MẶC CẢ * MẶC CẢ
Thứ
tư - 17/02/2016
Ngày xưa, tại thành phố Athens (Hy Lạp), có một người cầm đuốc chạy trên khắp
các đường phố. Có người hỏi anh ta cầm đuốc chạy khắp nơi như vậy để làm gì,
anh ta trả lời: “Tôi đi tìm người công chính”. Người ta hỏi anh tìm được
không, anh ta lắc đầu và nói: “Không tìm được!”. Điều đó cho thấy rất
khó tìm được một người công chính, đồng thời nghĩa là thế giới này tội lỗi lắm!
Chắc chắn rằng muốn nên công chính thì phải có đức tin. Nhờ tin mà ông Áp-ram được Thiên Chúa coi là người công chính (St 15:6), và ông được Thiên Chúa đổi tên thành Áp-ra-ham, nghĩa là ông được Thiên Chúa đặt làm cha của vô số dân tộc (St 17:5).
Nói đến “mặc cả” là nói đến việc trả giá hoặc ngã giá khi mua bán. Có sự mặc cả xấu thì cũng có sự mặc cả tốt. Trong cuộc đời, nhiều khi chúng ta đã và đang dám cả gan “mặc cả” với Thiên Chúa, nhưng có khi chúng ta cứ tưởng là cầu nguyện!
Đôi khi chúng ta nghĩ về Thiên Chúa là người rất quan liêu. Khi chúng ta yêu cầu điều gì từ một cơ quan chính quyền, chúng ta đệ đơn theo thứ tự và chờ đến lượt mình. Có đến lượt cũng lâu. Nếu bị từ chối, đệ đơn lại thậm chí càng phải chờ lâu hơn – mỗi nơi chỉ một cửa, nhưng nhiều nơi.
Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta có thể “đệ đơn” trực tiếp với Chúa, không cần qua trung gian. Quả thật, Thiên Chúa quá “bình dân”. Chúng ta nghĩ rồi sẽ được nhận lời. Nhưng câu trả lời của Chúa đôi khi có vẻ huyền bí, như thể điều may mắn xảy ra theo một chuỗi nguyên nhân (theo kiểu luật-nhân-quả).
Trong St 18:20-32, Tổ phụ Abraham đối diện Thiên Chúa với mối quan ngại về điều sẽ xảy ra cho thành Xô-đôm. Abraham hỏi: “Chẳng lẽ ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao?”. Theo sự “mặc cả” của Abraham, Thiên Chúa chấp nhận tha chết cho dân thành Xô-đôm nếu có 50, 45, 40, 30, 20 người lành, thậm chí chỉ có 10 người lành. Và vì 10 người lành đó mà Thiên Chúa sẽ tha bổng cho cả thành. Sau đó Thiên Chúa đi và Abraham trở về nhà.
Đó là huyền nhiệm Tình Chúa dành cho nhân loại, là Lòng Chúa Thương Xót bao la. Đứa con xấu xa nhưng tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ vẫn không ghét bỏ núm ruột của mình. Chính hổ dữ còn chưa ăn thịt con mình kia mà! Chưa thể hiểu hết tình mẫu tử thì chúng ta không thể nào hiểu thấu Tình Chúa. Ngài hết mực yêu thương, không thiên vị, nhưng Ngài cũng rất cương quyết và thẳng thắn, cái nào ra cái nấy, không a dua xua nịnh.
Abraham lễ phép và kính trọng Thiên Chúa, không đòi hỏi hoặc tán tỉnh Ngài, ông chỉ năn nỉ Chúa vì thương dân chúng, ông tin và ông cầu nguyện. Cầu nguyện rất đơn giản: Hướng tâm hồn lên và chân thành tâm sự mọi điều với Thiên Chúa. Abraham không cầu xin Chúa ban điều gì cho mình mà ông cầu xin cho tha nhân, cho những người tội lỗi trong thành Xô-đôm. Đó là cách cầu nguyện liên đới và đầy yêu thương như ý Chúa muốn, vì thế mà rất đẹp lòng Ngài. Và chỉ vì 10 người công chính mà Thiên Chúa nhân từ sẵn sàng thương xót và tha thứ cho cả thành Xô-đôm.
Trong Phúc âm, Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ cách cầu nguyện khi một trong các tông đồ nói: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1). Và Ngài đã dạy lời cầu nguyện “tiêu chuẩn” nhất: Kinh Lạy Cha. Trong đó có mọi thứ con người mong muốn. Lương thực hằng ngày, sự tha thứ và sống tốt lành là những vấn đề “nóng” của cuộc đời, nói chung là cũng như các vấn đề Tổ phụ Abraham đã nêu. Bài học yêu thương không chỉ tóm gọn trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu còn dạy chúng ta đối xử với Thiên Chúa như một con người.
Trong trình thuật Lc 11:1-13, Chúa Giêsu so sánh lời cầu nguyện như việc đánh thức người bạn vào ban đêm để hỏi đồ ăn. Người đó dù không vì tình bạn thì cũng vì bị quấy rầy và vì sự lì lợm mà sẽ cho chúng ta những gì chúng ta cần. Abraham cũng đã xin đi xin lại mãi một điều. Đó là bí quyết cầu nguyện: Kiên trì cầu nguyện liên lỉ. Thánh Augustinô nói: “Bao lâu chúng ta chưa thôi cầu nguyện là dấu chắc chắn Chúa đang thương”. Chúa Giêsu đã xác định: “Xin sẽ được, tìm sẽ thấy, gõ sẽ mở” (Mt 7:7-8; Lc 11:9-10). Xin không được, tìm không thấy, gõ không mở là lỗi của chúng ta!
Đối với điều chúng ta xin, Thiên Chúa không “quan liêu” theo kiểu CHO hay KHÔNG CHO – ngày nay thường gọi là “Xin – Cho”, nhưng Ngài muốn liên hệ với chúng ta. Mọi mối quan hệ giữa con người với nhau đều đòi hỏi lòng chân thật. Nhưng mối quan hệ giữa Thiên Chúa với chúng ta có vẻ như… thiếu thực tế. Thật vậy, nhiều lần chúng ta xin mãi không được, tìm riết không thấy, gõ cửa hoài không mở, có thể do chúng ta “ngã giá” với Ngài chỉ vì chúng ta ích kỷ, chỉ yêu bản thân mình, vì tư lợi chứ không vì công ích, coi ý mình hơn ý Chúa.
Chúa Giêsu đã minh chứng: “Ai trong anh em là một người cha mà khi con xin cá lại cho rắn, xin trứng lại cho bò cạp? Nếu anh em là những kẻ xấu mà còn biết cho con mình của tốt, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Lc 11:11-12; Mt 7:9-10).
Tác giả Tv 138 đã thốt lên: “Khi con kêu cầu, Chúa thương đáp lại; Chúa cao cả nhưng vẫn đoái nhìn kẻ thấp hèn”. Còn Thánh Phaolô quả quyết: “Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta. Người đã xóa sổ nợ bất lợi cho chúng ta” (Cl 2:13-14).
Thiên Chúa không là người nói theo nghĩa đen, Ngài thấu suốt mọi điều dù chúng ta mới thoáng nghĩ. Ngài sẽ ban cho chúng ta công việc mà chúng ta cần, cơ hội mà chúng ta muốn, sự tự do và tình yêu khả dĩ cứu vớt tha nhân. Là Cha nhân lành, chắc chắn Ngài sẽ ban cho chúng ta những gì chúng ta cần. Đó là niềm xác tín.
Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu chia sẻ kinh nghiệm: “Muốn làm đẹp lòng Chúa, làm say mê Chúa, không khó gì, chỉ cần yêu Chúa và quên mình đi, đừng quá xét nét đến tội lỗi của mình. Một cái nhìn lên Chúa và nhận biết sự khốn hèn của mình là đền bù được tất cả”. Khi chúng ta thực sự “đầu hàng”, chân nhận Ngài là Cứu Cánh và chấp nhận mình yếu đuối, như Saolê ngã ngựa trên đường Damascus, thì Ngài sẽ ra tay độ trì. Vâng, “thời gian là lúc Chúa chờ đợi để ăn xin tình yêu của chúng ta” (Simone Weil, tiểu thuyết gia Do thái, người Công giáo).
Ai cũng là tội nhân và luôn rất cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, vì “tất cả chúng ta đều phạm tội, ngay cả các tâm hồn đạo đức cũng chỉ chập chững tìm về Nhà Chúa qua con đường tội lỗi và thứ tha” (Thánh Y-nhã). Thiên Chúa luôn thấu hiểu, thông cảm và chấp nhận sự “mặc cả” của chúng ta.
Lạy Chúa, chúng con luôn bất túc và bất trác, thế nên chúng con luôn cần Chúa, và chúng con luôn vững tin có Ngài ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28:20). Xin cảm tạ Tình Chúa huyền diệu. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Chắc chắn rằng muốn nên công chính thì phải có đức tin. Nhờ tin mà ông Áp-ram được Thiên Chúa coi là người công chính (St 15:6), và ông được Thiên Chúa đổi tên thành Áp-ra-ham, nghĩa là ông được Thiên Chúa đặt làm cha của vô số dân tộc (St 17:5).
Nói đến “mặc cả” là nói đến việc trả giá hoặc ngã giá khi mua bán. Có sự mặc cả xấu thì cũng có sự mặc cả tốt. Trong cuộc đời, nhiều khi chúng ta đã và đang dám cả gan “mặc cả” với Thiên Chúa, nhưng có khi chúng ta cứ tưởng là cầu nguyện!
Đôi khi chúng ta nghĩ về Thiên Chúa là người rất quan liêu. Khi chúng ta yêu cầu điều gì từ một cơ quan chính quyền, chúng ta đệ đơn theo thứ tự và chờ đến lượt mình. Có đến lượt cũng lâu. Nếu bị từ chối, đệ đơn lại thậm chí càng phải chờ lâu hơn – mỗi nơi chỉ một cửa, nhưng nhiều nơi.
Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta có thể “đệ đơn” trực tiếp với Chúa, không cần qua trung gian. Quả thật, Thiên Chúa quá “bình dân”. Chúng ta nghĩ rồi sẽ được nhận lời. Nhưng câu trả lời của Chúa đôi khi có vẻ huyền bí, như thể điều may mắn xảy ra theo một chuỗi nguyên nhân (theo kiểu luật-nhân-quả).
Trong St 18:20-32, Tổ phụ Abraham đối diện Thiên Chúa với mối quan ngại về điều sẽ xảy ra cho thành Xô-đôm. Abraham hỏi: “Chẳng lẽ ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao?”. Theo sự “mặc cả” của Abraham, Thiên Chúa chấp nhận tha chết cho dân thành Xô-đôm nếu có 50, 45, 40, 30, 20 người lành, thậm chí chỉ có 10 người lành. Và vì 10 người lành đó mà Thiên Chúa sẽ tha bổng cho cả thành. Sau đó Thiên Chúa đi và Abraham trở về nhà.
Đó là huyền nhiệm Tình Chúa dành cho nhân loại, là Lòng Chúa Thương Xót bao la. Đứa con xấu xa nhưng tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ vẫn không ghét bỏ núm ruột của mình. Chính hổ dữ còn chưa ăn thịt con mình kia mà! Chưa thể hiểu hết tình mẫu tử thì chúng ta không thể nào hiểu thấu Tình Chúa. Ngài hết mực yêu thương, không thiên vị, nhưng Ngài cũng rất cương quyết và thẳng thắn, cái nào ra cái nấy, không a dua xua nịnh.
Abraham lễ phép và kính trọng Thiên Chúa, không đòi hỏi hoặc tán tỉnh Ngài, ông chỉ năn nỉ Chúa vì thương dân chúng, ông tin và ông cầu nguyện. Cầu nguyện rất đơn giản: Hướng tâm hồn lên và chân thành tâm sự mọi điều với Thiên Chúa. Abraham không cầu xin Chúa ban điều gì cho mình mà ông cầu xin cho tha nhân, cho những người tội lỗi trong thành Xô-đôm. Đó là cách cầu nguyện liên đới và đầy yêu thương như ý Chúa muốn, vì thế mà rất đẹp lòng Ngài. Và chỉ vì 10 người công chính mà Thiên Chúa nhân từ sẵn sàng thương xót và tha thứ cho cả thành Xô-đôm.
Trong Phúc âm, Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ cách cầu nguyện khi một trong các tông đồ nói: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1). Và Ngài đã dạy lời cầu nguyện “tiêu chuẩn” nhất: Kinh Lạy Cha. Trong đó có mọi thứ con người mong muốn. Lương thực hằng ngày, sự tha thứ và sống tốt lành là những vấn đề “nóng” của cuộc đời, nói chung là cũng như các vấn đề Tổ phụ Abraham đã nêu. Bài học yêu thương không chỉ tóm gọn trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu còn dạy chúng ta đối xử với Thiên Chúa như một con người.
Trong trình thuật Lc 11:1-13, Chúa Giêsu so sánh lời cầu nguyện như việc đánh thức người bạn vào ban đêm để hỏi đồ ăn. Người đó dù không vì tình bạn thì cũng vì bị quấy rầy và vì sự lì lợm mà sẽ cho chúng ta những gì chúng ta cần. Abraham cũng đã xin đi xin lại mãi một điều. Đó là bí quyết cầu nguyện: Kiên trì cầu nguyện liên lỉ. Thánh Augustinô nói: “Bao lâu chúng ta chưa thôi cầu nguyện là dấu chắc chắn Chúa đang thương”. Chúa Giêsu đã xác định: “Xin sẽ được, tìm sẽ thấy, gõ sẽ mở” (Mt 7:7-8; Lc 11:9-10). Xin không được, tìm không thấy, gõ không mở là lỗi của chúng ta!
Đối với điều chúng ta xin, Thiên Chúa không “quan liêu” theo kiểu CHO hay KHÔNG CHO – ngày nay thường gọi là “Xin – Cho”, nhưng Ngài muốn liên hệ với chúng ta. Mọi mối quan hệ giữa con người với nhau đều đòi hỏi lòng chân thật. Nhưng mối quan hệ giữa Thiên Chúa với chúng ta có vẻ như… thiếu thực tế. Thật vậy, nhiều lần chúng ta xin mãi không được, tìm riết không thấy, gõ cửa hoài không mở, có thể do chúng ta “ngã giá” với Ngài chỉ vì chúng ta ích kỷ, chỉ yêu bản thân mình, vì tư lợi chứ không vì công ích, coi ý mình hơn ý Chúa.
Chúa Giêsu đã minh chứng: “Ai trong anh em là một người cha mà khi con xin cá lại cho rắn, xin trứng lại cho bò cạp? Nếu anh em là những kẻ xấu mà còn biết cho con mình của tốt, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Lc 11:11-12; Mt 7:9-10).
Tác giả Tv 138 đã thốt lên: “Khi con kêu cầu, Chúa thương đáp lại; Chúa cao cả nhưng vẫn đoái nhìn kẻ thấp hèn”. Còn Thánh Phaolô quả quyết: “Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta. Người đã xóa sổ nợ bất lợi cho chúng ta” (Cl 2:13-14).
Thiên Chúa không là người nói theo nghĩa đen, Ngài thấu suốt mọi điều dù chúng ta mới thoáng nghĩ. Ngài sẽ ban cho chúng ta công việc mà chúng ta cần, cơ hội mà chúng ta muốn, sự tự do và tình yêu khả dĩ cứu vớt tha nhân. Là Cha nhân lành, chắc chắn Ngài sẽ ban cho chúng ta những gì chúng ta cần. Đó là niềm xác tín.
Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu chia sẻ kinh nghiệm: “Muốn làm đẹp lòng Chúa, làm say mê Chúa, không khó gì, chỉ cần yêu Chúa và quên mình đi, đừng quá xét nét đến tội lỗi của mình. Một cái nhìn lên Chúa và nhận biết sự khốn hèn của mình là đền bù được tất cả”. Khi chúng ta thực sự “đầu hàng”, chân nhận Ngài là Cứu Cánh và chấp nhận mình yếu đuối, như Saolê ngã ngựa trên đường Damascus, thì Ngài sẽ ra tay độ trì. Vâng, “thời gian là lúc Chúa chờ đợi để ăn xin tình yêu của chúng ta” (Simone Weil, tiểu thuyết gia Do thái, người Công giáo).
Ai cũng là tội nhân và luôn rất cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, vì “tất cả chúng ta đều phạm tội, ngay cả các tâm hồn đạo đức cũng chỉ chập chững tìm về Nhà Chúa qua con đường tội lỗi và thứ tha” (Thánh Y-nhã). Thiên Chúa luôn thấu hiểu, thông cảm và chấp nhận sự “mặc cả” của chúng ta.
Lạy Chúa, chúng con luôn bất túc và bất trác, thế nên chúng con luôn cần Chúa, và chúng con luôn vững tin có Ngài ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28:20). Xin cảm tạ Tình Chúa huyền diệu. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét