Cách đơn giản trị thói ăn cắp của
bé
(Thứ
tư, 27/1/2016 –VnExpress.net)
Tiến sĩ Tâm lý Vũ Thị Hương cho biết
các bé không nhận thức được đây là một việc làm tồi tệ, mà chỉ lấy vì tò mò, tự
bù đắp...Bài viết
của chị Vũ Thu Hương, tiến sĩ, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư
phạm Hà Nội chia sẻ cách xử trí khi con ăn cắp.
"Chị ơi, con em ăn cắp. Em khổ quá".
Suốt 10
năm làm tư vấn tâm lý, tôi nhận được vô khối lời tâm sự như vậy từ điện thoại,
tin nhắn, email, mess, inbox.... Đau lòng vì việc này là chuyện bình thường
thôi. Tuy nhiên, tôi nghĩ các bố mẹ hãy bình tâm suy nghĩ lại nhé.
Thực ra,
các bé không nhận thức được đây là một việc làm cực kỳ tồi tệ đâu. Các bé
chiếm đoạt gì đó là vì mấy nguyên nhân sau (có thể là một hoặc vài trong số các
nguyên nhân nhé):
- Cảm thấy
cô đơn, thiếu tình thương nên tìm cách tự bù đắp cho bản thân bằng những thứ
khác.
- Tò mò vì
thấy tiền quá nhiều quyền lực và sức hấp dẫn. Trường hợp này cũng có nguyên
nhân là do các cha mẹ chưa dạy con về tiền, giá trị đồng tiền và các cách sử
dụng đồng tiền.
- Cảm thấy
thèm muốn vật gì đó quá mà mình không thể xin xỏ ai mua cho được. (Nhiều khi bố
mẹ cấm vì nó không có lợi chẳng hạn).
- Tò mò
muốn thử cảm giác cầm tiền và tiêu tiền như bố mẹ xem sao.
Với các
nguyên nhân trên, theo từng thứ, chúng ta sẽ xử trí với các nguyên tắc:
- Không
làm ầm ĩ, la hét, mắng mỏ.
- Không
kết tội con là ăn cắp, đồ tồi.
- Không
tuyệt vọng, mệt mỏi làm cho con hoảng sợ và nghĩ bản thân mình là người tồi tệ
hết thuốc chữa.
Tìm hiểu kỹ càng từng vấn đề, ta sẽ
có cách giải quyết phù hợp:
- Nếu bé
cô đơn, cách xử trí là yêu thương bé hơn, luôn quan tâm tới bé. Xin lỗi nếu
mình làm sai và luôn bao dung với bé (phạt khi có tội nhưng vẫn phải bao dung
nhé, đừng quy kết con, làm nó sợ).
- Nếu vì
thèm muốn vật của người khác thì cần phải dạy con bài về quyền riêng
tư. Và dù bất kể lý do gì, bố mẹ cũng cần cho con biết 2 điều:
1. Kỹ năng sử dụng đồng tiền, giá trị đồng
tiền và những cách kiếm tiền trong phạm vi khả năng của con.
2. Cho con biết về nỗi đau khổ của người
bị mất tiền (đồ).
Kỹ năng
một thì phải học dài dài rồi. Nhưng các cha mẹ chú ý một chút là làm được thôi.
Kỹ năng
thứ 2 thì không có gì khó khăn nếu người mất tiền là chính cha mẹ (nếu không
mất thật thì giả vờ một chút nhé). Khóc thật cay đắng, tâm sự với con (cứ như
bé không phải là người lấy tiền) về nỗi đau đớn và khổ sở khi mất tiền (đồ).
Ví dụ nhé:
- Huhu, mẹ mất tiền rồi, mẹ sẽ không có tiền mua đồ ăn cho con nữa. Tối nay mình đành phải ăn cơm với nước mắm..... Mẹ thương con lắm nhưng đành chịu...
Các cha mẹ nhớ là đã dọa thì phải làm thật. Bữa cơm đó phải không có gì cả chứ không phải là dọa xong rồi lại cho ăn cơm với đầy một mâm thịt cá. Tâm sự thêm với con vài câu chuyện về một ai đó bị bệnh nặng mà còn bị mất tiền... Những điều này sẽ dạy con hiểu là hành động đó rất xấu, rất tồi tệ, tuyệt đối không được làm. Với những thứ con bị cấm mua vì không có lợi cho con, bố mẹ cần giải thích lý do trước khi từ chối.
Ví dụ nhé:
- Huhu, mẹ mất tiền rồi, mẹ sẽ không có tiền mua đồ ăn cho con nữa. Tối nay mình đành phải ăn cơm với nước mắm..... Mẹ thương con lắm nhưng đành chịu...
Các cha mẹ nhớ là đã dọa thì phải làm thật. Bữa cơm đó phải không có gì cả chứ không phải là dọa xong rồi lại cho ăn cơm với đầy một mâm thịt cá. Tâm sự thêm với con vài câu chuyện về một ai đó bị bệnh nặng mà còn bị mất tiền... Những điều này sẽ dạy con hiểu là hành động đó rất xấu, rất tồi tệ, tuyệt đối không được làm. Với những thứ con bị cấm mua vì không có lợi cho con, bố mẹ cần giải thích lý do trước khi từ chối.
Ăn trộm là
việc làm xấu nhưng trẻ không nhận thức được toàn bộ hành vi của mình là xấu tới
mức độ nào. Bình tâm xử lý là con sẽ ngoan. Và cha mẹ cũng cố gắng làm gương
cho con. Tuyệt đối không hôi của hay làm việc gì tương tự như vậy. Luôn rõ
ràng, rành mạch trước việc bảo quản tính riêng tư của người khác nhất là đồ vật
nhé.
Vũ Thu Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét