứng thuần tuý máy móc và thể lý. Về mặt luân lý, việc xuất tinh tự nó không tốt cũng không xấu. Tinh trùng xuất ra trong lúc ngủ ban đêm hay trong khi bơi lội, cởi ngựa (một ví dụ điển hình của các nhà luân lý thế kỷ 17). Qua những việc này, tinh trùng xuất ra một cách gián tiếp, nghĩa là hành vi được thực hiện theo một mục đích hợp lý và không đưa đến cực khoái và xuất tinh. Phải chăng thật không hợp lý tí nào khi không cho phép (ngay cả lúc thúc bách) hai vợ chồng bày tỏ tình cảm của mình cho nhau, qua những cử chỉ âu yếm, dẫu biết rằng điều ấy có thể dẫn đến khoái cảm cực độ?

Một lời dạy như thế sẽ có nguy cơ bị lạm dụng, song lời nói ấy nên được

hiểu như thế này là những cặp vợ chồng này không hề muốn hay có ý định quan hệ tính dục trọn vẹn, cũng như không có một sự ưng thuận nào hay một chấp thuận tự nguyện nào trong việc đạt tới cực khoái. Họ chỉ có ý làm những gì mà những nhà luân lý gọi là "những hành vi vừa phải." Để xác định xem tình yêu và lòng chung thủy có phải là những động lực đích thật của họ không, thì đôi vợ chồng ấy phải nhìn lại toàn bộ đời sống hôn nhân của mình. Nếu trong những khía cạnh khác của đời sống uyên ương, họ đang cố gắng sống kết hợp yêu thương trong việc phục vụ sự sống, thì ước muốn tính dục và sự âu yếm họ trao cho nhau chính là sự diễn tả

tình yêu đích thực, không ích kỷ. Một số người sợ rằng những ân ái như thế, đặc biệt những lúc chúng gián tiếp đưa đến cực khoái, thì chúng sẽ tạo sự căng thẳng giữa hai vợ chồng vì chúng không đạt tới tuyệt đỉnh của sự kết hợp trọn vẹn. Ngược lại, khi từ chối mọi ân ái thì vợ chồng dễ có xu hướng xa cách nhau và tìm cách khác để giải tỏa những khuynh hướng tình dục của mình vào những thú vui khác, hay làm việc cần mẫn hơn, hoặc không còn chung thủy với nhau nữa. Qua những hành vi ân ái, họ có thể diễn tả tình cảm của mình cho nhau, mặc dù họ hy sinh việc ân ái trọn vẹn. Quả thật, sự hy sinh này trở nên một phần của tặng phẩm tình yêu mà họ trao cho nhau.

3. Những đôi vợ chồng Ki-tô giáo nên nhắm đến việc ngày càng trưởng

thành hơn trong sự tự chủ. Khổ chế thật cần thiết trong đời sống của mỗi Ki-tô hữu, song khổ chế không phải chỉ là từ bỏ một điều gì đó. Chúng ta từ bỏ một điều tốt vì một điều tốt hơn. Khổ chế dẫn chúng ta đến sự tự do đích thực của con cái Chúa, Đấng không hề cưỡng bách bất cứ một thụ tạo tốt lành nào.

4. Sự trưởng thành trong đời sống thiêng liêng của vợ chồng hệ tại ở chính

việc tiếp xúc với Chúa Ki-tô Phục Sinh trong các bí tích. Chính nơi các bí tích, Kitô hữu nghiệm được ý nghĩa và thực tại của tình yêu đích thực. Nhờ việc tiếp xúc với Chúa Ki-tô qua các bí tích, hai vợ chồng lớn lên trong tình yêu mà họ dành cho nhau và đối với Thiên Chúa.

Tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng, trưởng thành trong sự tự chủ là một tiến trình tiệm tiếm, đặc biệt đối với những đôi vợ chồng quen dùng phương pháp ngừa thai nhân tạo. Những ai đang học để lớn lên trong tình yêu và sự tự chủ thì sẽ gặp một số thất bại, song những hành vi (thất bại) ấy theo chủ quan thì không bị xem là có tội (chúng là thói quen hơn là cố ý). Với điều kiện là đôi vợ chồng ấy đang nỗ lực hoàn thiện thực sự. Cuối cùng, tội không phải là một hành vi bên ngoài, song là một tình trạng bên trong hay là một khuynh hướng được diễn tả qua những hành vi bên ngoài. Các đôi vợ chồng cần phải được lớn lên trong tình yêu và trong sự tự chủ của mình. Điều này không đến với họ ngay lập tức hoặc họ không cầu nguyện

và nỗ lực.

Có nhiều đôi vợ chồng ngày nay mắc phải tội ngừa thai nhân tạo. Tội này

không phải là tội mà truyền thống gọi là Onanism (tội onan), tiêu biểu cho thái độ ích kỷ, hoàn toàn khép lại với việc phục vụ sự sống (Nhiều người thực hành phương pháp ngừa thai nhân tạo ngày nay đã và đang quảng đại phục vụ sự sống).

Thông thường, việc điều hoà sinh sản ngày nay là một dấu chỉ của một khó khăn trong việc hội nhập giới tính con người trong toàn nhân tính.

Các nhà thần học và các linh mục phải quan tâm hơn là chỉ nói bằng môi

miệng về các nguyên tắc luân lý đối với việc làm cha mẹ có bổn phận. Có những lúc, vì sức khõe của bà mẹ và vì lợi ích của gia đình đòi hỏi bà mẹ không được mang thai trong tình cảnh đó. Với những hoàn cảnh chắc chắn như thế thì liều lĩnh mang thai sẽ là một tội ác lớn hơn là việc sử dụng các phương pháp ngừa thai. Sự công bằng và lòng nhân ái đối với người vợ và gia đình phải vượt lên trên đức khiết tịnh và việc làm chủ bản năng tính dục. Mặc dù, ngừa thai nhân tạo, xét theo khách quan, là sai, nhưng nhiều khi, khách quan mà nói, giữa hai cái xấu luân lý thì ngừa thai nhân tạo ít xấu hơn. Các nhà thần học thừa nhận rằng, trong những tình huống như vậy, một cha giải tội có thể khuyên chọn cái ít xấu hơn giữa hai cái xấu (The lesser of two evils).

Có thể thay đổi giáo huấn hiện nay của Giáo Hội về vấn đề điều hoà sinh sản không? Nó có thể thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ thay đổi. Dầu sao đi chăng nữa, thì giáo huấn được chấp nhận trong Giáo Hội ngày nay không trực tiếp là vấn đề đức tin. Có một vài thần học gia, đã chống lại đa số, cho rằng giáo huấn về vấn đề ngừa thai trong Thông điệp Casti Connubii là một vấn đề được xác định là thuộc lãnh vực đức tin. Một số các thần học gia khác lại duy trì đây trực tiếp là vấn đề đức tin, vì phát xuất từ giáo huấn phổ quát của tất cả các giám mục của Giáo Hội. Những khẳng định như thế thật khó chứng minh. Toàn bộ vấn nạn về việc ngừa thai thì khá phức tạp đến nổi khó có thể đưa ra một lời tuyên bố nào

về nó, chứ đừng nói chi đến việc chứng minh. Bất cứ sự hiểu biết nào về tiến trình lịch sử của giáo huấn Giáo Hội trong vấn đề hôn nhân thì đều làm cho người ta thận trọng trước những tranh luận chống lại sự thay đổi dựa trên giáo huấn phổ quát và huấn quyền của Giáo Hội.

Tuy nhiên, trong giáo huấn chính thức của Giáo Hội đã lên án vấn đề ngừa

thai (ví dụ dùng bao cao su ngăn trở hành vi vợ chồng) thì mạnh mẽ và nghiêm trọng hơn việc lên án vấn đề triệt sản (như thắt ống dẫn tinh hoặc cột buồng trứng nhằm ngăn cản khả năng sinh sản). Thuốc ngừa thai chỉ được đề cập đến một lần trong giáo huấn chính thức của Giáo Hội - huấn thị của Đức Giáo Hoàng Piô XII vào tháng 9/1958. Theo Đức Giáo Hoàng, nếu sử dụng những viên thuốc ấy cho việc ngừa thai và không có mục đích trị liệu thì chúng thật trái luân lý. Trong những vấn đề này, người Công Giáo chỉ buộc chấp nhận tuân phục giáo huấn của Giáo Hoàng vì sự vâng phục, chứ không buộc phải tin, trừ phi chứng minh ngược lại.

Các nhà thần học vẫn có quyền đặt vấn đề. Dẫu vậy, chúng ta có trách nhiệm tìm kiếm sự thật và chúng ta mang ơn đối với những bậc cha mẹ Công Giáo đang cố gắng sống đời sống Ki-tô hữu. Sự kiện chính là giáo huấn của Giáo Hoàng về điều hoà sinh sản đặt căn cứ trên luật tự nhiên, đây lại là một lý do thêm vào để các nhà thần học nghiên cứu luật tự nhiên sâu xa hơn và rồi có thể đem áp dụng luật tự nhiên vào những tình huống đặc biệt. Nói chung, việc thảo luận thần học nên được tổ chức trên các tạp chí thần học, nhưng về chủ đề kế hoạch hoá gia đình, điều này đã gây ảnh hưởng rộng lớn trực tiếp trên nhiều người Công Giáo. Cho nên xét ra có vẻ cần thiết để quả quyết với những Ki-tô hữu Công Giáo rằng, các nhà thần học đang đặt những vấn đề và đồng thời họ cũng biểu lộ cho thấy cái ý chung của họ. Song, phải chăng những đôi vợ chồng Công Giáo lại đơn thuần ngồi chờ câu trả lời? Không phải tất cả đều là thế. Hầu hết họ không thể giải quyết các vấn đề thần học, nhưng họ có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với các thần học gia; Vì rốt cuộc, họ chính là những người sống đời sống hôn nhân từ ngày này sang ngày khác dưới sự hướng dẫn và tác động của Chúa Thánh Thần. Các nhà thần học sẽ được lợi ích hơn khi họ được các đôi vợ chồng chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích, những cái nhìn sâu sắc và nguồn cảm hứng của họ trong đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, để cho cuộc đối thoại có kết quả tốt lại phụ thuộc vào sự ràng buộc của cả

đôi bên. Các nhà thần học không nên từ chối nói chuyện với những đôi vợ chồng không hiểu biết thần học, và những đôi vợ chồng ấy không nên gạt bỏ các nguyên tắc thần học, xem đó như là những lời lải nhải của những kẻ không có kinh nghiệm trong bậc sống gia đình.

Những vấn đề mà các nhà thần học ngày nay nêu lên đều quan tâm cách đặc biệt về vấn đề thuốc ngừa thai và ý nghĩa của các nguyên tắc triệt sản trực tiếp.

Dựa theo quan điểm của Đức Giáo Hoàng Piô XII, giáo huấn hiện thời về những vấn đề này liên quan đến hai nguyên tắc thần học: Nguyên tắc toàn phần và hậu quả song đôi. Nguyên tắc toàn phần chủ trương rằng những cơ quan và những bộ phận của cơ thể đều được cấu tạo trực tiếp cho lợi ích của toàn thân; do đó nếu cần thiết để hy sinh một phần của thân thể nhằm bảo vệ toàn thân thì có thể thực hiện.

Vì thế, một cánh tay hay một chân bị nhiễm độc thì vì lợi ích của toàn thân thể, ta có thể cắt bỏ đi.

Các cơ quan sinh sản thì lại mang tính song đôi: chúng là những bộ phận của cơ thể con người, nhưng đồng thời chúng lại mang chức năng xã hội và được tạo nên vì một mục đích khác - sinh sản. Con người có thể can thiệp, khi các cơ quan sinh sản trong khía cạnh riêng biệt của nó đang hoạt động không đúng chức năng, hay đang gây nguy hại cho toàn bộ cơ thể. Ví dụ, một bác sĩ có thể cắt bỏ một tử cung bị ung thư, cho dù hậu quả sau đó là người phụ nữ ấy sẽ không thể có khả năng thụ thai và sinh con được nữa. Một việc làm như thế người ta gọi là triệt sản gián tiếp: việc triệt sản này là hậu quả của hành động giải phẫu, nhưng hậu quả ấy không do chủ ý của bác sĩ. Con người không thể can thiệp, vì lợi ích của toàn thân thể, khi việc sinh sản có lẽ sẽ gây nguy hại cho toàn cơ thể. Ví dụ, nếu việc mang thai gây khó khăn cho tim mà thôi, thì bác sĩ không thể thắt ống dẫn trứng. Một việc làm như thế bị gọi là triệt sản trực tiếp, vì hậu quả của việc triệt sản này là có chủ ý, như thể là cách thế để bảo vệ sức khỏe của bà mẹ. Liên quan đến những trường hợp trên, Đức Piô XII đã nói: “Mối nguy hại chỉ xuất hiện khi hoạt động tính dục tự nguyện dẫn đến việc

mang thai, mà việc mang thai này có thể đe dọa đến những cơ quan suy yếu và bị nhiễm bệnh như đã đề cập trên. Những điều kiện để cho ta được phép cắt bỏ một bộ phận vì lợi ích của toàn thân thể, dựa theo những lý lẽ của nguyên tắc toàn phần không đầy đủ ở đây. Vì thế, về mặt luân lý, thật sự không được phép can thiệp đối với ống dẫn trứng vẫn còn khả năng hoạt động tốt.”

Theo Đức Piô XII: “Bằng việc triệt sản trực tiếp, chúng ta thực hiện một

hành vi mà mục đích của hành vi này là làm mất đi khả năng sinh sản, hành vi này có thể được xem như là một phương tiện hoặc cứu cánh không?” Đức thánh Cha đã công nhận rằng có những lý do hợp lệ để sử dụng thuốc ngừa thai, nhưng ngài nói tiếp “Việc can thiệp trực tiếp, do đó được coi như là triệt sản bất hợp lệ diễn ra khi trứng bị ngăn cản để bảo vệ tử cung và bộ phận sinh sản khỏi những hậu quả của việc thụ thai. Cũng giống như vậy, ta nên cần thiết khước từ quan điểm của một số các bác sĩ và các nhà luân lý cho phép sử dụng thuốc ngừa thai khi mà những dấu chỉ của nghành y khoa cho thấy việc thụ thai sau này có thể gây rắc rối.”

Những cuộc tranh luận chống lại giáo huấn trên chủ yếu đều do các nhà thần học Au Châu khởi xướng. Canon Louis Janssens, người Bỉ, trong tác phẩm Ephemerides Theologicae Lovanienses (tháng 12/1963), đã đưa ra một lối tranh luận khá đặc biệt. Ông nói: nếu thuốc ngừa thai là triệt sản trực tiếp thì phương pháp tiết dục định kỳ cũng là triệt sản trực tiếp. Việc hợp giao vào thời kỳ trứng chưa rụng nhằm mục đích không thể thụ thai. Để phản đối lại cái luận điệu cho rằng nơi những phương pháp tiết dục định kỳ thì không có một sự can thiệp tích cực đối với tự nhiên, so với việc sử dụng thuốc ngừa thai, Canon Louis Janssens đã trả lời như sau: Đối với phương pháp tiết dục định kỳ, thời gian được sử dụng như là một cách thế trong việc tránh thụ thai. Ông đặt câu hỏi: vậy có cái gì khác biệt

nếu như thời gian (time) hoặc không gian (space) được sử dụng để tránh việc ngừa thai? Hơn thế nữa, ông còn khẳng định rằng, phương pháp tiết dục định kỳ liên can đến một sự hủy diệt tự nhiên thậm chí còn lớn hơn là dùng thuốc, vì người phụ nữ sử dụng phương pháp này để hủy trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt của mình (trứng sẽ chết nếu không gặp tinh trùng). Còn thuốc ngừa thai thì không hủy trứng, nhưng nó bảo vệ trứng cho tới khi người phụ nữ ấy muốn trứng đó được thụ tinh.

Louis Dupre, một nhà thần học giáo dân, sinh tại Pháp, tốt nghiệp ở Louvain, và hiện nay đang dạy ở Đại Học Georgetown, trong bài viết in ở tạp chí Gross Currents (mùa đông, 1964), đã nói rằng, luật tự nhiên thì sống động và không bất di bất dịch. Cách đặc biệt, ông đã đặt vấn đề về giá trị của sinh học và yếu tố sinh sản trong hôn nhân. Ông nhấn mạnh, những hành vi cá biệt mà qua đó con người đạt được mục đích của họ thì không phải là tuyệt đối. Và giá trị của việc sinh sản không tồn tại riêng biệt nhưng liên quan đến mọi giá trị khác trong sự phức hợp tổng thể của con người. Theo quan điểm của Dupre, mọi giá trị đều được tương quan hoá bởi mối tương quan của chúng với các giá trị khác. Con người không thể đề cao một giá trị nào đó để rồi hạ thấp những giá trị khác ngang bằng hay thậm chí còn quan trọng hơn.

 Joseph Maria Reuss là một nhà thần học luân lý người Đức và là một giám mục. Trong một bài viết trong Tubinger Theologische Quartalsehrift (tháng 12/1963), ngài đã nhấn mạnh đến mối tương quan cần thiết giữa tình yêu và việc sinh sản. Ngài bảo rằng, tình nghĩa vợ chồng và trách nhiệm làm cha mẹ tương quan hỗ tương với nhau; song, có nhiều khi vợ chồng phải đối diện với một vấn đề nan giải. Chẳng hạn như, vì những lý do chính đáng (sức khỏe, tài chính …, mà vợ chồng không thể có thêm con), nên họ nghĩ rằng thật sai lầm nếu hợp giao với nhau vào thời gian khi trứng đang rụng, và như thế khả năng thụ thai rất khả thi, thế nhưng tình yêu lại đòi phải hợp giao. Nếu phương pháp tiết dục định kỳ không

hiệu quả, thì con người có thể can thiệp vào trật tự sinh học vì lợi ích của toàn thể. Reuss cho rằng, vấn đề làm thế nào để can thiệp (thuốc, giải phẩu…) là vấn đề y khoa chứ không phải là vấn đề luân lý. Giống như Janssens, Reuss chủ trương rằng ngừa thai nhân tạo là sai, bởi vì nó ngăn cản hành vi tính dục phát xuất từ sự diễn tả chân thực của tình yêu. Ngài cũng đồng ý rằng, không nên dùng thuốc ngừa thai nếu phương pháp tiết dục định kỳ có hiệu quả.

13

Nhà thần học Hà Lan, W. Van der Marck, O.P, trong tạp chí Tijdschrift voor Theologie (No. 4, 1963), đã nói rằng, sự có chủ ý là đặc tính phân biệt cuối cùng để biết điều gì đã cấu thành việc triệt sản trực tiếp. Ngài đã so sánh vấn đề triệt sản trực tiếp với vấn đề cấy ghép các bộ phận. Theo truyền thống, các nhà luân lý đã chủ trương rằng con người được phép cắt bỏ một phần thân thể vì hai lý do: cứu chữa thân thể hay là một hình thức để trừng phạt.

Còn vấn đề cấy ghép các bộ phận thì sao? Một số nhà thần học cho rằng việc cấy ghép các bộ phận là sai bởi vì đó làsự cắt bỏ đi một phần thân thể mà không vì mục đích chữa bệnh cũng không vì mục đích trừng phạt. Phần đông, theo quan điểm ngày nay, cho phép việc cấy ghép các bộ phận. Nhất là trong trường hợp cắt một phần thân thể mình với chủ ý rõ rệt nhằm để giúp đỡ người khác. Van der Marck nghĩ rằng có lẽ, một yếu tố thứ ba

nên thêm vào hai phương pháp trên, tức là phương pháp triệt sản trực tiếp và phương pháp tiết dục định kỳ hay còn gọi là liệu pháp, một phương pháp thứ ba đó là sử dụng thuốc ngừa thai như Đức Piô XII đã đề cập đến. Theo Van der Marck, như được chỉ định, việc sử dụng thuốc ngừa thai đó có mục đích điều hoà sinh sản, chứ không phải là triệt sản trực tiếp cũng chẳng phải là để chữa bệnh. Sự thực cho thấy mục đích đã được định rõ ràng (điều hoà sinh sản) còn phương tiện thì lại không như thế (dùng thuốc ngừa thai); cái nguyên tắc mà không thể chấp nhận được đó là: mục đích biện minh cho phương tiện.

Hiện nay, những đề nghị như thế có lẽ không đủ lý chứng hiển nhiên để

người ta nghe theo và thực hiện. Như các nhà khoa học, các nhà thần học liên tục nghiên cứu điều này. Các cuộc thảo luận và các cuộc đối thoại thần học sẽ kiểm chứng tính hợp lý của các cuộc tranh luận nhằm bảo vệ hay chống lại việc sử dụng thuốc ngừa thai. Vì thế, các cuộc tranh luận này dần dần đã trở thành công khai và cuối cùng đã đưa đến vấn đề khái niệm triệt sản trực tiếp. Ngày nay, đa số các nhà thần học ít nhiều cũng đều công nhận rằng cần phải tu chỉnh lại định nghĩa về triệt sản trực tiếp mà Đức Piô XII đã đề ra (Tuy nhiên, có một điều lý thú là đa số các nhà thần học đang khi đưa ra những giải pháp mới đều công nhận rằng việc ngừa thai theo phương pháp nhân tạo là sai, vì việc ngừa thai ấy sẽ đánh mất ý nghĩa và sự diễn tả của việc trao ban trọn vẹn tình yêu. Nhưng dù có đúng như thế thì các nhà thần học này vẫn phải xem xét và đặt vấn đề nhiều hơn nữa về việc cấm ngừa thai).

Ngày nay, các nhà thần học nhìn nhận rằng: giả như trong trường hợp một

phụ nữ đang có nguy cơ bị cưỡng hiếp, thì cô ấy có thể dùng thuốc ngừa thai, vớimục đích là tránh thụ thai. Vì ngừa thai trong trường hợp của cô ấy không phải là ngừa thai tự nguyện, cho nên việc ngừa thai này không phải là sự đảo nghịch của tự nhiên. Một trường hợp khác liên quan đế việc dùng thuốc ngừa thai là người mẹ phải nuôi dưỡng đứa con của mình. Một số nhà khoa học tuyên bố rằng, trong khi người mẹ đang nuôi con của mình, thì trong cơ thể của họ một chức năng tự nhiên sẽ cung cấp nhằm bảo vệ việc thụ thai. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn và trong những căng thẳng của cuộc sống hôm nay, "tự nhiên" không thể luôn luôn thực hiện đúng chức năng của mình. Để điều chỉnh việc này và để bảo đảm cho sự vô sinh theo tự nhiên, người mẹ đang nuôi con có thể dùng thuốc. Một số nhà thần học bảo rằng người phụ nữ có thể dùng thuốc từ sáu đến chín tháng sau khi sinh con. Nhưng điều gì xảy ra cho một bà mẹ, khi bà ta gặp khó khăn hoặc bất khả trong việc nuôi con của mình? Một cách hợp lý, người mẹ ấy nên được phép dung thuốc.

Không có sự thất bại của tự nhiên theo nghĩa trực tiếp và cũng không có

chuyện trực tiếp gây nên sự vô sinh trong khi chính tự nhiên lại "muốn" phụ nữ vô sinh. Nhưng làm thế nào để biết khi nào tự nhiên "muốn" vô sinh? Phải chăng chỉ dựa vào sức khỏe và điều kiện của các cơ quan sinh dục mà thôi hay dựa vào việc thiếu một số yếu tố sinh học mà lẽ ra chúng phải có? Các cơ quan sinh dục không hiện hữu trong chân không. Chúng thuộc về những con người cá biệt, trong những hoàn cảnh đặc thù, vào những thời điểm đặc biệt. Nếu tự nhiên không muốn người phụ nữ mang thai, liệu ta có thể can thiệp với tự nhiên để gây nên sự vô sinh không? Hoặc, một cách đơn giản, vợ chồng phải kiêng cử quan hệ chăn gối? Đức

Piô XII đã xem xét những trường hợp trên, và ngài kết luận rằng nguyên tắc hiệu quả toàn phần không thể áp dụng cho họ được.

Vẫn còn đó một câu hỏi: Tại sao sự trao hiến toàn vẹn thân xác của hành vi vợ chồng lại là một chuẩn mực? Nói chung, các nhà thần học trả lời rằng, theo định nghĩa, hành vi hợp giao giữa vợ chồng là việc đưa tinh trùng vào âm đạo của phụ nữ. Vậy, đâu là chuẩn mực và ý nghĩa của việc duy trì chuẩn mực trên? Thật sự thì chuẩn mực của sự trao hiến trọn vẹn thân xác trong hành vi vợ chồng, được yêu cầu phải kiểm soát hành vi ấy nhằm bảo đảm rằng đó là một sự kết hợp tính dục, là sự diễn tả tình yêu, chứ không phải chỉ chủ yếu tìm kiếm sự thỏa mãn tính dục cách ích kỷ. Song, phải chăng là không có một chuẩn mực riêng tư và chất lượng nào để bảo đảm rằng tính dục là một sự diễn tả tình yêu? Các đôi vợ chồng Ki-tô giáo với một lương tâm ngay thẳng cũng không thể ý thức hết để có quyết định sáng suốt về ý nghĩa của việc kết hợp tính dục thân mật của họ? Đâu là những giá trị khác được bảo tồn bởi chuẩn mực của sự trao hiến toàn vẹn thân xác trong hành vi vợ chồng?

Vẫn còn nhiều luận cứ phức tạp hơn bên dưới những vấn đề tôi nêu ra,

chẳng hạn như khái niệm về luật tự nhiên, bản chất của tính dục con người, những mục tiêu của hôn nhân. Cũng như các chuyên gia y khoa tiếp tục nghiên cứu những hậu quả nguy hại có thể xảy ra của thuốc ngừa thai và tìm kiếm những cách thế để chuẩn đoán chính xác thời gian trứng rụng hoặc ngay cả việc gây nên trứng rụng trước thời kỳ, nên các nhà thần học cũng phải tiếp tục đặt vấn đề và tìm kiếm câu trả lời. Tuy nhiên, nếu không có tính khoa học thì không nên đặt vấn đề, vì đó là mị dân, đánh mất niềm hy vọng.

Có một điều chắc chắn là không có loại thuốc ngừa thai nào hay sự thay đổi nào trong giáo huấn của Giáo Hội có thể mở cổng thiên đàng. Con người sẽ luôn luôn gặp phiền toái, đau khổ, khó khăn và những vấn nạn. Chúng ta là lữ khách đang tiến về trời mới đất mới. Đức Ki-tô là niềm hy vọng của chúng ta. Sự đáp trả tự do của chúng ta đối với tình yêu của Thiên Chúa chính là sống Mầu NhiệmVượt Qua của Chúa Ki-tô, nghĩa là chết đối với bản thân và sống lại trong sự sống mới.

Trong chương này, tôi cố gắng trình bày thật rõ ràng, mạch lạc trong mức độ có thể về những lý luận hợp lý ẩn phía sau giáo huấn của Giáo Hội trong việc điều hoà sinh sản và đồng thời cho thấy những khả năng thay đổi trong giáo huấn của Giáo Hội. Chương năm trình bày một số những tranh luận của các nhà thần học nhằm biện minh cho nhu cầu thay đổi. Chương bảy xét đến khái niệm về luật tự nhiên và quyền giáo huấn của Giáo Hội để cho thấy rằng sự thay đổi trong giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề điều hoà sinh sản sẽ hoàn toàn thích hợp với nhiệm vụ giảng dạy của Giáo Hội. Tôi hy vọng rằng, ba chương này sẽ biểu thị sự tiến triển trong huấn quyền chính thức của Giáo Hội.

Chuyển ngữ do Lm Trần Mạnh Hùng và nhóm dịch thuật Học Viện DCCT. VN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét