LIÊN TỤC và THAY ĐỔI
(Thu,
17/03/2016 - Trầm
Thiên Thu)
Liên tục
và thay đổi là các nguyên tắc bổ sung trong Giáo hội Công giáo, nói chung là
vậy. Trong một thực thể sống động, không thể có điều này mà không có điều kia.
Tính liên
tục là quy luật đồng nhất. Nó giữ cho người hoặc vật vẫn là người đó hoặc vật
đó qua thời gian và mọi trường hợp. Sự thay đổi là quy luật sinh khí, cần thiết
để bảo đảm rằng yếu tố đồng nhất vẫn mạnh mẽ và sống động. ĐHY Gioan Henry
Newman nói: “Sống là thay đổi, và sống lâu là thay đổi thường xuyên”.
Thay đổi là canh tân.
Nói chung,
liên tục và thay đổi thực sự là hiển nhiên trong Giáo hội. Mặc dù hai quy luật
hiện hữu trong sự căng thẳng, mãi mãi vẫn cần lẫn nhau. Liên tục mà không thay
đổi là sự lặng lẽ của cái chết; thay đổi mà không liên tục là chuyển động không
bền vững.
Về nhiều
phương diện, sự tranh luận liên tục về ý nghĩa của Công đồng Vatican II – từ
bản chất, sự tranh luận về bản chất của Giáo hội – trở thành việc đánh già mang
tính xung đột về sự liên tục và sự thay đổi. Điều đó đã bắt đầu trước khi Công
đồng Vatican II kết thúc, kéo dài đến ngày nay, chưa có dấu hiệu kết thúc nào.
Vì điều đó
gắn liền với Công đồng, có nhiều cách biểu hiện điểm then chốt của cuộc tranh
luận. Một cách có từ lâu: Ý nghĩa thật của Công đồng Vatican II có trình bày
trong những gì Công đồng đã quyết định và giáo huấn – trong 16 tài liệu – hoặc
Công đồng có tập trung vào một quá trình thay đổi cởi mở mà Công đồng có sức
thúc đẩy mạnh mẽ?
Vài năm
trước, việc tranh luận này đã được ĐGH Biển Đức XVI chú trọng. Trong lần tiếp
kiến Giáo triều Rôma dịp lễ Giáng sinh năm 2005, ngài nói về hai cách chú giải
cổ ngữ Kinh Thánh, hoặc cách dịch của Công đồng Vatican II: Một cách chú giải
về tính không liên tục và sự gián đoạn, và một cách chú giải cải cách… canh tân
về tính liên tục của chủ đề Giáo hội. ĐGH Biển Đức chắc chắn rằng ngài ủng hộ
cách chú giải thứ hai và nói rằng ý nghĩa ban đầu của Công đồng có thể thấy
trong các văn bản Công đồng.
Lạ là
những người chú giải về tính không liên tục và sự gián đoạn trong Giáo hội ngày
nay vẫn có cả ở phe cực hữu và cực tả. Về cánh hữu, hãy cân nhắc phản ứng của
ĐGM Bernard Fellay, trưởng Hiệp hội Thánh Piô X ly khai, về lời mời gọi của ĐGH
đối với các vị lãnh đạo tôn giáo thế giới tham gia nhóm họp liên tín
(interfaith) vì hòa bình ở Assisi trong tháng Mười tới đây: “Assisi sẽ đầy
điều ác… Hiện nay, đâu là sự liên tục? Đâu là sự đổ vỡ?”. Đúng vậy, thực sự
đó là đâu?
Về cánh
tả, chúng ta có các môn đệ của trường phái gọi là Bologna, vị lãnh đạo phái này
là Giuseppe Alberigo đã quá cố, đã chế nhạo bản dịch của Công đồng Vatican II
dực trên “việc hiểu và phê mình các tài
liệu chính thức” trong sách hồi ký Lược sử Công đồng Vatican II (NXB
Orbis).
Theo
Alberigo, tầm quan trọng thực sự của Công đồng Vatican II không tìm thấy trong
những gì đã nói nhưng có trong “sự phóng
túng của thời đại chống cải cách (Counter-Reformation) và Constantine”, với
sự gián đoạn quan điểm và cư xử dòi hỏi. Khỏi cần phải nói, đây là cách nhìn
kiểm soát của bộ sách 5 cuốn “History of Vatican II” (Lịch sử Công
đồng Vatican II) do Alberigo biên soạn (cũng do NXB Orbis, Lm Giuse
Komonchak, biên tập bản Anh ngữ).
Không lâu
trước đây, có một câu về quan điểm này trong cuốn The American Catholic
Revolution (Cách mạng Công giáo Hoa kỳ, NXB Oxford 2010) của Lm Mark Massa, SJ
(Dòng Tên), trưởng khoa thần học tại ĐH Boston. Nếu bạn muốn biết vấn đề sâu xa
thế nào với những người này thì hãy đọc sách của Lm Massa – bạn sẽ rởn tóc gáy.
Lm Massa
viết, những người bảo thủ lãng phí thời gian trong việc nhấn mạnh tính liên tục
giữa Công đồng Vatican II và các vị tiền nhiệm (predecessors). Ngược lại: Không
có ý định nào (chủ yếu là bảo thủ) của người đã kêu gọi họp Công đồng (Thánh GH
Gioan XXIII), hoặc của đại đa số các giám mục Công giáo đã đồng ý cải cách Công
đồng… Lương tâm lịch sử mới đáng quan ngại được tháo mở bởi các cuộc cải cách
của Công đồng không thể dừng lại bởi bất kỳ những gì đơn giản như sự hấp dẫn
đối với ý định của những tham dự viên Công đồng, hoặc một số ngụ ý về quy luật
liên tục theo truyền thống. Nói cách khác: “Được cái đầu thì mất cái đuôi”
(Heads we win, tails you lose).
Sự thay
đổi đang diễn ra như thực tế cơ bản của Giáo hội là đúng khi đặt Công đồng
Vatican II tại một vị trí đặc biệt trong lịch sử mà, đức tin cho chúng ta biết,
sẽ liên tục tới thời điểm cuối cùng. Nhưng ít ra cũng quan trọng là người Công
giáo tin các tín điều chính thức và các quyết định đúng luật của các Công đồng
hiệp thông với ĐGH để có một sức mạnh quy phạm thực sự: Giáo huấn phải được tán
đồng, luật pháp phải được tuân thủ bởi những người muốn hiệp thông với Giáo
hội.
Quan trọng
là Lm Massa, cũng như những người được ngài thuyết phục, đồng ý trích dẫn câu
nói của ĐHY Newman về sự thay đổi, trong khi cùng thời điểm đó giữ im lặng về
lý thuyết phát triển của ĐHY, trong đó tính liên tục là trung tâm điểm. Nhưng
sự liên tục là chủ yếu đối với cách nhìn khả thi của Giáo hoàng vì sự hiện diện
của Chúa Thánh Thần trong huấn giới này, một cơ quan hợp pháp.
Có thể ĐGM
Fellay và Lm Massa cùng tuyên bố thỏa thuận về tính ưu việt của sự thay đổi là
cách giải thích về những gì đã xảy ra từ Công đồng Vatican II (dù có chút quý
giá khác). Trong khi đó, chúng ta cần sống trong cộng đoàn giáo sĩ mà cả tính
liên tục và sự canh tân được nhắc đến nhiều.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ InsideCatholic.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét