Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022

Apr 3, 2022 -Chúa nhật V Mùa Chay năm C -“ Từ nay đừng phạm tội nữa!”

 Apr  3,  2022 -Chúa  nhật  V  Mùa  Chay  năm  C

“ Từ  nay  đừng  phạm  tội  nữa!”


https://canhdongtruyengiao.net/loi-chua/thanh-vinh-dap-ca-chua-nhat-5-mua-chay-c-nhom-thanh-vinh-nauy.html
Các Bạn thân mến,
Mỗi năm đến Muà Chay, gặp lại đoạn Tin Mừng này mình đều bị dị ứng! Dị ứng và cũng lo lắng nhiều nữa! Bởi tội thì ai cũng có, ai cũng phạm tái đi tái lại nhiều lần. Rồi ai cũng đã xưng tội cùng đền tội đầy đủ. Nhưng lời nói:“T nay đừng phạm tội nưã!” nó mới hãi hùng làm sao! Như thể có áp lực vô cùng lớn lao!

Tin Mừng chúa nhật thứ V Mùa Chay năm C này cho chúng tha thấy khi Đức Giesu, Thiên Chúa Ngôi Hai can thiệp vào một sự việc mà không chỉ người Do Thái ngày xưa, mà gần như cả loài người mọi thời đều cho là trọng đại, thì kết quả cũng nhẹ nhàng làm sao!
Đó là vấn đề ngoại tình, là một sự dan díu giữa người đàn ông với người đàn bà về tình cảm hoặc sinh lý khi một trong hai hoạc cả hai đã có khế ước hôn nhân hợp pháp một vợ một chồng với người mình đã chọn. Điều mà nhân loại rất coi trọng, nhưng thời nào, nơi đâu, vấn đề ngoại tình cũng lại thường xẩy ra, nhất là thời nay.
Nhưng trong quá khứ cũng như hiện tại, đã có nhiều người thắc mắc rằng tội ngoại tình thì phải trừng phạt cả người nam và người nữ, vì cả hai cùng đồng tình, cả hai cùng cộng tác với nhau mà! Thậm chí có người còn nghiêm khắc cho rằng tội ngoại tình chủ yếu là bởi người đàn ông, nên họ phải đền tội, phải chịu phạt mới đúng! Nhưng thực tế thời nào người ta cũng chỉ kết án phụ nữ, nên chỉ có phụ nữ phải chịu tội, phải chịu đủ thứ hình phạt nặng nhẹ. Bất công quá phải không các Bạn? Rồi có một giải thích rằng, ngày xưa, bởi các ông nắm toàn quyền hành trong nhà, ngoài xã hội, nên luật lệ đó là do các ông đưa ra để bảo đảm quyền lợi, hạnh phúc gia đình của họ?! Một giải thích khác hợp lý hơn, vì căn cứ trên bản chất tình cảm, tình dục của giới tính, thì cho rằng đối với người đàn ông, chuyện ngoại tình là bình thường, vì phần lớn chỉ là vấn đề giải quyết sinh lý, thỏa mãn tính tò mò, ham của lạ, thích chiếm ngự… dù nhất thời! Không nặng về tình yêu, về trách nhiệm…nên sau đó các ông vẫn trở về bình thường với gia đình, với vợ con, mà các ông có bổn phận. Còn phụ nữ thì khác, phần lớn họ thường yêu caí tài cái đức của đàn ông. Nên họ dễ bị chinh phục, dễ mền lòng trước vẻ đẹp mạnh mẽ, trước thái độ điềm đạm ân cần chu đáo, trước giọng nói ấm áp ngọt êm…Ví thế tình yêu của họ thiên về lý trí, cộng chút lãng mạng nên tình yêu luôn là một chuyện lớn dài lâu, nó chiếm cả trái tim tâm trí họ, sinh lý chỉ là hậu quả của tình yêu. Do đó không lạ gì khi nhiều phụ nữ chỉ muốn sống mãi với tình yêu trong trái tim họ mà không quan tâm đến vấn đề sinh lý cùng thời gian. Vì thế khi ngoại tình thì người phụ nữ đó coi như đã bị chiếm gần như trọn vẹn, có trở về với gia đình thì cũng chỉ là con người trống rỗng, vì tâm lòng họ đã gắn kết với người đàn ông kia rồi, coi như cũng đã mất họ! Tội của họ nặng nề là vậy. Đúng với câu:"gái ham tài, trai ham sắc" mà cha ông chúng ta đã rút ra được.
 Hiển nhiên quan niệm nào cũng chỉ là tương đối, vì mỗi con người là một mầu nhiệm, là một thế giới riêng. Ngày nay, văn minh phát triền, nam nữ bình quyền, con người được đáp ứng thỏa đáng nhiều nhu cầu tinh thần, vật chất, văn minh… nhưng người ta vẫn có thể tha thứ dễ dàng cho người nam hơn là người nữ về chuyện ngoại tình, nghĩa là người ta vẫn muốn người phụ nữ phải chính chuyên, phải đơn phương trung thành tuyệt đối với chồng con. Như những nước Hồi Giáo, vẫn còn trừng phạt nặng nề những phụ nữ ngoại tình bắng cách ném đá, đánh đòn cho tới khi chết. Thật dã man, nhưng chắc chắn còn nhiều hình phạt kinh khủng nữa ở các nơi khác mà chúng ta chưa biết mà thôi.
Còn Thiên Chúa, giới răn của Ngài là:"Chớ dâm dục - Chớ muốn vợ chồng người". Rõ ràng cả nam và nữ đều không được phạm tội bằng hành động hay tư tưởng. Tuy nhiên Ngài lại xót thương và tin vào thiện chí của con người, sẵn sàng cho cơ hội để chừa cải, ăn năn chứ không tiêu diệt tội nhân. Ngài không coi nhẹ tội lỗi và luật pháp nên không bỏ qua, không xét xử cách vô nhân đạo, mà cảm thương, Ngài ban một ơn miễn phí cho tội nhân!

 1."Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi":

-   Thấy Đức Giesu trở lại Đền Thờ, và đông đảo dân chúng đến với Ngài, các kinh sư và người Pharisieu liền đem đến một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình để hỏi Ngài:"Thưa Thầy người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mose truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?"
-   Tin Mừng ghi rõ:"Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người."
-    Nghĩa là họ muốn gài Ngài vào thế bí, tha không được, mà xử cũng không xong!
-    Vì dân Do Thái đang dưới quyền cai trị của đế quốc La Mã, không được quyền kết tội tử hình hay xử tử bất cứ người nào, với tội gì.
-    Nếu Đức Giesu kết tội chết cho tội nhân thì sẽ phản lại chính những điều Ngài rao giảng về sự nhân từ, thương yêu, vị tha và kêu gọi mọi người cùng đối xử với nhau như vậy.
-    Nhưng ở đây tha không được vì như thế thì Ngài sẽ bị tố cáo là phá luật lệ, dung tha một trong những tội nặng nhất, là khuyến khích người ta làm bậy.
-    Như mọi lần, Đức Giesu biết rất rõ âm mưu của họ, nên Ngài không trả lời ngay, mà im lặng, cúi xuống lấy ngón tay nhẹ nhàng viết trên mặt đất.
-   Hiển nhiên thái độ đó làm những người tố cáo bực bội, nóng nảy hỏi liên tục, lúc ấy Ngài mới trả lời: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.”
-    Theo các nhà chú giải Kinh Thánh thì chữ “sạch tội” ở đây chẳng những là không có tội, mà còn có nghĩa là không có một ước muốn tội lỗi nào nữa. Điều này phù hợp với giáo luật của Thiên Chúa: cả hành vi và ước muốn sai trái đều có tội. Nghĩa là nếu tư tưởng không đúng đắn, cũng là phạm tội.
-    Nghe vậy những người tố cáo và cả đám dông dân chúng từ từ bỏ đi hết, từ gìa đến trẻ, chỉ còn lại người phự nữ ngoại tình với nỗi đau khổ tràn đầy cùng sự sợ hãi, và Đức Giesu với một tâm lòng thương xót bao la.
-    Ngài biết rõ thân phận con người ai cũng có tội, công khai hay lén lút, bị lộ hay còn che kín. Và còn biết bao tội xấu xa độc hại chẳng kém gì tội ngoại tình nhưng chưa bị tố cáo mà thôi.
-    Bởi người ta chỉ nhận mình phạm tội khi bị bắt quả tang, còn những tội phạm thầm kín thì họ coi như không có.
-    Thế nên đừng chỉ nhìn bề ngoài, mà hãy nhìn thấu những tình tiết, tâm trạng bên trong, cùng hoàn cảnh, thời gian của nạn nhân mới nên kết luận.
-    Cũng cần nhìn lại sứ mạng của mình để đối xử cách nhân bản, tình người, cảm thông sâu sắc, mở đường giải thoát cho tội nhân.
-    Đừng như các kinh sư và đạo sĩ Do Thái, là những chuyên viên về luật pháp, họ giải quyết mọi khó khăn cho dân chúng cách cứng ngắc theo luật lệ.
-   Họ không ý thức rằng thẩm quyền phải được xây dựng trên tình thương, cảm thông và nhằm mục đích cải hóa người phạm tội, chứ không phải vì vai trò đứng trên người khác, mà vô cảm, thẳng tay trừng trị, không xem xét giúp đỡ tội nhân.
-   Nhiệm vụ của người cầm quyền là tìm hiểu động lực, nguyên nhân, hoàn cảnh chủ quan hay khách quan dẫn đến sai phạm để có hướng chia sẻ, giáo dục.
-   Quan trọng hơn cả là giống như lương y, chỉ có một ước ao cứu giúp người khác, nên phải giúp tội nhân chừa cải, cảnh giác, đề phòng, tránh né cạm bẫy, để trở thành người tốt.
-   Tiếc thay, thời nay vẫn còn nhiều người dùng địa vị để tự cho mình cái quyền kết án, trừng phạt tội nhân, lại cho đó là bảo vệ giữ gìn đạo đức, chân lý. Thật chua chát, thất bại nếu nhân danh Đức Kito mà làm như thế!
-    Những người cầm quyền Do Thái còn coi người phụ nữ ngoại tình này như một dụng cụ để thực hiện ý đồ riêng của họ là tố cáo, loại trừ Đức Giesu.
-    Họ quên rằng con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh của Ngài, là tạo vật vô gía, không được quyền coi như một con vật, một đồ vật, một dụng cụ, dù người đó có tội.
-    Nguyên tắc công bằng là chỉ người vô tội mới được quyền đóan xét lỗi lầm của người khác.
-    Thế nhưng một trong những lỗi lầm phổ biến trong đời sống mà khó bỏ, khó chừa nhất là chúng ta thường đòi hỏi người khác những tiêu chuẩn mà chính mình cũng không đạt được, và kết án người này người nọ về những lỗi lầm mà chính mình cũng mắc phạm.
-    Nên nhớ rằng không thể dựa trên kiến thức để đóan xét người khác, vì ai cũng có tri thức. Mà phải dựa trên sự thành đạt về đạo đức để đóan xét. Nhưng thực tế đời sống, ai là người dám nhận mình đạo đức hoàn thiện?
-    Cuối cùng chỉ còn một mình Thiên Chúa mới có quyền đóan xét, chỉ một mình Ngài là thẩm phán công bằng, nghiêm mình nhất mà thôi.
-   Vậy chúng ta hãy luôn cầu xin Thiên Chúa cho chúng ta ý thức được điều đó để không tranh giành quyền của Ngài và không làm tổn thương anh em.

 2. “Từ nay đừng phạm tội nữa”:
-    Khi mọi người tố cáo người phụ nữ đã bỏ đi hết, Đức Giesu quay lại nói với người phụ nữ rằng:"Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!" 
-     Lời Chúa trong các chúa nhật trước đã an ủi và cho chúng ta niềm tin rằng dù tội lỗi, chúng ta vẫn được Ngài yêu thương tha thứ. Hôm nay Ngài lập lại lần nữa qua hoàn cảnh của người phụ nữ ngoại tình để chúng ta càng thêm can đảm trở về nhà Cha!
-    Thật vậy, thái độ Đức Giesu đến với tội nhân bao giờ cũng nhân hậu, nhẹ nhàng, vì Ngài luôn tin tưởng và yêu thương tội nhân, giúp họ chừa cải, bỏ qua: 
           a)   Cơ hội:
     Đức Giesu không phủ nhận tội lỗi của người phụ nữ ngoại tình, cũng như các tội nhân khác, nhưng Ngài ban một dịp thuận lợi, mội cơ hội khác để họ sửa chữa lỗi lầm, hầu trở nên tốt.
    .  Ngài quan tâm đến một người không những đã sống như thế nào, mà còn có thể trở nên như thế nào nữa.
    . Vi phạm luật pháp luôn luôn là điều quan trọng, nhưng Chúa biết rõ mỗi người đều còn có một tương lai, vì thế ai cũng còn có thể sửa đổi.
     . Nếu lên án thì tội nhân đương nhiên phải chết, không có cơ hội phục thiện, mà bỏ qua thì tội nhân lại tiếp tục phạm lội, cũng là đường cùng. Nên Chúa không lên án, không dung túng tội phạm, mà cho một cơ hội để làm lại cuộc đời, để đừng phạm tội nữa.
        b) Sự thương cảm: Ở đây chúng ta thấy rõ một sự tương phản:
     .  Phía người Do Thái chỉ muốn ném đá tội nhân cho chết đi - còn Đức Giesu muốn cứu sống.
     . Nhóm Do Thái cảm thấy thích thú khi hành quyền kết tội - còn Đức Giesu vui sướng khi hành quyền tha thứ.
     . Ngài nhìn tội nhân bằng tấm lòng cảm thương, phát xuất từ tình yêu - còn nhóm Do Thái nhìn nạn nhân với thái độ ghê tởm, do tự hào về đạo đức của mình.
    Đức Giesu hiểu rõ cuộc đời không đơn giản, như mảnh ruộng, có cả lúa tốt, lúa lép, cỏ lùng và các thứ cỏ độc dại khác lẫn lộn.
     . Tấm lòng con người cũng vậy, có khi tốt lành thánh thiện, cũng có khi xấu xa ác độc - nên sống với nhau phải có cảm thông, xót thương nhau.
      Nên Ngài không đe dọa, không sửa phạt - chỉ an ủi, khích lệ để cứu sống tội nhân.
     . Người ghét, không dung túng cho tội lỗi - nhưng nâng đỡ và xót thương tội nhân.
       c)  Tin vào bản tính con người:
     .  Đức Giesu tin và hy vọng con người sẽ trở nên tốt khi được Ngài trợ giúp.
      .  Ngài ban cho tội nhân niềm hứng khởi để khám phá một điều mà trước đây họ chưa hề thấy, đó là mọi người đều có khả năng trở thành người tốt lành.
      .  Dù phạm tội, nhưng con người vẫn còn một chút lương tâm, bởi thế phải xót thương, tự tin vào mình và tin vào nhau, để ai ai cũng có thể làm lại cuộc đời.
     .  Ý thức được điều này nên xã hội nào cũng có các nhà, các nơi cải huấn tập trung đề giáo dục, cai nghiện, rèn luyện, phục hồi… hầu giảm và thay thế các nhà tù.
      .  Lịch sử các thánh cũng đầy những tội phạm nặng nề dữ dội, nhưng các ngài đã thành công rực rỡ trong việc sửa sai, đổi mới, nhờ vào cơ hội Chúa ban.
       d) Một cảnh cáo:
     .  Lời cuối cùng của Đức Giesu hàm chứa một cảnh cáo quan trọng sau hết, là phải dứt khoát giữa tốt và xấu, giữa đời này và đời sau.
     .  Nghĩa là dù Ngài cho không biết bao cơ hội, nhưng chắc chắn không phải là vô hạn, bởi sự sống con người có hạn. Và đây là vấn đề, là sự thật.
    .  Đúng thế, Ngài đã bắt người phụ nữ ngoại tình này phải lựa chọn hoặc trở về lối cũ hoặc tiến trên con đường mới: "đừng phạm tội nữa!"
     . Thế nên câu chuyện chưa kết thúc, và cũng không dễ dàng chút nào bởi đời sống của người phụ nữ này vẫn còn ở phía trước, chưa chấm dứt.
     . Tuy cách giải quyết của Đức Giesu thật nhẹ nhàng, nhưng đừng coi thường lời cuối cùng ngắn gọn của Ngài, vì nó mới thật đáng sợ, bởi ai có thể không tái phạm, không phạm tội nữa dù tội nhẹ hay tội trọng?!

 Lạy Chúa, xin hướng dẫn những người có quyền hành và cả chúng con trong việc tìm kiếm những phương tiện tốt đẹp hầu cải thiện mức sống vật chất, văn hóa và luân lý cho mọi người giảm được nhiều cơ hội lỗi phạm đến Chúa và anh em.
Cùng cho tất cả biết chân thành tôn trọng các quyền lợi của con người với ý chỉ bảo đảm cho tự do chân chính, một lòng nhiệt thành không bao giờ biết mỏi mệt để giúp đ nhau, đặc biệt người bất hạnh.
Vì Chúa đã không lên án chúng con thì xin Ngài giúp chúng con cũng đừng bao giờ xét đóan anh em của mình. Vì Đức Giesu Kito Chúa chúng con. Amen. (mượn ý)
 Than men,
 M.Goretti duyenky

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét